Sự thật đau lòng của việc hạ lãi suất !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Killpig, 08/05/2012.

4798 người đang online, trong đó có 505 thành viên. 18:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 411 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. Killpig

    Killpig Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    143
    Khó tiếp cận vốn vay 15%

    08/05/2012 3:08
    Hôm nay 8.5, quy định áp trần lãi suất (LS) cho vay đối với 4 lĩnh vực còn 15%/năm chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, mức LS này liệu có được đại trà và khả thi trong thời gian tới là băn khoăn của nhiều doanh nghiệp.

    >> Chính phủ cứu doanh nghiệp
    [​IMG]
    Doanh nghiệp vẫn hoài nghi khi lãi suất vay về 15%/năm - Ảnh: Diệp Đức Minh

    Hạ rồi vẫn còn cao
    Trước khi Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 14 quy định trần LS cho vay ngắn hạn bằng VND đối với 4 lĩnh vực (phục vụ nông nghiệp, nông thôn; thực hiện phương án, dự án sản xuất - kinh doanh hàng xuất khẩu; phục vụ sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ; phát triển công nghiệp hỗ trợ) khống chế không vượt 15%, một số ngân hàng (NH) đã tung ra một số gói với LS dưới 15%/năm, có nơi 13 - 14%/năm. Thế nhưng dòng vốn giá rẻ này không phải DN nào cũng tiếp cận được.

    Giải pháp vốn rẻ của các DN xuất khẩu hiện nay là vay vốn USD với LS từ 5,5 - 7,5%/năm với điều kiện DN bán lại USD cho NH. So với LS vay tiền đồng 15%/năm, LS vay USD thấp hơn từ 7,5 - 9,5%/năm. Thế nhưng tỷ trọng vay USD trong tổng dư nợ của DN chỉ chiếm khoảng 30 - 40% vì một số DN muốn vay USD nhiều hơn nhưng NH thông tin nguồn USD hiện nay đang hạn hẹp.
    Ông Đỗ Duy Thái - Chủ tịch HĐQT Công ty Thép Việt, Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam - cho biết công ty chưa tiếp cận được nguồn vốn LS vay 15%/năm, một số khoản vay của công ty hiện nay đang ở mức 17 - 18%/năm. Việc áp trần LS cho vay 15%/năm còn mới nên chưa biết DN có tiếp cận được vốn rẻ này hay không. Theo ông Đỗ Duy Thái, các công ty lớn thường gặp thuận lợi hơn trong việc vay mượn tiền NH trong thời gian gần đây. Công ty có khoảng 500 đại lý và những đại lý này nếu vay được vốn NH cũng ở mức trên 20%/năm. Những công ty nhỏ thường không có tài sản thế chấp NH nên việc tiếp cận vốn khó khăn hơn. Nếu LS cho vay cho các DN vừa và nhỏ về được 15%/năm mà không cộng thêm các khoản phí nào (như đã xảy ra trước đây) thì đó là điều đáng mừng.
    Mặc dù được tiếp cận nguồn vốn NH với LS vay 15%/năm, ông Nguyễn Tuấn Anh - Tổng giám đốc Công ty cổ phần thủy sản Út Xi - vẫn cho đây là mức LS cao. Với mức LS này, DN trong nước vẫn khó cạnh tranh hàng xuất khẩu đối với các DN nước ngoài. DN chỉ sản xuất cầm chừng chứ không dám mở rộng quy mô sản xuất hay làm dự án gì. Ông Tuấn Anh tỏ ra lo lắng tháng 7, tháng 8 tới đây là vào mùa vụ, nếu LS cho vay vẫn ở mức cao, cùng giá nguyên liệu cao thì tình hình của DN sẽ vẫn khó khăn.
    Vốn rẻ ít
    TS Cao Sỹ Kiêm - nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - nhận xét: LS cho vay về 15%/năm là một tín hiệu tích cực, tuy nhiên DN không tiếp cận được nhiều. Theo số liệu thống kê, trong thời gian qua có khoảng 40% DN, tương đương với 250.000 DN tiếp cận được nguồn với NH với LS vay 17%/năm. Sở dĩ DN không tiếp cận được nguồn vốn vay NH giá rẻ là do số vốn này quá ít so với nhu cầu vay. Đó là lý do, nhiều DN vẫn nghi ngại liệu có bao nhiêu NH áp dụng mức LS cho vay 15%/năm, bao nhiêu DN được hưởng mức này. Hay lại xảy ra tình trạng trên hợp đồng ghi 15%/năm nhưng DN lại phải chi các khoản khác làm cho chi phí vốn vay tăng lên...
    Theo công bố gần đây nhất vào ngày 2.5, LS trên thị trường liên NH về mức thấp: kỳ hạn 1 tháng 8,48%/năm; 3 tháng: 10,76%/năm; 6 tháng: 10%/năm; 12 tháng 12%/năm. Đây là điều kiện để giảm LS huy động trong dân cư xuống. Thế nhưng các NH dư vốn lại đổ vốn vào thị trường mở thay vì cho DN, khách hàng vay bởi lo ngại nợ xấu gia tăng. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đưa ra biên giữa LS huy động và cho vay 3%/năm (LS huy động 12%/năm, cho vay 15%/năm) nhưng trên thực tế một số NH vẫn còn thỏa thuận LS huy động đối với khách hàng lên 14 - 15%/năm, nên xem ra DN sẽ khó tiếp cận mức LS cho vay 15%/năm.


    Hạ lãi suất nhưng không nới lỏng điều kiện vay










    [​IMG]
    Từ hôm nay (8-5) lãi suất cho vay cao nhất với bốn lĩnh vực ưu tiên: Nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa không quá 15%/năm.
    Ngày 7-5, dù Thông tư 14 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về việc hạ lãi suất cho vay chưa có hiệu lực nhưng ghi nhận trên thị trường cho thấy một số ngân hàng (NH) đã đồng ý cho vay với lãi suất 15% cho nhóm ưu tiên. Doanh nghiệp (DN) vẫn phải đáp ứng đủ điều kiện vay thì NH mới cho vay. Do đó, DN nào trước đây chưa vay được do không đáp ứng điều kiện vay thì nay vẫn khó mà vay được.
    . Theo báo cáo của Sở Công Thương, trong ba tháng đầu năm, số DN tiếp cận được vốn chỉ khoảng 23% tổng DN. Theo ông, những DN nào vay được vốn?
    + Ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh TP.HCM: Vừa qua, UBND TP.HCM khảo sát và thấy thực tế là những DN hoạt động tốt là do họ tập trung vào lĩnh vực chính của mình, không đầu tư dàn trải. Còn DN gặp khó khăn đa số là do họ phát triển nhiều lĩnh vực. NH xem xét báo cáo tài chính, hiệu quả kinh doanh của DN rồi mới cho vay.
    . Theo ông, DN phải làm gì để tiếp cận vốn?
    + Nhiều DN không có vốn vẫn lập công ty. Vì thế vốn hoạt động chủ yếu là đi vay. Khi điều kiện kinh tế không thuận lợi, DN này dễ gặp rủi ro. Bởi vậy DN muốn được vay thì phải chứng minh năng lực tài chính. Cụ thể là phải có một phần vốn, có phương án làm ăn hiệu quả, chứng minh được khả năng trả nợ. Ngoài ra còn phải có tài sản đảm bảo, báo cáo tài chính minh bạch.
    . Có DN than rằng dù có tài sản đảm bảo họ vẫn không vay được vốn. Vậy vấn đề thuộc về DN hay NH?+ DN phải xem lại chính mình. Có tài sản nhưng không có phương án kinh doanh hiệu quả thì cũng khó vay được. Đâu phải NH không muốn cho vay. NH cũng là một DN, khi huy động vốn về, họ cũng có nhu cầu cho vay ra. Thế nhưng thời gian qua, dù thanh khoản tốt, NH dư tiền nhưng không cho vay được cũng là bi kịch của NH.
    NHNN đã liên tục hạ lãi suất tiền gửi, hạ lãi suất cho vay, khống chế lãi suất vay 15%... Đặc biệt NHNN đã nới lỏng đối tượng vay nội tệ cũng như ngoại tệ. Tuy nhiên, điều kiện cho vay thì không thể nới lỏng vì gây ra rủi ro cho NH, cho nền kinh tế.
    . Có ý kiến cho rằng điều kiện vay vốn của DN vừa và nhỏ cũng như các tập đoàn lớn đều như nhau là không phù hợp. Ông có ý kiến gì về vấn đề này?
    + Hiện nay, quy chế cho vay ở các NH là không phân biệt loại hình DN… Bởi thế DN dù nhỏ, dù lớn đều phải chứng minh khả năng trả nợ, báo cáo tài chính minh bạch, đang hoạt động tốt thì mới có thể vay. Không thể vì DN nhỏ mà được nới lỏng điều kiện.
    . Có ý kiến rằng DN muốn vay thì phải chung chi cho NH nên không hưởng được đúng mức lãi suất 15% được?
    + DN nào bị như vậy có thể gọi điện thoại về đường dây nóng của NHNN Chi nhánh TP.HCM.
    . Xin cảm ơn ông.



  2. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    lai ăn nhau chi phí ngoai thôi :))

Chia sẻ trang này