1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Sự thối nát của ngành mía đường và luận điệu ăn bẩn dựa núp bóng nông dân của hiệp hội Mía đường

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Boeing01, 03/11/2017.

7720 người đang online, trong đó có 1104 thành viên. 14:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 931 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. Boeing01

    Boeing01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2008
    Đã được thích:
    131
    http://m.cafef.vn/gia-mia-duong-anh-huong-khoc-liet-truoc-gio-g-20171102150245394.chn
    Ngành đường sau hàng chục năm chuẩn bị cho hội nhập đã trở về con số không tròn trĩnh. Nước mắt của người nông dân trồng mía vẫn khômg ngừng tuôn chảy mà giá đường của các nhá máy vẫn đang ở trên trời.
    Các công ty mía đường lý luận rằng họ muốn chính phủ bảo hộ để bảo vệ nông dân. Thực tế thì sao? Nông dân vẫn phải để mía chết khô trên đôngf vì nhà máy không mua theo cam kết. Nông dân luôn bị ép giá kể cả lúc giá đường trong nước cao gấp đôi giá đường thế giới. Thậm chí có những nhà máy còn lớn tiếng yêu cầu chính quyền sở tại can thiệp để nông dân không chuyển đổi diện tích trồng mía sang cây trồng khác có giá trị cao hơn. Một số nhà máy đã phải di chuyển vì nông dân không muốn trồng mía.
    Bao năm qua các chuyên gia và các nhà bâo tâm huyết đã hết lời khuyên ngành mía đường tập trung vào nâng cao năng suất mía, quy hoạch vùng nguyên liệu cũng như nâng cao chất lượng, hiệu suất và hạ giá thành sản phẩm, xây dựng thương hiệu thì ngành mía đường vẫn tận dụng sự bảo bộ để chộp giật bắt chẹt người tiêu dùng lẫn nông dân trồng mía.
    Trong 3 năm qua khi mà cam kết hội nhập cận kề thì họ vẫn tranh thủ bắt tay nhau để đảy giá đường trong nước từ 11.000 đ/kg lên 16.000 đồn/kg năm 2014, từ 12.500!lên 15.609 năm 2015, và từ 12.700 lên 16.500 năm 2016 cho dù lượng đường trong nước vẫn dư thừa làm cho ngành công nghiệp thực phẩm sau đường điêu đứng vì không chủ động được nguyên liệu.
    Vậy Hiệp hội và ngành mía đường làm đơn lên chính phủ đẻ bảo vệ nông dân hay bảo vệ chính họ?
    Frozen_heart219, TuBeo1981daututrondoi thích bài này.
  2. prometal

    prometal Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    18/07/2017
    Đã được thích:
    2.485
    quá thối nát, phải giữ thuế để bớt nát :drm1

Chia sẻ trang này