STB phân chia quyền lực -- mọi người cần quan tâm nà

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kevin030289, 19/07/2011.

3489 người đang online, trong đó có 333 thành viên. 19:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 208 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. kevin030289

    kevin030289 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/11/2010
    Đã được thích:
    0
    Giới đầu tư tài chính chuyên nghiệp đang xôn xao bàn luận về việc có một nhóm cổ đông bên ngoài đã sở hữu một tỷ lệ lớn cổ phiếu Sacombank (STB). Tuy nhiên, đây là thương vụ đầu tư tài chính đơn thuần hay mua thâu tóm là câu hỏi phải chờ thời gian trả lời.
    Tỷ lệ mua gom là bao nhiêu?
    Theo báo chí tuần trước đó đưa tin thì nhóm cổ đông mua gom cổ phiếu STB đã sở hữu 17 - 18% cổ phần STB, nhưng những thông tin trên thị trường cuối tuần qua lại nhắc đến con số xấp xỉ 30% cổ phần STB đã có trong tài khoản của nhóm cổ đông này. Và nhóm này đã đạt được thỏa thuận với một ngân hàng lớn hỗ trợ tài chính mua tiếp 10% STB nữa.
    Liệu thông tin này có "cường điệu" quá hay không? Vốn điều lệ của STB là 9.179 tỷ đồng. Để sở hữu 30% vốn điều lệ, với mức giá bình quân giả định là 15.000 đồng/CP, nhóm cổ đông này phải bỏ ra khoảng 4.500 tỷ đồng. Một con số không nhỏ. Nhưng nhóm cổ đông này gắn với một nhân vật là “đại gia” bất động sản, người chưa bao giờ có tên trong bảng xếp hạng người giàu trên sàn chứng khoán, nhưng lại rất nổi tiếng ở TP. HCM, nên tiền có khi không phải là vấn đề lớn, nhất là khi các đại gia liên kết với nhau trong thương vụ này. Thực tế, giá mua có thể thấp hơn do cổ phiếu STB đã có những chuỗi ngày dài lình xình ở mức giá thấp dưới 15.000 đồng/CP và cổ đông lớn có khả năng tạo sóng để giảm giá vốn mua STB.
    Thực hư tỷ lệ sở hữu STB của nhóm cổ đông mới này hiện chưa có xác nhận chính thức, nhưng việc họ mua gom được một tỷ lệ nhất định STB không phải tin đồn.
    Vì sao là STB?
    Trước hết, STB là ngân hàng có mức độ đại chúng lớn. Sau nhiều lần tăng vốn điều lệ và thoái vốn của các cổ đông lớn, nhóm cổ đông liên quan đến Chủ tịch STB, ông Đặng Văn Thành nắm giữ trên 183 triệu cổ phiếu, tương đương trên 20%. Một số cổ đông pháp nhân tại STB như Dragon Capital nắm giữ khoảng 8,5% và ANZ nắm giữ 10%, REE giữ khoảng 4%, trong đó ANZ đã uỷ quyền quản lý cổ phần cho ông Thành.
    Việc ANZ ủy quyền sở hữu cho ông Thành đang bị nhiều NĐT nghi ngờ về tính chắc chắn, vì bên ủy quyền có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Còn Dragon Capital đã lên tiếng không có bình luận gì liên quan đến cổ phiếu STB.
    Bà Nguyễn Thị Mai Thanh, Chủ tịch HĐQT REE cho biết, Công ty đã nhận được lời đề nghị mua lại toàn bộ cổ phiếu STB, nhưng HĐQT REE đã thống nhất chủ trương coi STB là một khoản đầu tư dài hạn. "Nếu đối tác nào đó trả một mức giá quá hời, có thể chúng tôi sẽ suy nghĩ lại, nhưng điều đó chưa xảy ra", bà Thanh nói. Bình luận về việc có một nhóm cổ đông bên ngoài mua gom số lượng lớn STB, bà Thanh cho rằng: "Với một món hàng tốt thì người ta mua là bình thường và khi sở hữu một tỷ lệ lớn, họ muốn tham gia vào điều hành là đương nhiên".
    Nhìn từ góc độ đầu tư tài chính, cổ phiếu STB đang giao dịch thấp hơn giá trị sổ sách. Nếu tham gia điều hành STB, nhóm cổ đông mới có quyền nhất định trong việc sử dụng nguồn lực của ngân hàng này.
    Tính đến 31/3/2011, số dư vốn huy động của STB đạt 123.761 tỷ đồng và tổng tài sản năm nay dự kiến đạt khoảng 160.000 tỷ đồng, tăng gần 12% so với cuối năm 2010. Bỏ ra vài nghìn tỷ đồng để có một phần quyền quyết định trong việc sử dụng hàng nghìn tỷ đồng vốn huy động và tài sản của STB có lẽ là mục tiêu của nhóm NĐT đang gom cổ phiếu này.
    Nếu như Công ty Sacomreal được hưởng lợi thế có Sacombank đứng đằng sau thì rất có thể, nguồn lực của STB sẽ được ưu tiên cho các dự án của nhóm cổ đông mới nếu nhóm này có chân trong HĐQT. Đây là một lợi ích được tính đến nếu việc sở hữu một khối lượng lớn cổ phiếu STB không đơn thuần chỉ là đầu tư tài chính.
    STB có cần phòng thủ?
    Với tỷ sở hữu hiện tại, gia đình Chủ tịch Thành vẫn là trụ cột không thể thay thế của STB. Giả định rằng, nếu nhóm cổ đông mới muốn thâu tóm thì việc gạt Chủ tịch đương nhiệm không dễ như những cuộc đổi ngôi mà nhóm cổ đông Bình Thiên An từng thực hiện ở một vài công ty thời gian vừa qua.
    Trong điều kiện hiện nay, việc củng cố tỷ lệ sở hữu ở STB của cổ đông sáng lập là biện pháp cần thiết. Chuyển sở hữu của thành viên trong gia đình ông Thành sang Công ty Thành Thành Công mang lại một số lợi ích nhất định.
    Đúng như ông Thành nói, Thành Thành Công sẽ được chuyển thành công ty đầu tư tài chính để chuyên nghiệp hơn. Nhiều đại gia có xu hướng chuyển tài sản của cá nhân và gia đình về một công ty TNHH hoặc cổ phần (danh nghĩa) để thuận lợi trong quản lý. Công ty được khấu trừ thuế nếu thua lỗ và được tính các chi phí đầu tư khác như thuê luật sư, môi giới…, còn cá nhân vẫn phải nộp thuế khi giao dịch dù lời hay lỗ và khó hạch toán chi phí liên quan.
    Một cách phòng thủ nữa là cổ đông sáng lập STB cần tranh thủ sự ủng hộ của cổ đông lớn khác. Vì thế mà quá trình điều hành quản trị sẽ công khai minh bạch hơn, chiến lược phát triển phải điều chỉnh kịp thời hơn để nhận được sự ủng hộ của các cổ đông lớn.
    Suy cho cùng, điều này cũng sẽ tốt cho STB nếu việc phải chia sẻ quyền lực với một nhóm cổ đông mới hay nguy cơ bị thâu tóm có khả năng tạo ra áp lực này.
    Theo Thu Hương
    ĐTCK

    http://cafef.vn/2011071804485949CA31/sacombank-va-nguy-co-bi-chia-se-quyen-luc.chn

    :-*:-*:-*:-*:-*:-*:-*

Chia sẻ trang này