Sự sụp đỗ của đồng Euro và hệ lụy ???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Voi.Con, 21/05/2010.

3482 người đang online, trong đó có 183 thành viên. 06:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 487 lượt đọc và 5 bài trả lời
  1. Voi.Con

    Voi.Con Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Trước tiên xin cảm ơn những ai đã đọc bài viết của tôi :
    1> Khủng hoảng nợ công của HyLap và 1 số nước đang ảnh hưởng nặng nề đến đồng tiền chung Euro
    Câu hỏi đặt ra là liệu đồng Euro có bị sụp đỗ và hệ lụy sẽ thế nào??? câu trả lời là có, ít nhất về mặt Ý Nghĩa

    Đó là một sự thực hiễn nhiên vì đồng Euro đã mất 8% giá trị so với USD. Nếu tôi là ngời đứng đầu của 1 quốc gia EU thì tôi sẽ ra sức bào vệ đồng tiền của quốc gia mình . Mọi giao dịch kinh tế sẽ dc thông qua chỉ những đồng tiền mạnh như USD mà thôi.

    Như vậy đồng Euro sẽ bị cô lập. Quốc gia chịu thiệt thòi lớn nhất chính là quốc gia sử dụng và lưu chuyển đồng Euro nhiều nhất, chỉ đích danh là Ngân hàng chung châu âu. Hay hiểu đơn giản hơn, nếu bạn cầm 100tỷ Euro thì thực tế bạn đã mất đi 100 tỷ Euro ( vì nó bị hạn chế trong thanh toán )

    Tôi không đủ kiến thức để hiểu mức ảnh hưởng của việc này thế nào??? hay có thêm ngân hàng nào phải tuyên bố phá sản hay không ??? Nhưng ít nhất nền kinh tế TG sẽ bị khựng lại và 1 phản ứng dây chuềng có thể xảy ra ( mà VN sẽ là cái đuôi của dây chuyền này, tôi sẽ giải thích ở phần sau )

    2> Động thái của các thị trường trên TG

    Đi tiên phong trong vấn đề này chính là thị trường chứng khoán Đức, họ đã thông qua Đạo Luật cấm bán khống và sử dụng các Hợp đồng Kỳ hạn. Tếp sau là Mỹ khi thông qua Đạo luật có thể tạm ngừng giao dịch nếu thị trường có những diễn biến Quá Đà

    ===> bạn hiểu vấn đề này như thế nào ???liệu đó có phải là 1 sự chuẩn bị cho 1 tình huống nào đó rất dể xảy ra hay không ????

    3>> Hệ lụy ở thị trường CK VN ???
    Nợ quốc gia ở VN đang chiếm khoảng 44.6% GDP. Tôi cũng ko đủ trình độ để hiểu nó như thế nào . NĐT nước ngaòi đã mua ròng trên TTCK từ đầu năm đến nay, khi họ mua CP của các DN VN thì có phải ta đang thiếu nợ họ???đó là điều chính xác . Nếu như đồng Euro sụp đỗ kéo theo sự lao dốc của TTCK TG thì việc họ thoái vốn là điều chắc chắn, cũng có nghĩa là ta phải trả nợ cho họ.

    Theo kinh nghiệm bản thân tôi thì việc chính phủ thực hiện các biện pháp Nới lỏng tiền tệ là điều khó xảy ra.


    BÀI PHÂN TÍCH CHỈ MANG TÍNH CẢM TÍNH. NẾU TÔI CÒN KẸT HÀNG TẠI THỜI ĐIỂM NÀY THÌ HÀNH ĐỘNG CỦA TÔI SẼ NHƯ SAU :
    1> Kết thúc sai lầm, vì sai lầm là có tính hệ thống .Bán , bán hết để nhìn ra 1 xu hướng cụ thể .
    2> chỉ giải ngân khi có những dấu hiệu tốt hơn, nếu thị trường đi vào vùng đáy thì ít nhất phải lình xình 1 thời gian dài .
    3> Vô cảm với thị trường , đừng để nhà tạo lập chi phối .
    4> Luôn làm chủ thị trường, mọi hành vi phải có biện pháp ứng phó .


    ====> Ý kiến cá nhân: 400 thẳng tiến.....[r24)]
  2. tiengia

    tiengia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2010
    Đã được thích:
    0
    thế mà tôi lại mua thêm đấy
  3. penny

    penny Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Nếu chính kiến mà không dám lấy nick cũ hả ?
  4. Voi.Con

    Voi.Con Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Minh la thanh vien moi nguoi dep oi ????\:D/
  5. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    thế thì xin tiễn bác về nơi xa lắm ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  6. tiengia

    tiengia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Thấy cũng nên xem:


    Cần phải thay đổi cơ cấu kinh tế trước khi cứu đồng euro ​
    [​IMG]

    Phải tăng tiêu dùng ở Đức và cải cách thị trường lao động ở các nước PIGS, nhưng chưa ai nhận ra chứ đừng nói đến đồng thuận.



    Gói giải cứu đồng euro đã làm thay đổi dự đoán về tương lai khu vực đồng tiền chung Châu Âu (eurozone) theo hai hướng. Khả năng sụp đổ trong vòng 3 năm tới giảm nhưng xác suất sụp đổ trong vòng 10 năm tới lại tăng.
    10 ngày trước, eurozone đã rất gần bờ vực tan vỡ. Tờ El Pais của Tây Ban Nha dẫn lời Thủ tướng Tây Ban Nha Jose Luis Zapatero rằng TT Pháp Nicolas Sarkozy “đập bàn dọa rút khỏi đồng euro” nếu Berlin không chấp nhận thỏa hiệp.
    Dù chuyện đó có đúng hay không, chắc chắn thỏa hiệp đó có được cũng là nhờ người Pháp.
    Tuy vậy, một vấn đề còn quan trọng hơn là liệu rút cục eurozone có vững bền hay không. Câu trả lời phụ thuộc vào việc bạn đánh giá tình hình thế nào.
    Nếu bạn cũng nghĩ như người Pháp rằng tội lỗi là ở đám đầu cơ tài chính thì quỹ đặc biệt trị giá 400 tỷ đôla có thể có tác dụng.
    Nếu bạn nghĩ như người Đức rằng vấn đề sâu xa là thói chi tiêu hoang phí thì một thỏa thuận ổn định và tăng trưởng nghiêm khắc hơn mới là câu trả lời hợp lý.
    Dù Đức và Pháp bất đồng sâu sắc nhưng chính kiến của họ thì đều sai. Eurozone chưa bao giờ bị dân đầu cơ tấn công.
    Những gì đã xảy ra là giới đầu tư, trong đó có cả các quỹ lương hưu của Châu Âu, đã mất niềm tin vào cả hệ thống.
    Chi tiêu công lỏng lẻo là nguyên nhân sâu xa cho những vấn đề ở Hy Lạp chứ không phải Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha. Nguyên nhân sâu xa ở đây phải là sự kết hợp giữa thị trường lao động cứng nhắc và khu vực tư nhân ngập trong nợ nần.
    Nhưng thay vì giải quyết những vấn đề mang tính cơ cấu ấy, tuần trước hai quốc gia trên lại phản ứng bằng cách thắt chặt ngân sách.
    Vấn nạn kinh tế tại bán đảo Iberia nan giải đến vậy là vì vừa phải giảm nợ, vừa phải tăng tính cạnh tranh.
    Theo ý kiến của một độc giả từ Madrid, mức giá chung tại thành phố ông cao hơn ở Đức 30-40%, kết quả là ông đặt mua hàng hóa lâu bền từ nước ngoài.
    Do đó sẽ chẳng bất ngờ nếu giảm phát bắt đầu xuất hiện vì giá ở Tây Ban Nha không thể cứ khác xa giá ở Đức mãi.
    Nếu thêm cả thắt chặt ngân sách vào mớ hỗn độn giảm phát-nợ ấy, kết quả chắc chắn sẽ là suy thoái, đặc biệt là khi thiếu những cải cách mang tính cơ cấu.
    Vì thế khi chương trình bảo đảm tín dụng của Liên minh Châu Âu kết thúc sau 3 năm nữa, những yếu tố đã kết hợp lại để gây nên cuộc khủng hoảng hiện nay vẫn còn hiện hữu.
    Tình hình kinh tế ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha sẽ còn xấu đi. Và kể cả chương trình thắt lưng buộc bụng của Hy Lạp có theo đúng kế hoạch thì rút cục quốc gia này vẫn cứ phải cơ cấu lại các khoản nợ của mình.
    Điều mà cả Brussels lẫn Berlin đều chưa hiểu là tình thế khẩn cấp hiện nay. Đến nay chưa có đề xuất cải tổ vấn đề quản trị nào thèm đếm xỉa tới chuyện làm thế nào kéo được Tây Ban Nha khỏi bờ vực, làm thế nào để lấp đầy khoảng cách về năng lực cạnh tranh giữa Bắc và Nam Âu.
    Đề xuất cải tổ tuần trước của Ủy ban Châu Âu cũng vậy. Nó cũng có một vài ý tốt. Nhưng theo ý kiến của người viết bài này, nó quá đặt nặng vấn đề ngân sách và chưa đánh giá đúng mức khía cạnh tăng trưởng.
    Sáng kiến tăng trưởng mới đây của EC, Chương trình nghị sự 2020, chắc chắn sẽ chẳng giải quyết được vấn đề ngắn hạn nào.
    Điều eurozone cần là tăng tiêu dùng ở phía Bắc và cải cách thị trường hàng hóa và lao động ở phía Nam mà quan trọng nhất là ở Tây Ban Nha.
    Tất cả những nhiệm vụ đó phải được tiến hành ngay lập tức để có thể áp dụng và có hiệu quả khi chương trình hỗ trợ của EU kết thúc vào năm 2013. Hiện nay, chưa ai nhận ra điều đó là cần thiết chứ chưa nói đến đồng thuận.
    Ngược lại, Đức tiếp tục ngăn chặn bất kỳ sáng kiến nào làm ảnh hưởng tới con số thặng dư tài khoản vãng lai khổng lồ của nước này, và TTg Zapatero đã chọn giải pháp thắt lưng buộc bụng để đỡ phải đối diện với những cải cách có thể đe dọa tới khả năng tái cử của mình trên thị trường lao động.
    Dù đề xuất của EC có né tránh những điều chỉnh kinh tế từ ngắn tới trung hạn thì nó vẫn có những điểm tốt khi bàn tới chuyện nâng cao hiệu quả quản trị trong liên minh tiền tệ.
    Nó nhận thức được rằng ngoài vấn đề ngân sách, cũng phải có cả những chính sách tác động tới cơ cấu kinh tế. Đợi xem có bao nhiêu phần trăm trong cái “nhận thức” đó vượt qua được những cơ quan lập pháp khắc nghiệt tại Châu Âu.
    Hy vọng TTg Đức Angela Merket sẽ thông qua được hàng loạt chương trình nghị sự của bà. Nhiều khả năng kết quả sẽ là một bộ quy tắc đảm bảo ổn định nghiêm khắc hơn.
    Ngoài ra, báo chí Đức tuần trước đưa tin rằng bà Merket đã tìm kiếm đủ sự ủng hộ để giúp Axel Webber kế nhiệm vị trí Chủ tịch ECB từ Jean-Claude Trichet vào tháng 10/2011.
    Khi đọc tới những chi tiết của gói giải cứu, thật mỉa mai khi một thực thể gần đây chịu nhiều tai tiếng như công ty có mục đích đặc biệt (special purpose vehicle – SPV) lại được chọn để giải cứu eurozone.
    Dừng lại nghĩ một chút sẽ thấy đó mới thật là công cụ hoàn hảo, nhất là khi thiếu công khai minh bạch lại là mục đích cuối cùng. Khi đã nếm thử mới biết, bình mới nhưng vẫn rượu cũ mà thôi.

Chia sẻ trang này