Sự cố thủy điện do dùng ống liên doanh TQ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi buonhangnong, 15/06/2011.

3447 người đang online, trong đó có 115 thành viên. 06:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 656 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. buonhangnong

    buonhangnong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Xã hội
    [​IMG] [​IMG]
    [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    ,


    Sự cố thủy điện do dùng ống liên doanh TQ?
    Cập nhật lúc 15/06/2011 03:28:39 PM (GMT+7)
    [​IMG] - Theo Công ty liên doanh T&T Baoercheng, ống nhựa của liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc này không chỉ lắp đặt tại thủy điện Đam Bol mà còn được lắp tại nhiều công trình thủy lợi, khu công nghiệp ở một số nơi.

    Đam Bol là công trình thủy điện do Công ty cổ phần điện Bảo Tân (tại thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng) làm chủ đầu tư. Thủy điện này có công suất 9,6 MW vừa mới được đưa vào hoạt động từ tháng 4/2011 nhưng đã bị vỡ đường ống dẫn nước vào sáng 14/6/2011.

    Hậu quả là đã làm hai người dân chết và mất tích, trong số năm người ở “quê hương” tổ hợp dự án khai thác chế biến bauxite – nhôm Tân Rai (Lâm Đồng), cùng nằm trên địa bàn huyện Bảo Lâm, đã bị trận lũ bùn và nước đó cuốn trôi.

    Ống nhựa “chi phí thấp”

    Còn liên doanh với doanh nghiệp của Trung Quốc kể trên là Công ty TNHH liên doanh T&T Baoercheng. Đây là liên doanh giữa Công ty cổ phần tập đoàn T&T (Tập đoàn T&T - công nghiệp - tài chính - bất động sản) và Cty TNHH Khoa học kỹ thuật Baoercheng, tại Trùng Khánh (Trung Quốc).


    [​IMG]
    Ống nhựa dẫn nước mà Công ty liên doanh T&T Baoercheng giới thiệu là cung cấp cho công trình thủy điện Đam Bol - (nguồn ảnh: từ website của công ty liên doanh T&T Baoercheng)
    Nhà máy sản xuất các loại ống nhựa của liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc này đặt tại thị trấn Bần Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (có chi nhánh đặt tại Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

    Theo chính Công ty TNHH liên doanh T&T Baoercheng đã tự giới thiệu trên wesite thì công ty này đã ký kết hợp đồng kinh tế, có tổng giá trị hơn 22 tỷ đồng, với Công ty cổ phần điện Bảo Tân để cung cấp sản phẩm ống nhựa đường kính 1,2m – 1,6m nhằm phục vụ cho công trình thủy điện Đam Bol - Đạ Tẻh, tại xã Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm, với tổng chiều dài đường ống dẫn nước là 6,5km, do Công ty cổ phần điện Bảo Tân làm chủ đầu tư.
    [​IMG]
    Ống nhựa của liên doanh T&T Baoercheng lắp đặt tại thủy điện Tà Làng (Bắc Kạn) - (nguồn ảnh: từ website của công ty liên doanh T&T Baoercheng)
    [​IMG]

    Ống nhựa của liên doanh T&T Baoercheng lắp đặt tại thủy điện Cà Đú (Quảng Ngãi) - (nguồn ảnh: từ website của công ty liên doanh T&T Baoercheng)

    Về loại ống nhựa của Công ty TNHH liên doanh với Trung Quốc này sản xuất cũng được tự quảng cáo trên website đã nêu: “T&T Baoercheng là công ty đầu tiên tại Việt Nam sản xuất ống nhựa cuốn xoắn cỡ lớn, thay thế hoàn toàn ống ximăng truyền thống trong thoát nước. Đường kính ống lớn, trọng lượng nhẹ, độ dài ống không giới hạn có thể cuốn ống tại công trường, ít điểm nối, thuận tiện lắp đặt, giảm chi phí giá thành vận chuyển và thi công…”.

    Cảnh báo cho các công trình thủy điện


    Thủy điện Đam Bol là một trong 17 dự án thủy điện đã được chấp thuận qui hoạch xây dựng trên địa bàn của huyện Bảo Lâm, ở đầu nguồn sông Đồng Nai, thuộc cao nguyên Bảo Lộc - Di Linh (Lâm Đồng). Bảo Lâm cũng là nơi Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam (TKV) xây dựng tổ hợp nhà máy khai thác, chế biến bauxite - nhuôm Tân Rai, có công suất khoảng 600.000 tấn quặng/năm và đã bắt đầu khai thác bauxite tại xã Lộc Ngãi (Bảo Lâm) vào giữa tháng 3/2011.

    Đồng thời, công ty liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc - T&T Baoercheng đã cung cấp ống nhựa cuốn xoắn để lắp đặt đường ống dẫn nước tại công trình thủy điện Đam Bol còn đưa ra quảng cáo, mời chào tất cả mời đối tác làm ăn là sẽ “sẵn sàng khảo sát tư vấn lập phương án giúp cho các đơn vị triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả với chi phí thấp nhất”.

    Theo Công ty liên doanh T&T Baoercheng, ống nhựa của liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc này không chỉ lắp đặt tại thủy điện Đam Bol mà còn được lắp tại nhiều công trình thủy lợi, khu công nghiệp ở một số nơi.
    Đặc biệt là còn được lắp đặt tại công trình thủy điện Cà Đú, ở tỉnh Quảng Ngãi và thủy điện Tà Làng, ở tỉnh Bắc Kạn.

    Phải chăng, với những “ưu điểm” và khuyến mãi mà công ty liên doanh T&T Baoercheng đã đưa ra như quảng cáo kể trên, cũng chính là một trong các điều kiện để ống nhựa của công ty liên doanh với doanh nghiệp Trung Quốc này được lựa chọn, cung cấp lắp đặt, thay thế cho các loại ống truyền thống, tại các công trình thủy điện đã nêu?

    Còn thực tế, thủy điện Đam Bol được liên doanh T&T Baoercheng cung cấp ống nhựa dẫn nước mới vừa hoàn thành, đi vào hoạt động chưa đầy hai tháng thì đã bị vỡ đường ống dẫn nước, gây hậu quả nghiêm trọng như đã thông tin.


    Hợp đồng lắp đặt thủy điện Đam Bol

    Theo thông tin đã được công bố trên website của Công ty cổ phần Lilama, vốn là Công ty Lắp máy và xây dựng 45.3, thuộc Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (LiLama) - Bộ Xây dựng, thì Lilama 45.3 là đơn vị đã ký hợp đồng xây dựng, chế tạo và lắp đặt thiết bị thủy điện Đam BoL vào ngày 2/9/2009 với tổng giá trị hơn 41 tỷ đồng.

    Hợp đồng được ký kết tại Lâm Đồng, giữa đại diện nhà thầu là ông Hoàng Việt - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Lilama 45.3 và đại diện chủ đầu tư là ông Đinh Văn Tưng -Tổng Giám đốc Công ty cổ phần điện Bảo Tân. Theo hợp đồng đã ký kết, Lilama 45.3 thi công các hạng mục: xây dựng, chế tạo lắp đặt đường ống áp lực và thiết bị cơ khí thuỷ công, cửa nhận nước và bể áp lực của công trình thủy điện Đam Bol. Thời gian hoàn thành hợp đồng này là vào tháng 7-2010.


    Trúc Nam Sơn

    [​IMG]
    Vỡ tại đập thủy điện, 5 người bị cuốn trôi Công trình đường ống dẫn nước của đập thủy điện Đạm Bol (huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng) bị vỡ cuốn trôi 5 người và 3 căn nhà.

  2. buonhangnong

    buonhangnong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Kinh hãi thực phẩm “lạ” Trung Quốc
    Cập nhật lúc 15/06/2011 10:06:00 AM (GMT+7)
    Chỉ cần 500 đến 2.000 đồng là trẻ có thể mua được một gói quà thực phẩm “lạ”, bao bì chằng chịt tiếng Trung, không có bất cứ thông tin tiếng Việt nào cho thấy là hàng được kiểm soát, chất lượng ra sao...
    TIN BÀI KHÁC:


    Kinh hoàng cận cảnh phẫu thuật thẩm mỹ của teen
    Minh tinh vung 500 tỷ mua biệt thự

    Vén màn bí mật về bùa chú

    Đột tử khi đang hãm hiếp cụ bà 77 tuổi

    Bi hài chuyện đám cưới sau 4 lần gặp mặt



    Cầm trên tay một gói quà vặt nhìn bề ngoài có mầu sắc rất bắt mắt và in hình con hổ, em Nguyễn Đức Tiến – học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Trần Phú (TP. Bắc Giang) cho biết: “Mấy đứa bạn em thường hay mua gói cay và thịt hổ ăn. Thực tế, em cũng chẳng biết đó có phải là thịt gì nhưng ăn thấy vừa chua, cay và ngọt nên mua ăn”.

    [​IMG]
    Các sản phẩm gói cay, thịt hổ được bày bán ở nhiều cổng trường học.

    Không biết là gì cũng ăn...

    Theo em Tiến, tên gọi của các loại quà vặt này là do nhiều người ăn gọi đại cái tên cho dễ nhớ chứ ngoài bao bì của sản phẩm toàn tiếng Trung Quốc nên chẳng biết đó là món gì.

    Theo khảo sát của trên địa bàn TP.Bắc Giang, ở hầu hết các cổng trường và những quầy tạp hoá đều có thể dễ dàng mua những sản phẩm quà vặt của trẻ nhỏ có xuất xứ từ Trung Quốc, mẫu mã rất phong phú và có màu sắc bắt mắt.

    Ngoài Bắc Giang, khảo sát của chúng tôi ở địa bàn Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng… cũng thấy có bán các sản phẩm tương tự. Tại địa bàn Lập Thạch (Vĩnh Phúc) và Na Hang (Tuyên Quang), rất nhiều quán tạp hóa và quán nước trước cổng trường có bán các loại bánh kẹo có giá 1.000 - 2.000 đồng/gói chỉ toàn chữ Trung Quốc.

    Thậm chí, có nhiều người bán hàng rong cũng bán các sản phẩm này. Chỉ cần bỏ ra 30.000 đồng, chúng tôi đã mua được gần 20 loại quà vặt khác nhau, hầu hết các sản phẩm đều không hề ghi nguồn gốc xuất xứ, nhãn mác, thời hạn sử dụng…

    Những lọ sữa bán kèm theo cả bình với giá 3.000 đồng/lọ; que cay là sản phẩm được nhiều trẻ nhỏ yêu thích có giá 2.000 đồng/gói với nhiều màu sắc khác nhau; ô mai, bim bim các loại cũng chỉ có giá từ 500 - 2.000 đồng/gói. Ngoài ra, còn một loại bánh xuất xứ Trung Quốc được gọi là bánh rán, nếu mua cả gói to là 30.000 đồng, còn mua lẻ là 500 đồng/chiếc…


    [​IMG]
    Các sản phẩm gói cay, thịt hổ được bafy bán ở TP. Bắc Giang.

    Đặc biệt phải kể tới sản phẩm “thịt hổ” với bao gói sản phẩm in hình con hổ nhưng bên trong chẳng rõ là thứ gì. Khi ăn thử “thịt hổ” thấy hơi dai như kiểu cao su lại có vị ngọt, chua và hơi cay (giá 2.000 đồng/gói).

    “Khi cầm trên tay gói bánh này ai cũng tự đặt câu hỏi: Bây giờ vẫn còn nhiều hổ đến thế hay sau mà chỉ cần 2.000 đồng mua được cả một gói thịt”- anh Trần Văn Tuyến, phụ huynh một học sinh lớp 5 ở Dĩnh Kế, Bắc Giang nói.

    Ăn thử thấy phát sợ

    Mang các sản phẩm mua được đến gặp chị Hà Dung - phiên dịch của một doanh nghiệp chuyên bán thiết bị y tế nhập từ Trung Quốc nhờ dịch, chị cho hay: Thông tin trên bao bì thể hiện đây là các sản phẩm làm từ bột mì có loại tên là “gậy ròn”, có loại là “dũng mãnh” (hình con hổ). Món quà vặt hình con hổ được hướng dẫn là phải ngâm cho nở và chế biến (nấu) trước khi ăn… Các món hàng này có xuất xứ từ Trùng Khánh, có ghi sản phẩm đã được bảo hộ, chống làm giả.
    Chị Hà Dung cho biết, ngay cả lãnh đạo công ty chị (là người Trung Quốc) khi xem mấy sản phẩm này đều nói: “Không tin tưởng được các dòng thông tin trên bao bì, ngay cả dòng chữ “sản phẩm được bảo hộ”. Ở Trung Quốc, các bậc cha mẹ không cho con ăn các loại này bao giờ”.

    Để hiểu rõ hơn những sản phẩm quà vặt này hấp dẫn trẻ con ở điểm nào, chúng tôi đã thử bóc từng gói ra nếm thử. Loại có hình bánh rán, khi đưa lên mũi ngửi có mùi của hạt hướng dương mốc và mùi của mỡ ôi. Ăn thử một chiếc bánh thấy rất dai và tanh tanh chỉ muốn… nôn.

    Riêng món thịt hổ, chỉ cần mở túi ra ngửi mùi đã… không thể chịu nổi. Thịt có mùi rất hắc và khó chịu, cố đưa vào mồm ăn thử thì cũng thấy dai như da lợn phơi khô, ngọt nhợ như vị của mì chính và hơi chua, cay.

    Để tìm hiểu về nguồn gốc của các sản phẩm này, trong vai người đi lấy hàng về bán chúng tôi được một chủ quầy tạp hoá ở phường Hoàng Văn Thụ (TP.Bắc Giang) cho biết: “Bình thường những người giao hàng vẫn mang đến tận nơi giao với giá buôn, chúng tôi cũng không đi lấy trực tiếp nên chẳng biết nguồn gốc hàng xuất phát từ đâu”.

    Theo lời chủ quầy tạp hoá, chúng tôi ngồi chờ để theo chân một người giao hàng, cuối cùng đã thấy điểm lấy hàng đi giao là chợ Thương – chợ đầu mối lớn nhất của TP. Bắc Giang. Tại đây, chúng tôi dễ dàng tìm thấy một số quầy tạp hoá bày hàng thùng những sản phẩm như “thịt hổ”, gói cay… với giá bán buôn rẻ hơn các quầy tạp hoá và những quán nước gần cổng trường học nhiều lần. Tuy nhiên, dù đã tìm nhiều cách để gặng hỏi nhưng các chủ cửa hàng này cũng không tiết lộ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm.



    Không thể kiểm soát chất lượng hàng trôi nổi

    Để rõ hơn thành phần có chứa trong các sản phẩm “thịt hổ”, bánh rán, gói cay… được gọi là quà vặt của trẻ nhỏ, chúng tôi mang đến cơ quan chức năng xét nghiệm. Nhận định ban đầu, bà Vũ Thị Trang - chuyên viên xét nghiệm Labo Hoá, Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm, cho hay, các sản phẩm này thường có phẩm màu kiềm (phẩm màu độc), có đường hoá học (hiện có 4 loại cấm dùng) và chất bảo quản. Còn về “chất liệu” để làm ra các sản phẩm này, bà Trang cũng chưa rõ là chất gì.

    Là người làm công tác xét nghiệm trực tiếp thực phẩm nhưng bà Trang cũng chưa kiểm nghiệm các sản phẩm này. Theo nhận định của bà Trang, đây là sản phẩm nhập lậu, nhập tiểu ngạch 100% nên không có nhãn hàng phụ (của công ty nhập khẩu) và không có các xét nghiệm cần thiết của cơ quan chức năng về an toàn vệ sinh thực phẩm.

    “Thông thường, sản phẩm thực phẩm nhập khẩu chính hãng sẽ có giấy chứng nhận của cơ quan quản lý thực phẩm nước xuất đi. Dựa trên cơ sở đó, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm mới cấp giấy phép cho nhập hay không. Nếu là hàng trôi nổi, chúng tôi chỉ xét nghiệm khi có đề nghị của Thanh tra ATVSTP, các cơ quan chức năng và báo chí” - bà Trang chia sẻ.
  3. hastc1500

    hastc1500 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Túm lại do quan tham hết.còn trả giá nhiều và dài dài~X~X~X~X~X~X
  4. bluefrog2011

    bluefrog2011 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/06/2011
    Đã được thích:
    0
    tại Việt Nam tham rẻ, hàng TQ mà dám xài, gan thật. thề quyết không xài hàng TQ
  5. PECC1234

    PECC1234 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    194
    "Chiết khấu" toàn 30-40%, cho cả đoàn đi nghỉ dưỡng, ăn chơi Bắc Kinh, Thượng Hải, HK, Ma Cao cả tháng. Về còn mua tặng cho mỗi người 1 cái ví, ở trong dày cộp $ thì chúng nó cắt từ đây ra chứ ở đâu.

Chia sẻ trang này