Sửa Luật Chứng khoán thiếu hai nội dung quan trọng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi nhabaochoichung, 17/08/2010.

2282 người đang online, trong đó có 61 thành viên. 05:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 531 lượt đọc và 16 bài trả lời
  1. nhabaochoichung

    nhabaochoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán đang được các thành viên thị trường đặc biệt quan tâm. Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán đang được các thành viên thị trường đặc biệt quan tâm. Liệu có những thay đổi gì trong chính sách phát triển thị trường sau lần sửa đổi này? ĐTCK đã có cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Kim Long, Giám đốc Luật, CTCK Sài Gòn.

    Ông có nhận xét gì về Dự thảo sửa đổi Luật vừa được Chính phủ thông qua, trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét cho ý kiến?

    Những nội dung sửa đổi Luật Chứng khoán lần này không có yếu tố đột biến để có thể tạo ra cú hích trên thị trường. Một số nội dung sửa đổi hiện đã được quy định rải rác tại các văn bản dưới luật như quy định về phát hành riêng lẻ, chào mua công khai hoặc việc giám sát sử dụng nguồn vốn huy động thông qua công bố thông tin về tiến độ sử dụng vốn được quy định tại Thông tư 09/2010/TT-BTC.

    Dự thảo có một số điểm mới như cho phép công ty quản lý quỹ được thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư vào bất động sản, các CTCK được quản lý danh mục đầu tư của NĐT cá nhân.

    Theo ông, Luật sửa đổi cần có những thay đổi gì để thúc đẩy thị trường phát triển?

    Tôi nghĩ, có 2 vấn đề có thể tác động đến sự phát triển của thị trường là sản phẩm mới và bán chứng khoán vào ngày T+. Về sản phẩm mới, ngay từ khi ra đời, Luật Chứng khoán năm 2007 đã quy định CTCK có thể cho NĐT vay tiền, vay chứng khoán theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

    Tuy nhiên, từ đó đến nay không có văn bản hướng dẫn nào. Vì thế, có nơi thực hiện có nơi không, tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh và gây khó khăn cho cơ quan quản lý, tiềm ẩn rủi ro cho thị trường. Tôi cho rằng, Luật sửa đổi lần này cần quy định chi tiết hơn để thực hiện mà không cần văn bản dưới luật hướng dẫn, nếu không thì quy định thời hạn phải ban hành các văn bản hướng dẫn.

    Về vấn đề bán chứng khoán vào ngày T+, theo Điều 54 Luật Chứng khoán, hiệu lực của việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký "có hiệu lực vào ngày thực hiện bút toán ghi sổ trên tài khoản lưu ký chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký".

    Quy định này khiến NĐT không bán được chứng khoán do lịch thanh toán là T+3. Nên chăng, chúng ta sửa thành "việc chuyển quyền sở hữu chứng khoán có hiệu lực ngay sau khi Sở GDCK thông báo kết quả khớp lệnh".

    Ở góc độ CTCK, theo ông, cần có những sửa đổi, bổ sung gì?

    Chúng tôi đề nghị bổ sung quy định cho phép tổ chức lại CTCK, công ty quản lý quỹ theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Qua 10 năm hoạt động của thị trường, các CTCK đã phát triển và đạt quy mô lớn về vốn điều lệ như SSI 3.511 tỷ đồng, KLS 2.011 tỷ đồng…

    Nhu cầu tái cơ cấu công ty là có thật, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển tiếp theo (tại nước ngoài, nhiều CTCK được tổ chức theo mô hình tập đoàn). Trong khi đó, hiện nay chỉ có Quyết định 27/2007/QĐ-BTC về quy chế tổ chức và hoạt động CTCK có quy định ngắn gọn cho phép CTCK lập công ty con để thực hiện hoạt động kinh doanh chứng khoán. Nếu Luật Chứng khoán có quy định tổ chức CTCK theo mô hình công ty mẹ - công ty con thì sẽ tạo điều kiện cho CTCK trong nước phát triển, chuẩn bị cho việc cạnh tranh với các CTCK nước ngoài được phép thành lập vào đầu năm 2012 theo cam kết WTO.

    Đối với phạm vi hoạt động của CTCK, Dự thảo có sửa đổi bổ sung Khoản 3 Điều 60 quy định về phạm vi hoạt động của CTCK theo hướng "chỉ được làm khi được phép", thay vì "được làm khi luật không cấm".

    So với quy định hiện hành thì Dự thảo thắt chặt hơn. Cơ quan soạn thảo có lý do để đề xuất thay đổi như vậy nhằm quản lý thành viên thị trường được chặt chẽ hơn. Tuy nhiên, ở góc độ của một DN, chúng tôi đề nghị cân nhắc quy định này, vì nó hạn chế sự năng động của các CTCK trong việc cho ra đời các sản phẩm mới phục vụ NĐT.

    Ông còn thấy những điểm gì chưa phù hợp từ nội dung sửa đổi Luật?

    Về chào bán chứng khoán riêng lẻ, tôi cho rằng, quy định các đợt chào bán cách nhau ít nhất 6 tháng là không hợp lý và không phù hợp với quy định của Điều 8.2 Luật Doanh nghiệp cho phép DN chủ động "lựa chọn hình thức, phương thức huy động, phân bổ và sử dụng vốn". Quy định hạn chế chuyển nhượng và giãn cách đợt phát hành sẽ gây khó khăn cho DN khi muốn huy động vốn.

    Về chào bán chứng khoán ra công chúng, tôi ủng hộ quy định khi đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, DN phải cam kết đưa chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch để phù hợp với thông lệ và bảo đảm quyền lợi của NĐT, cũng như phù hợp với quy định hiện nay của Luật Chứng khoán là công ty đại chúng phải lưu ký chứng khoán tập trung và chủ trương hạn chế thị trường giao dịch không chính thức.

    Tuy nhiên, Dự thảo nên có quy định hướng xử lý khi tổ chức phát hành không thực hiện cam kết này hoặc chính ĐHCĐ của tổ chức phát hành thông qua Nghị quyết không niêm yết hoặc giãn thời gian niêm yết đến sau thời hạn cam kết.

    Về quản trị công ty đại chúng, tôi đồng ý với Dự thảo giao Bộ Tài chính quy định cụ thể quy chế quản trị công ty đại chúng. Tuy nhiên, đề nghị Ban soạn thảo lưu ý, có một số vấn đề vướng mắc lớn nhất hiện nay lại nằm ngoài thẩm quyền của Bộ Tài chính, ví dụ điều chỉnh tỷ lệ triệu tập cuộc họp ĐHCĐ là 51% vốn điều lệ, thay vì 65% như hiện nay.

    Quy định tổ chức, cá nhân đã nắm giữ 25% cổ phần, muốn mua tiếp 10% hoặc mua tiếp dưới 10% trong vòng 1 năm phải chào mua công khai là không hợp lý, vì mức thay đổi sở hữu không đủ lớn để thay đổi căn bản ảnh hưởng của cổ đông trong quá trình ra quyết định của công ty so với mức 25% đã sở hữu.

    Quy định như vậy cũng làm mất thời gian và công sức của NĐT, trong khi đã có quy định họ phải công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch mua/bán chứng khoán vì đã trở thành cổ đông lớn. Theo tôi, mức phải thực hiện thủ tục chào mua công khai tiếp theo nên là 51%, 65%, 75% vốn điều lệ của công ty mục tiêu như quy định của Thông tư số 194/2009/TT-BTC ngày 2/10/2009 của BTC hướng dẫn về chào mua công khai.
  2. nhabaochoichung

    nhabaochoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Sửa rồi mà vẫn thiếu!^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  3. nhabaochoichung

    nhabaochoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Thị trường thì èo uột méo mó mà suốt ngày sửa luật rồi ra bao nhiêu cái thông tư chỉ thị.
  4. nhabaochoichung

    nhabaochoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    0
    ở VN luật rừng giá trị hơn rừng luật là vì thế!
  5. nhabaochoichung

    nhabaochoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Bởi vậy nên mới có những kẻ thu lợi lớn từ sự thiếu nhất quán của chính sách!
  6. nhabaochoichung

    nhabaochoichung Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Đô thị mới Hà Nội: Phổ biến... sai quy hoạch

    Thanh tra Chính phủ vừa hoàn tất báo cáo kết quả thanh tra các khu đô thị mới, dự án nhà ở tại trên địa bàn thành phố Hà Nội.
    Theo kết luận của cơ quan này, tình trạng vi phạm quy hoạch, lập dự án ôm đất, không chấp hành các quy chuẩn xây dựng, tuỳ tiện xây thêm biệt thự, căn hộ... đang diễn ra khá phổ biến trên địa bàn thành phố.


    Phổ biến sai quy hoạch
    Một số điển hình được nêu là dự án nhóm nhà ở Tây Nam Mễ Trì có diện tích 57.405 m2 do Công ty Xây lắp Thương mại làm chủ đầu tư; dự án công trình dịch vụ thương mại do Công ty Cổ phần bất động sản Điện lực Dầu khí làm chủ đầu tư; dự án tổ hợp khách sạn 5 sao, văn phòng cho thuê 250.000 m2 đất do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư.

    Kết quả thanh tra theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 cho thấy, các ô đất nêu trên được quy hoạch là hồ chứa nước, cây xanh, công viên.

    Đối với dự án xây dựng khách sạn, văn phòng 1.465 m2 đất do Công ty Cổ phần Sông Hồng làm chủ đầu tư, quy hoạch tỷ lệ 1/5.000 của huyện Từ Liêm cho thấy khu đất này được quy hoạch là đất ở.

    Cũng theo Thanh tra Chính phủ, không chỉ vi phạm về quy hoạch, việc phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 một số dự án có chỉ tiêu sử dụng đất không phù hợp với quy chuẩn xây dựng Việt nam. Ví dụ như dự án khách sạn văn phòng cho thuê do Công ty Cổ phần Hà Sơn làm chủ đầu tư.
    Theo quy chuẩn, mật độ xây dựng tối đa 26%, hệ số sử dụng đất tối đa 2,86 lần nhưng lại được phê duyệt mật độ xây dựng 29,8%, hệ số sử dụng đất 3,1 lần.
    Dự án trụ sở giao dịch và giới thiệu sản phẩm do Công ty Sản xuất và Dịch vụ xuất khẩu Nguyễn Hoàng làm chủ đầu tư, theo quy chuẩn thì mật độ xây dựng tối đa 33%, hệ số sử dụng đất tối đa 2,54 lần nhưng lại được phê duyệt mật độ xây dựng 40%, hệ số sử dụng đất 3,36 lần.
    Dự án văn phòng, khách sạn cho thuê do Công ty cổ phần Sông Hồng làm chủ đầu tư, theo quy chuẩn thì mật độ xây dựng tối đa 28%, hệ số sử dụng đất 2,8 lần nhưng lại được phê duyệt mật độ xây dựng lên tới 37%, hệ số sử dụng đất 3,7 lần...

    Thi công, chuyển nhượng nhiều vi phạm

    Kết quả thanh tra việc chấp hành thiết kế, giấy phép xây dựng cho thấy, tình trạng vi phạm diễn ra khá phổ biến, trong đó nổi lên là việc xây vượt số tầng, căn hộ so với giấy phép được cấp.
    Điển hình cho các vi phạm kể trên là dự án khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì. Theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000, đất xây dựng nhà cao tầng gồm 7 ô, nhưng khi quy hoạch chi tiết 1/500 thì đất xây nhà cao tầng đã tăng thêm thành 9 ô, làm cho diện tích đất xây dựng tăng thêm 5.071m2, diện tích sàn tăng thêm 56.395m2, phá vỡ quy chuẩn xây dựng.
    Riêng đối với khu thấp tầng và khu xây dựng công trình hỗn hợp diện tích đất xây dựng tăng 6.708 m2, diện tích sàn xây dựng tăng 111.312 m2, làm cho hệ số sử dụng đất và mật độ xây dựng tăng so với quy hoạch 1/2.000 đã được UBND thành phố phê duyệt.
    Kết quả thanh tra dự án khu nhà ở để bán (diện tích 9.503 m2) tại xã Mỹ Đình do Công ty Cổ phần Kinh doanh phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội làm chủ đầu tư, cho thấy, theo quy hoạch, đây sẽ là những khu chung cư 5 tầng và 6 tầng nhưng nay đã bị biến thành 12 lô nhà liền kề.
    Tại dự án khu nhà ở để bán tại xã Mễ Trì (diện tích 75.761 m2) đất do Công ty Xây dựng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện, chủ đầu tư đã biến tầng kỹ thuật áp mái thành nhà ở tương đương với 1.900 m2 sàn xây dựng.
    Trong khi đó, tại dự án xây dựng nhà ở để bán tại xã Mỹ Đình diện tích 50.112m2 do Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Ba Đình làm chủ đầu tư, tòa tháp cao tầng đã được thi công cao hơn so với giấy phép xây dựng 7,52m; nhà vườn cao 3 tầng thì được xây thành 4 tầng...
    Ngoài việc vi phạm về quy hoạch, thiết kế, kết quả thanh tra cho thấy, tình trạng chuyển nhượng trái phép cũng diễn ra phổ biến tại nhiều dự án trên địa bàn thành phố.
    Đơn cử như dự án khu đô thị mới Mỹ Đình - Mễ Trì được giao cho Tổng Công ty Sông Đà và doanh nghiệp này đã giao cho đơn vị thành viên là Công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà (Sudico) trực tiếp quản lý thực hiện và kinh doanh.
    Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án, Sudico đã ký hợp đồng hợp tác đầu tư với Công ty Bitexco để cùng góp vốn đầu tư và phân chia đất đai, kể cả đất xây dựng công trình hỗn hợp và đất công cộng nhưng chưa được sự chấp thuận của UBND thành phố Hà Nội.
    Hậu quả của những vi phạm trên là hàng trăm hộ dân sống tại tòa nhà The Manor đến vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở sau nhiều năm sinh sống tại đây.
    Ngoài ra. cơ quan thanh tra còn phát hiện, Công ty Sudico đã tự ý chuyển nhượng khi chưa có ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành đối với 6 ô đất trong dự án với diện tích lên đến 38.372 m2.
    Riêng ô đất CC2 thuộc khu đô thị nói trên có diện tích là 4.783m2, theo quy hoạch là đất công cộng cấp thành phố. Tuy nhiên, chủ đầu tư cùng nhiều sở, ngành đã tham mưu để UBND thành phố giao cho Học viên Âm nhạc Quốc gia xây trụ sở là trái với quy hoạch được duyệt.
  7. nantoantap

    nantoantap Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    18
    Chúng ta đang được hưởng thành quả của Thông tư 13!
  8. nantoantap

    nantoantap Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    18
    Không chết ngay mà cứ chết từ từ!
  9. khanhchi166

    khanhchi166 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Thiếu mới có lý do họp tiếp chứ bác!
  10. khanhchi166

    khanhchi166 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Nói về Luật VN thì nói cả ngày không hết chuyện!

Chia sẻ trang này