Sự thật đã phơi bài

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dutheodoilai, 28/10/2011.

4981 người đang online, trong đó có 413 thành viên. 11:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 361 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. dutheodoilai

    dutheodoilai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Đã được thích:
    0
    Về một bức ảnh gây nhiều tranh cãi



    [​IMG] Trong khi ông Công giám đốc bảo tàng Sơn Mỹ và hầu như… toàn bộ Quảng Ngãi đều cố lý giải để chứng minh hai “đứa trẻ” trong ảnh là Trương Bốn- Trương Năm, thì tác giả của bức ảnh, Ronald Haeberle lại khẳng định ông tin đó là anh em Đức- Hà.
    Về một bức ảnh gây nhiều tranh cãi
    (câu chuyện “hậu Mỹ Lai” kỳ 2)
    Trong serie ảnh của Ronald Haeberle, có một bức ảnh gây nhiều tranh cãi, đó là ảnh chụp hai cháu nhỏ đang nằm ôm nhau. Nguồn cơn của sự tranh cãi này bắt đầu từ đây: xem lại bài “Người chết trong ảnh sống dậy đòi đính chính”.
    Trong khi ông Công giám đốc bảo tàng Sơn Mỹ và hầu như… toàn bộ Quảng Ngãi đều cho rằng đó là Trương Bốn và Trương Năm (2 em nhỏ khác bị bắn chết trong vụ thảm sát), thì Trần Văn Đức cho rằng đó là mình và đứa em gái Trần Thị Hà.
    Vụ “kiện tụng” quanh bức ảnh này dù sau đó đã được sở VH-TT-DL Quảng Ngãi và khu chứng tích Sơn Mỹ thống nhất bỏ tên Trương Bốn- Trương Năm, thay vào bằng câu “người anh đang che đạn cho em”, nhưng vẫn cố ghi thêm câu “nhưng cả hai đều bị lính Mỹ bắn chết”. Như thế có nghĩa rằng họ vẫn khẳng định hai đứa trẻ trong ảnh đã chết và tất nhiên không thể là anh em Đức- Hà.
    Sáng 24/10, trong cuộc đối thoại với ban quản lý khu chứng tích Sơn Mỹ, ông Công và ban quản lý cùng với vị Phó giám đốc sở Văn hóa- thể thao- du lịch Quảng Ngãi nói rằng: họ ghi chú thích bức ảnh này là dựa theo bài viết trên tạp chí Life trước đây. Tuy nhiên, Ronald Haeberle đã xác nhận lại rằng: bức ảnh là của ông, còn lời chú thích thì của ai đó viết như vậy chứ không phải của mình (cũng dễ hiểu thôi bởi có thể đó là lời chú thích của tòa soạn). Khi ông bảo không biết chắc được sau khi chụp ảnh, hai đứa trẻ đó có còn sống hay bị bắn chết, thì cả hai cô cán bộ của bảo tàng Sơn Mỹ đều dịch láo rằng “chúng đã bị bắn chết”! Trần Văn Đức không nói gì, anh lấy tay xoa mặt và… ôm đầu, cố ghìm cơn tức giận cùng những giọt nước mắt. Phải đến khi một nữ phóng viên Vietnamnet phát hiện lên tiếng: không phải ông ấy bảo chết rồi mà ông ấy nói rằng không biết hai đứa trẻ còn sống hay chết, thì mọi người mới cười ồ nhận ra hai cô cán bộ bảo tàng đã dịch đểu.
    Dù vậy, sáng hôm sau, tất cả các báo có tin bài về sự kiện trở lại Mỹ Lai của Ronald Haeberle đều bỏ qua chi tiết này. Nếu nhắc đến thì cũng lấp lửng: sự thật vẫn còn tranh cãi, chưa rõ ai là “hai cháu bé” trong ảnh. Tuy nhiên trong cuộc phỏng vấn tối 25/10 tại khách sạn Petro Sông Trà dành cho tôi và phóng viên Vietnamnet, ông Ronald Haeberle nói: Tôi tin Đức chính là người trong bức ảnh!
    Ronald Haeberle giải thích: Căn cứ theo lời kể của Đức rằng khi đó nhìn thấy trên đầu có một chiếc trực thăng hàm cá mập bay qua. Ngay thời điểm đó Ronald Haeberle cũng bay đến từ một chiếc trực thăng khác và chính ông cũng thấy một chiếc trực thăng hàm cá mập như Đức mô tả. Đó là chìa khóa quan trọng để tôi cho rằng cậu bé tôi chụp trong bức ảnh chính là Đức. Qua cuộc trở lại này, đối chứng lại khoảng cách và các tình tiết khác tại thực địa, theo lô gích và trình tự thời gian, tôi càng tin Đức chính là người trong bức ảnh đó.
    Đây là một chi tiết rất hay. Tuy nhiên thay vì tìm hiểu, khai thác để làm rõ sự thật, thì họ lại cử người bịt mặt bám theo để theo dõi và ghi âm Ronald Haeberle cùng Trần Văn Đức.
    Trong khi Ronald Haeberle, tác giả bức ảnh bảo rằng ông tin đó là anh em Đức- Hà, nhưng tất thảy báo chí đều lấp lửng, hoặc cố tình lảng tránh, không mặn mà, còn chính quyền địa phương thì luôn miệng cãi: đó là Trương Bốn- Trương Năm và hai “đứa đó” đã chết rồi.
    Chẳng lẽ họ muốn anh em Trần Văn Đức- Trần Thị Hà phải chết?
    [​IMG] Ronald Haeberle và Trần Văn Đức trước khu mộ các nạn nhân Mỹ Lai
    [​IMG]
    Tác giả bức ảnh và “cậu bé” nhân vật trong ảnh ôm nhau tại Sơn Mỹ sau 43 năm
    [​IMG] Bức ảnh gốc từ phim âm bản của Ronald Haeberle
    [​IMG]
    Trần Văn Đức- Trần Thị Hà, chuyện 43 năm trước tại chính con đường này, vị trí này
    [​IMG]
    Ronald Haeberle chụp lại “hai đứa trẻ Mỹ Lai” Đức- Hà tại chính nơi 43 năm trước ông đã chụp.
  2. dutheodoilai

    dutheodoilai Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2011
    Đã được thích:
    0
    KO ai bình lựng à?

Chia sẻ trang này