STB sàn HO, ACB và KLS sàn HA sẽ mang lại niềm vui thúc đẩy TT vào chu kỳ hồi phục!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi buocnhay, 24/02/2008.

3166 người đang online, trong đó có 297 thành viên. 07:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 2522 lượt đọc và 40 bài trả lời
  1. buocnhay

    buocnhay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Đã được thích:
    0
    STB sàn HO, ACB và KLS sàn HA sẽ mang lại niềm vui thúc đẩy TT vào chu kỳ hồi phục!

    Ngày mai các pác nhìn lượng giao dịch của 3 em này nhé. Tín hiệu đã được phát ra từ hôm thứ 6 vừa rồi . Chắc chắc 3 em này ngày mai CE . Chúc mừng các pác đã kiên gan chịu đựng sự suy giảm mạnh vừa rồi và chúc mừng các pác đã nhập hàng hôm thứ 6 ( đầu giờ ) . buocnhay rất tin tưởng vào dợt hồi phục và tiến trình UPTREN mới của VNI và HA đợt này. Ngày mai những ánh mắt vui và những nụ cười sẽ hiển hiện rõ trên tất cả các nhà đầu tư .
    Xin có vài lời chia sẻ và xin được nâng
  2. buocnhay

    buocnhay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Nhà đầu tư nước ngoài trong tuần thứ hai sau tết Mậu Tý tăng gấp đôi lượng chứng khoán mua vào, trong bối cảnh thị trường tụt dốc không phanh, VN-Index phá vỡ tất cả các ngưỡng hỗ trợ được dự báo và các nhà đầu tư trong nước ồ ạt bán tháo.

    Trong tuần từ 18 đến 22/2, nhà đầu tư nước ngoài đã mua gần 5 triệu chứng khoán, với tổng số tiền hơn 392 tỷ đồng, tăng so với mức 230 tỷ đồng tuần trước.

    Động thái mua vào của nhà đầu tư nước ngoài diễn ra khi chỉ số VN-Index giảm tới hơn 17% (mất 128,93 điểm so với cuối tuần trước) qua 5 phiên giao dịch và hiện đã đứng ở mức thấp nhất trong vòng hơn 1 năm qua, chỉ còn 687,1 điểm.

    Thị trường đã trải qua một tuần giao dịch u ám với không khí lo lắng, xen lẫn hoảng sợ bao trùm. Vội vã tháo chạy, nhiều nhà đầu tư ồ ạt đặt lệnh bán giá sàn, nhằm vớt vát chút vốn. Bảng giao dịch nhiều phiên rực đỏ, không có nổi một cổ phiếu tăng giá.

    ?oĐiều chúng ta nhìn thấy ở thị trường là nhà đầu tư trong nước đang tăng bán chứng khoán một cách hoảng loạn. Trái ngược với động thái này là sự tăng mua đáng kể của các nhà đầu tư nước ngoài?, Giám đốc phụ trách giao dịch thuộc Công ty Chứng khoán Mê Công Dickon Verey nhận định.

    Theo ông Dickon, tỷ suất giá trên lợi nhuận (P/E) đã giảm so với cách đây hai tháng, hiện gấp 20 lần mức lợi nhuận trung bình năm 2007. ?oBản thân chúng tôi nhìn thị trường bình tĩnh hơn, theo dự đoán của chúng tôi thì mức P/E như hiện nay cho thấy giá cổ phiếu đang rất hợp lý,? ông Dickon nói.

    Đồng quan điểm với ông Dickon, Trưởng phòng Tư vấn Công ty Chứng khoán Vina (Vina Securities) Hoàng Vũ Bình cho rằng một số nhà đầu tư nhận định đây là thời điểm để mua vào. Tuy nhiên, ông không đưa ra dự đoán về xu hướng thị trường mà cho rằng khó có thể nhìn nhận thị trường chính xác ở thời điểm này.

    Giám đốc phụ trách giao dịch Công ty Chứng khoán Mê Công Dickon thì cho rằng nhà đầu tư nước ngoài sẽ còn tiếp tục mua vào và ?onhu cầu của họ đối với cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam chắc chắn không phải là vấn đề phải bàn cãi nữa?.

    Ông Dickon dự đoán thị trường sẽ có biến động nhưng theo hướng hồi phục. ?oChúng tôi dự đoán Vn-Index có thể sẽ đi xuống 650 điểm nhưng tôi hy vọng chỉ số này sẽ hồi phục lên 800 đến 850 điểm. Đây sẽ là kết quả của lượng mua vào mạnh mẽ của nhà đầu tư trong nước và kế hoạch mua bền vững của nhà đầu tư nước ngoài,? ông Dickon nhận xét.
  3. buocnhay

    buocnhay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Nhà đầu tư nước ngoài mạnh tay gom blue-chips


    - Thị trường đang đi xuống, nhưng khối ngoại lại tích cực mua vào, trái ngược với hành động của các nhà đầu tư trong nước.

    Ngày
    HoSE
    HaSTC

    Mua vào
    Bán ra
    Mua vào
    Bán ra

    18/2
    659.120
    212.200
    32.900
    23.300

    19/2
    327.150
    320.000
    68.600
    33.100

    20/2
    1.171.860
    323.710
    156.300
    56.100

    21/2
    1.510.520
    79.140
    192.500
    1.500

    22/2
    1.314.380
    1.392.000
    115.500
    31.000

    Tổng
    4.983.030
    2.327.050
    565.800
    145.000



    Sở GDCK TP Hồ Chí Minh:

    Top 5 mua vào
    Top 5 bán ra

    MCK
    Khối lượng
    MCK
    Khối lượng

    PPC
    910.390
    PPC
    437.920

    DPM
    810.580
    TTF
    340.000

    VNM
    387.810
    VNM
    273.490

    PVD
    283.890
    VIP
    204.530

    FPT
    184.130
    PVD
    177.210


    Về giao dịch khớp lệnh, lượng mua vào đạt gần 5 triệu đơn vị với 3 phiên có lượng mua đạt hơn 1 triệu đơn vị/phiên. Trong bốn phiên đầu tuần, lượng bán đều nhỏ hơn lượng mua, lượng bán ra hầu như không đáng kể. Đặc biêt, ngày 21/2, lượng bán ra của khối ngoại chỉ đạt chưa đầy 80 nghìn trong khi lượng mua vào lên tới hơn 1,5 triệu đơn vị.

    Tuy nhiên, phiên cuối tuần dù lượng mua vẫn giữ được mức cao nhưng lượng bán lại tăng đột biến lên gần 1,4 triệu đơn vị - vượt qua lượng mua vào. Các cổ phiếu lớn được ồ ạt bán ra với lượng lớn như PPC, DPM, PVD.

    Nhìn chung trong cả tuần, xu hướng mua vào vẫn thắng thế. Đa số các blue-chip được khối ngoại mua vào nhiều hơn bán ra. PPC tiếp tục đứng đầu cả phía mua và bán với khối lượng lần lượt là 910.390 và 437.920cp; tuy nhiên, DPM lại đứng đầu về lượng mua ròng với hơn 800 nghìn cổ phiếu. Khối ngoại bán giao dịch khá mạnh cổ phiếu lên sàn trong tuần - TTFvới 340.000cp được bán ra và 124.800cp được mua vào.

    Một điểm đáng chú ý là khối ngoại giao dịch trái phiếu rất mạnh. Họ mua vào 19,328 triệu trái phiếu với giá trị 1.984,6 tỷ đồng; bán ra 7,8 triệu trái phiếu với giá trị 802 tỷ đồng. Đây là động thái thường thấy của khối ngoại khi thị trường có những phiên giao dịch cổ phiếu ảm đạm.

    Trung tâm GDCK Hà Nội:

    Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài tăng so với tuần trước. Tổng cộng họ đã mua vào 565.000 đơn vị và bán ra 145.000 đơn vị. Giao dịch của khối ngoại vẫn chỉ tập trung vào một số mã như PVI, NTP, BMI, PLC.

    Top mua vào
    Top bán ra

    MCK
    Khối lượng
    MCK
    Khối lượng

    NTP
    267.700
    PVI
    30.000

    PLC
    46.600
    NTP
    15.000

    PVC
    45.000
    NBC
    13.100

    NBC
    35.300
    POT
    12.400

    BMI
    32.100
    BVS
    8.500


  4. TrendVsTrap

    TrendVsTrap Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2007
    Đã được thích:
    0
    CẬP NHẬT: 22/02/2008 02:39:01 (GMT+7)

    Chính thức cho phép mua cổ phần bằng ngoại tệ

    [​IMG]

    Minh Đức


    Văn phòng Chính phủ vừa có công văn truyền đạt ý kiến của Thủ tướng liên quan đến việc thanh toán tiền mua cổ phần bằng ngoại tệ.

    Cụ thể, ngày 20/2, Văn phòng Chính phủ đã có Công văn số 1061/VPCP-KTTH trả lời đề nghị của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PetroVietnam) tại công văn số 705/DKVN-HĐQT ngày 25/1/2008 về việc cho phép nhà đầu tư Morgan Stanley Internationl Holdings Inc (MSIHI) thanh toán tiền mua cổ phần của Công ty Tài chính Dầu khí (PVFC) bằng đô la Mỹ (USD).

    Công văn trên cho biết Thủ tướng Chính phủ đồng ý việc nhà đầu tư nước ngoài là Morgan Stanley Internationl Holdings Inc (MSIHI) được thanh toán tiền mua cổ phần PVFC bằng đồng USD.

    Đáng chú ý là Thủ tướng cũng chính thức giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì cùng với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan có quy định về việc thanh toán tiền mua cổ phần bằng ngoại tệ của các nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia mua cổ phần của doanh nghiệp Nhà nước nói chung.

    Trước đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã có kiến nghị liên quan
    , thị trường cũng chờ đợi cơ chế cho phép nhà đầu tư nước ngoài được thanh toán bằng ngoại tệ khi mua cổ phần doanh nghiệp Việt Nam.

    Trong bối cảnh thị trường chứng khoán suy giảm, đây là thông tin tích cực, thêm hy vọng khắc phục trong khó khăn quy đổi từ ngoại tệ sang VND trong thời gian qua và hứa hẹn tạo thêm thuận lợi trong thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.


    -----------------------------------------------------


    Tiền lệ PVFC này sẽ mở đầu một thời kỳ mới cho các cuộc IPO ở VN. Trong ngắn hạn thì đây là một thông tin tốt cho TTCK, vì nguồn VND mà các quỹ ngoại đang nắm giữ sẽ không bị áp lực giải ngân vào các đợt IPO lớn sắp tới, vì thế, cứ cp nào dưới giá trị thực thì trường phái đầu tư giá trị sẽ hốt vào.

    Còn trong trung hạn và dài hạn, đây là một tiền đề quan trọng cho sự phát triển bền vững, vì ngoài việc giảm áp lực đổi VND cho nước ngoài khi đầu tư vào VN, biện pháp này còn giúp các doanh nghiệp có cơ hội đầu tư vốn IPO để sắm sửa máy móc thiết bị (vốn phần lớn phải nhập từ nước ngoài) mà không cần đổi VND ra USD, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (gởi đi nước ngoài đào tạo, bồi dưỡng, tu nghiệp, thue mướn chuyên gia, ...), tức là nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp IPO.

    Điểm yếu của giải pháp này chính là việc các quỹ ta sợ địch không lại về vốn khi tây lông dùng USD để lấy thịt đè người, nhưng thực ra đây chỉ là quan ngại mơ hồ thôi, vì thực tế từng cty IPO sẽ có tỉ lệ bán bằng USD cụ thể chứ không phải tự do (đó là điều chắc chắn) mà tuỳ nhu cầu đầu tư vào đâu của doanh nghiệp.

    Tóm lại, việc tạo tiền lệ cho ndtnn mua IPO của PVFC bằng USD là một thông tin tốt cho sự phát triển lâu dài của TTCK VN. Các khủng long tiếp theo tuỳ theo kế hoạch phát triển doanh nghiệp sau IPO mà sẽ đưa ra tỉ lệ bán IPO bằng USD tương ứng.



    Được TrendVsTrap sửa chữa / chuyển vào 09:47 ngày 25/02/2008
  5. buocnhay

    buocnhay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Nếu mai TT đúng như những nhận định của buocnhay các pác Vote nhiều sao cho tôi nha. Cám ơn tất cả các pác . Ngày mai lượng mua nhiều dư bán = 0 .
  6. buocnhay

    buocnhay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Chứng khoán Mỹ kết thúc phiên giao dịch vừa qua đã tiếp tục bùng lên mãnh liệt chỉ trong khoảng thời gian ngắn ngủi khoảng 30 phút cuối phiên, khép lại một tuần thăng trầm đầy cảm xúc hồi hộp lo âu.

    Cả tuần nay, tin tức tiêu cực với chứng khoán Mỹ cứ liên tiếp xuất hiện hoặc bị nhấn mạnh thêm với những biến động trên các thị trường liên đới.

    Giá dầu thế giới đã đột ngột tăng rất mạnh sau khi có thông tin xấu đe dọa tới nguồn cung dầu toàn cầu và tiếp tục tăng để lập kỷ lục mới trong phiên vừa qua.

    Rồi giá vàng thế giới vẫn đang tăng rất mãnh liệt và liên tục đạt những kỷ lục cao mới về giá. Tất cả dường như muốn nhận chìm tất cả các cổ phiếu.

    Chỉ tới ngày giao dịch cuối tuần thì chứng khoán Mỹ mới có được phiên tăng điểm rất mạnh, nhờ hiệu ứng của những tác động khá mạnh đang ngấm dần cũng như một số động thái mới.

    Tin tốt ngấm dần phải kể tới việc trước đó, Chủ tịch Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Ben Bernanke và Bộ trưởng Tài chính Mỹ Henry Paulson vừa đưa ra một nhận định rất được giới đầu tư toàn cầu quan tâm, rằng nền kinh tế Mỹ sẽ không rơi vào suy thoái.
  7. buocnhay

    buocnhay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Thị trường chứng khoán sẽ đi lên

    Liệu khi thị trường bất động sản đang khó khăn nguồn vốn như hiện nay thì các nhà đầu tư có chạy sang chứng khoán không, thưa ông?

    Thực ra câu trả lời nằm ở hai góc độ khác nhau. Thứ nhất, lượng tiền bổ sung được tái tạo từ hoạt động kinh doanh sẽ được phân bổ vào đâu trong rổ tài sản xã hội. Thứ hai, lượng tiền khác từ bên ngoài nền kinh tế như kiều hối, đầu tư gián tiếp... sẽ lựa chọn lợi suất để chảy vào.

    Việc liên thông giữa thị trường tín dụng, bất động sản và chứng khoán bắt đầu hình thành từ năm 2005 và đột ngột mạnh lên từ quý I-2007. Như vậy, việc ?otháo chạy? khỏi bất động sản là điều chưa chắc chắn vì giá bất động sản không giảm, mặc dù tính thanh khoản có thể giảm.
    Chắc chắn là vốn từ bất động sản có chạy qua thị trường chứng khoán, vì tính liên thông ngày càng rõ. Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quên một điều rằng ngay trong ?ođám? chứng khoán có thể mua bán hiện nay, có rất nhiều liên quan tới bất động sản.
  8. xstocks

    xstocks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Đã được thích:
    1
    OK,voted buocnhay cái để TT up nào
  9. buocnhay

    buocnhay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Đúng như dự đoán mời các pác vote cho buocnhay cái nào những ngày tháng đau buồn đã qua . 3cp Có tính thanh khoản cao sẽ đầu tàu dẫn bước đưa VNI và HA lên 800 và 300 trong tuần này . Chúc mừng các pác
  10. huhu122

    huhu122 Thành viên quen thuộc Not Official

    Tham gia ngày:
    16/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Lo ngại trở thành khủng hoảng
    NH chịu hệ lụy do cơ quan chức năng có nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau (minh hoạ).

    Việc thiếu thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đang trở thành khủng hoảng vì các cơ quan chức năng đang thực hiện nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau, trong đó quyết liệt giảm lạm phát là mục tiêu mới.

    Trả giá?

    Trong tuần thứ 3 của tháng 2, mục tiêu này được thực hiện trong chớp mắt, có thể nói là "hơi quả quyết" nhưng thiếu cân nhắc kỹ, do đó nhanh chóng đưa tới hậu quả xấu và đến cuối tuần mất ngay tính quả quyết ban đầu.

    Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc rút về khoảng 10 ngàn tỉ đồng, rồi tăng lãi suất một chút (vẫn còn quá thấp so với tốc độ lạm phát hiện nay) và tuần qua đòi hỏi các NHTM mua tín phiếu 20 ngàn tỉ đồng để rút tiền về.

    Nhưng khi các NH thiếu thanh khoản, lãi suất liên NH vọt lên, NHNN mất nhuệ khí, tung ra thị trường hơn 33 ngàn tỉ đồng vay ngắn hạn. Thế là xong một cuộc "đánh trống bỏ dùi". Tuy thế, nó cũng có ưu điểm là NHNN đã lắng nghe thị trường. Nhưng bất cứ một cuộc chống lạm phát nào cũng phải có trả giá.

    Tại sao lạm phát lại xảy ra tới mức báo động đỏ hiện nay? (Nói là báo động đỏ bởi vì nếu không giảm xuống, nó sẽ tạo ra tâm lý lạm phát, có thể đưa đến bất ổn xã hội vì lao động không đủ sống, lại làm hàng hoá đắt đỏ với người đầu tư nước ngoài, do đó làm mất niềm tin vào thị trường và chấm dứt cuộc đổ bộ đầu tư vào VN).

    Lạm phát do mức tăng tín dụng, tăng tiền đã rõ từ lâu, ít nhất là từ năm 2004 khi mức tăng tiền lên đến 25%, rồi mới đây nhảy vọt tới 35-40%, nhưng Nhà nước vẫn án binh bất động cho đến mới đây. Nhưng tại sao tín dụng lại tăng như vậy? Nguyên nhân là vì những mục tiêu trong kế hoạch đặt ra đã đưa tới tình trạng trên:

    1/ Mức đầu tư của ngân sách và của Cty nhà nước quá lớn đưa tổng đầu tư lên trên 40% GDP, nhưng thường vì thiếu hiệu quả và không đúng chỗ nên mức tăng GDP chỉ ở mức tạm gọi là phấn khởi.

    2/ Mở rộng cho đầu tư ở nước ngoài, đặc biệt là vào thị trường tài chính (trong 7-9 tỉ USD chuyển vào VN năm 2007, theo tôi ước đoán, chỉ có 3 tỉ USD là vào đầu tư trực tiếp) do đó tiền chuyển đổi để mua chứng khoán tất nhiên làm tăng khối lượng tiền tệ trong nền kinh tế, nhưng khác với đầu tư trực tiếp, không được các Cty bán ra chứng khoán, hoặc các đại gia nắm chứng khoán đầu tư vào sản xuất hàng hoá dịch vụ, mà chủ yếu chạy đuổi theo hàng hoá có sẵn, nhà đất và chứng khoán, làm toàn bộ trở nên bong bóng.

    Lựa chọn giải pháp chống lạm phát

    Muốn làm giảm lạm phát tất phải có biện pháp làm giảm khối lượng tiền tệ trên thị trường, nhưng như thế vẫn không đủ và khi quá độ lại trở thành nguy hiểm. Các biện pháp thì hầu như các nhà kinh tế đều biết:

    1/ Nâng lãi suất ở mức cao hơn lạm phát để thu hút tiền vào ngân hàng và tất nhiên việc này sẽ làm giảm đầu tư và nhu cầu tiền vốn. Điều này chưa được làm đến nơi vì chạm vào mục tiêu đạt được tốc độ phát triển kinh tế cao (với đầu tư của Nhà nước cao, để lãi suất cao đưa đến thiếu hụt ngân sách lớn hơn, do đó mức in tiền lại lớn). Lãi suất hiện nay vẫn còn âm so với tốc độ lạm phát nên không có sức thu hút tiền gửi.

    2/ Cắt giảm đầu tư của Nhà nước. Việc này cũng động đến kế hoạch có tốc độ tăng trưởng cao.

    3/ Thực hiện các biện pháp trung hoà như bán tín phiếu ngân hàng để thu tiền về Ngân hàng Nhà nước.

    4/ Giảm dòng chảy đầu tư nước ngoài bằng cách tăng hối suất (hối suất chính là giá nhằm quân bình cung cầu ngoại tệ trên thị trường trong nước). Điều này tất nhiên mâu thuẫn với quyết định của Nhà nước là giữ hối suất ổn định để phát triển xuất khẩu.

    Vấn đề là kết hợp đồng thời các biện pháp này cùng một lúc và điều chỉnh tuỳ theo tình hình thực tế. Điều chỉnh như thế nào tuỳ thuộc vào tình hình thực tế, mà có lẽ chỉ có những người làm chính sách mới nắm được nếu thu thập đầy đủ và kịp thời thông tin. Chỉ giảm thanh khoản bằng bán tín phiếu sẽ bóp ngay cổ họng NHTM cổ phần và khu vực tư nhân.

    Cũng cần nói thêm về việc cần thiết tăng hối suất (lãi suất ngoại tệ). Điều này không thể tránh được nếu như muốn giải quyết lạm phát và nếu như không muốn có biện pháp ngăn cản dòng chảy tư bản nước ngoài vào thị trường tài chính.

    Nói đến tăng hối suất là nói đến việc tự do hoá hơn mua bán ngoại tệ trên thị trường VN. Tuy nhiên khó có thể tiên đoán trước được hối suất ở mức nào có thể điều hoà được cung cầu ngoại tệ và đồng thời không tạo khủng hoảng trên thị trường xuất nhập khẩu hàng hoá. Do đó vẫn có thể cần phải kiểm soát dòng chảy tư bản ở mức độ nhất định.

    Chẳng hạn dù không cấm NHTM, NHNN - nơi có khả năng cung cấp thanh khoản lớn nhất, có thể chỉ chuyển đổi ra VND những trường hợp đặc biệt như đầu tư trực tiếp hay đầu tư gián tiếp nhưng ở mức độ chiến lược tức là ở tỉ lệ đáng kể và với thời gian sở hữu tối thiểu, không được bán lại trên thị trường.

    Cần có chính sách kiểm soát dòng chảy ngoại tệ

    Toàn bộ những hoạt động chống lạm phát sẽ có ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán và thị trường nhà đất, nhưng đây là điều cần làm. Thanh khoản quá nhiều đã nhanh chóng đẩy hai khu vực này thành bong bóng.

    Riêng khu vực chứng khoán do ảnh hưởng khủng hoảng tài chính của Mỹ đã làm xẹp bong bóng một phần đáng kể và hiện nay ở chỉ số ở mức độ khoảng 600-700 là tương đối hợp lý, và dù có xuống hơn thế cũng không cần sự can thiệp của Nhà nước.

    Việc can thiệp mới đây cho phép mua cổ phần bằng USD (hành động đầu tiên là giúp dầu khí đi vào hoạt động tài chính, một hoạt động hoàn toàn trái ngành) là quyết định sai lầm vì nó sẽ USD hoá nền kinh tế, làm mất khả năng điều hành tiền tệ của NHNN và đồng USD đó không nhất thiết không chạy đuổi VND để đổ vào hai thị trường quá nóng như nhà đất và chứng khoán.

    Làm xẹp bong bóng nhà đất là điều cần làm và điều này đang chờ đợi hành động áp dụng thuế nhà đất ở mức hợp lý và thuế chênh lệch lãi trên lợi nhuận mua bán nhà đất, ít nhất ngang bằng thu nhập doanh nghiệp khác. Dẹp bong bóng nhà đất cũng cần chính sách khuyến khích đầu tư vào xây dựng nhà cửa và làm giảm việc đầu cơ đất bằng thuế đặc biệt đối với người mua quyền sử dụng đất nhưng không sử dụng vào kinh doanh, nhằm đầu cơ.

    (LĐ)

Chia sẻ trang này