SỨC NÓNG CHỨNG KHOÁN VIỆT

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TopModel, 10/12/2006.

5689 người đang online, trong đó có 730 thành viên. 22:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1868 lượt đọc và 11 bài trả lời
  1. TopModel

    TopModel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Đã được thích:
    2
    SỨC NÓNG CHỨNG KHOÁN VIỆT

    Sức nóng chứng khoán Việt


    6giờ 45 sáng ngày 1/12/2006 trong khi Alain Cany, Tổng giám đốc HSBC Vietnam, trả lời phỏng vấn của hãng truyền hình BBC về thị trường tài chính Việt Nam, ở Khách sạn Fullerton các doanh nghiệp Việt Nam đang chuẩn bị một ngày làm việc trực tiếp với các quỹ và tập đoàn tài chính nước ngoài tại Singapore.

    Các quan chức của Ban Chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước vừa ăn sáng vừa trao đổi với giới đầu tư.

    Một không khí lạc quan về những cơ hội đầu tư hy vọng sẽ được tìm thấy bao trùm Ngày Việt Nam do HSBC và Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) tổ chức tại đảo quốc Sư tử.

    Vì sao lạc quan?

    Ông Alain Cany nói với giới báo chí: ?oTôi cảm thấy các nhà đầu tư ở Singapore đang rất hăm hở với thị trường Việt Nam. Thị trường này vẫn còn nhiều chỗ dành cho họ?.

    Ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM, sau buổi làm việc với Sở Giao dịch Chứng khoán Singapore, cho biết: ?oHọ sẵn sàng giúp chúng ta kết nối với thị trường vốn Singapore và các nước ASEAN, tạo điều kiện cho doanh nghiệp Việt Nam niêm yết ở đây?.

    Còn Garry Evans, nhà phân tích chiến lược cổ phiếu thị trường châu Á - Thái Bình Dương của HSBC Hongkong, nhận xét: ?oChứng khoán Việt Nam đang mở cho các nhà đầu tư nước ngoài còn hơn cả Trung Quốc và Ấn Độ?.

    Theo quan sát, mối quan tâm của giới đầu tư tài chính nước ngoài đối với Việt Nam đang rất thật bởi ba lý do. Thứ nhất, chứng khoán Việt Nam trong vòng ba tháng gần đây (theo tính toán của HSBC) tăng 19%, một mức tăng mà không một thị trường nào trong khu vực có thể đạt được.

    Thứ hai, một khối lượng lớn các công ty niêm yết và đăng ký giao dịch trong những tháng cuối năm sẽ đẩy tổng mức vốn hóa của thị trường chính thức tăng vọt. Trong khi đó khoảng 1,8 tỉ đô la Mỹ của các quỹ đầu tư nước ngoài mới huy động được đang chờ giải ngân. Thứ ba, môi trường đầu tư tài chính của Việt Nam đang được cải thiện mạnh mẽ.

    ?oChúng tôi tiếp tục nhìn nhận Việt Nam như một thị trường hấp dẫn nhất châu Á? - đại diện của HSBC nói với các khách hàng của mình.

    Những nhân tố chiều sâu

    ?oCổ phiếu ở Việt Nam hiện nay nhìn chung không quá mắc, mà quản trị của các doanh nghiệp hàng hiệu (blue chips) trên thị trường chứng khoán lại tốt hơn các công ty của Trung Quốc? - Garry Evans nhận xét.

    Khảo sát của HSBC cho thấy năm 2005 chỉ số P/E trung bình (giá cổ phiếu trên lợi nhuận, con số này càng thấp, chứng khoán càng rẻ) của chứng khoán tại Ấn Độ là 19, Trung Quốc 16, Việt Nam 15; năm 2006 (tính đến ngày 22/11/2006) của Ấn Độ là 30, Trung Quốc 25, Việt Nam 22.

    Ở Trung Quốc, tỷ lệ cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ tối đa của một công ty niêm yết chỉ có 30%, so với 49% của Việt Nam hiện nay. Đó là chưa kể khả năng nâng tỷ lệ này lên còn đang bỏ ngỏ, một số lĩnh vực có thể mở đến 100%. Bên cạnh đó là vấn đề tế nhị.

    ?oỞ Trung Quốc, quá trình chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp được gọi thẳng là tư nhân hóa, nhưng thực ra lại không phải là tư nhân hóa đúng nghĩa. Ở Việt Nam, quá trình đó mang tên cổ phần hóa, nhưng lại rất gần với nghĩa tư nhân hóa?, Garry Evans nhận định.

    Tuy nhiên, sức hấp dẫn thực sự của chứng khoán Việt Nam không phải chỉ nằm ở những chỉ số thông thường, mà mấu chốt của nó chính là mức tăng trưởng và tiềm năng tăng trưởng. Mức tăng trưởng lợi nhuận của các quỹ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đang là 25-30% và sẽ còn cao hơn vào năm tới.

    Trong vòng ba tháng qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã đổ xô mua chứng chỉ quỹ của các quỹ đầu tư ở Việt Nam đang niêm yết trên thị trường London và Dublin. Từ tháng 1 đến tháng 9/2006, mức tăng trưởng của Quỹ VEIL là 65% (đến tháng 11 là 80%); Quỹ Vietnam Growth Fund là 36,5%; Quỹ Vietnam Dragon Fund (mới gọi vốn chưa lâu) là 15%. Cả ba quỹ này đều do Dragon Capital quản lý.

    Cùng thời gian trên, mức tăng trưởng của Quỹ Vietnam Opportunity Fund (VOF - do VinaCapital quản lý) là 35% (50% nếu tính đến tháng 11/2006); Quỹ Phan-xi-phăng là 41,8%; Quỹ Vietnam Emerging Equity là 24,8% (cả hai quỹ này do PXP Vietnam Asset Management quản lý).

    Vì sao các nhà đầu tư lại bỏ vốn vào các quỹ mà không trực tiếp mua chứng khoán Việt Nam? Đó là câu hỏi mà báo giới đã cố gắng tìm lời giải trong những ngày ở Singapore. Họ có ba khó khăn. Thứ nhất là việc cấp mã số kinh doanh (trading code) vẫn còn quá phức tạp. Hơn nữa, các nhà đầu tư tổ chức chưa có hiểu biết nhiều về luật lệ cũng như các mối quan hệ ở Việt Nam.

    Và quan trọng nhất là họ chưa tin tưởng vào các nhà môi giới (broker) trong nước. Họ chuyển tiền vào, đặt lệnh mua bán, nhưng trong trường hợp không giao dịch thành công, tiền của họ sẽ như thế nào? Việt Nam vẫn chưa có các broker quốc tế.

    ?oThậm chí nếu lập công ty chứng khoán liên doanh, người nước ngoài cũng chỉ nắm giữ 49% vốn, không phải là đối tác quyết định. Chúng tôi sẽ vào mạnh khi có công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài?, một nhà đầu tư nói.

    Một vấn đề quan trọng khác là tính thanh khoản và quy mô thị trường. Cho dù tổng vốn hóa thị trường đang tăng nhanh, thì các quỹ lớn vẫn còn ngần ngại. Những quỹ đầu tư tên tuổi ở Singapore đang quản lý tổng tài sản hàng chục tỉ đô la Mỹ/quỹ. Nguyễn Xuân Minh, Phó chủ tịch Templeton Asset Management Ltd., cho biết: ?oDù hiệu quả, nhưng số lượng đầu tư chỉ vài ba chục triệu đô la Mỹ, thì mức lợi nhuận thu được cũng không đáng kể. Nếu tổng vốn hóa của thị trường lên tới 20-30 tỉ đô la Mỹ, chắc chắn các quỹ sẽ vào nhiều?.

    Bên cạnh đó, chỉ số VN-Index vẫn chưa có tên trong MSCI (Morgan Stanley Capital International). MSCI là một tổ chức độc lập, nó giống như index quốc tế, một chuẩn (benchmark) của thế giới, nơi mà chỉ số chứng khoán của tất cả các quốc gia châu Á đều đã có mặt.

    Có tên trong MSCI là dấu hiệu cho thấy thị trường chứng khoán Việt Nam thật sự ?obình thường? như các thị trường khác, các nhà đầu tư nước ngoài có thể bỏ tiền vào. Nếu thị trường của chúng ta tốt, nhưng chúng ta không tham gia những tổ chức như thế, làm sao giới tài chính quốc tế biết và tìm đến Việt Nam?

    Tiền chờ giải ngân

    Theo HSBC, số tiền mà các quỹ đầu tư nước ngoài huy động được để bỏ vào Việt Nam đang tăng nhanh, đạt 1,8 tỉ đô la Mỹ vào cuối tháng 11/2006. Đây là số chưa giải ngân.

    Đáng kể nhất trong số này là 305 triệu đô la Mỹ của VinaCapital, 200 triệu đô la Mỹ của Dragon Capital, 129 triệu đô la Mỹ chưa được đầu tư của Vietnam Holding. PXP Asset Management đang chuẩn bị kết thúc đợt gọi vốn 100 triệu đô la Mỹ cho Quỹ Vietnam Lotus Fund. Các công ty quản lý quỹ Horizon và Black Horse Capital sắp lập quỹ mới. Jardine Fleming vừa tuyên bố một quỹ mang tên Việt Nam sẽ đóng vào cuối tháng này.

    Ngoài ra, không thể không ghi nhận sự hoạt động tích cực của các nhà đầu tư đến từ Nhật Bản và Hàn Quốc. Sumitomo Mitsui Asset Management vừa ?othử nghiệm? một quỹ cho Việt Nam với 50 triệu đô la Mỹ, trong khi Korea Investment Trust đã huy động được hàng trăm triệu đô la Mỹ cũng chỉ để dành riêng cho chứng khoán Việt Nam.

    Song, liệu tất cả số tiền này có đổ vào thị trường cùng lúc? Câu trả lời là không. Tiền đã sẵn sàng cho những đợt phát hành lần đầu ra công chúng (IPO) của những ?ođại gia? trong năm 2007 như Vietcombank, MHB, Bảo Việt, BIDV, Vinaphone và MobiFone, các công ty dầu khí.

    Tổng vốn hóa thị trường hiện tại, cả ở sàn Hà Nội và Tp.HCM, được HSBC đánh giá gần 9 tỉ đô la Mỹ. Vậy 1,8 tỉ đô la Mỹ kia bằng 20% tổng vốn hóa thị trường. Và thông số cuối: các nhà đầu tư nước ngoài đang nắm giữ 31% giá trị cổ phiếu niêm yết ở Việt Nam!
    bond_9968 thích bài này.
  2. TopModel

    TopModel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Đã được thích:
    2
    Đầu tư phải bắt đầu từ đâu?

    Là nhà đầu tư, tôi kiếm môi trường tương đối ổn định, có tiê?m năng và có tính dài hạn thì tôi đã tìm thấy ba điều đó ở Việt Nam, không chỉ mới đây mà đã 10 năm rồi".

    Ông Scriven đến Việt Nam lần đầu tiên vào năm 1990
    "Là nhà đầu tư, tôi kiếm môi trường tương đối ổn định, có tiê?m năng và có tính dài hạn thì tôi đã tìm thấy ba điều đó ở Việt Nam, không chỉ mới đây mà đã 10 năm rồi".
    Đó là nhận định của ông Dominic Scriven, Giám đốc Quĩ Đầu Tư Dragon Capital, người được giới quan sát đánh giá là một trong những chuyên gia nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam trong lĩnh vực huy động vốn và tư vấn đầu tư.

    Công ty của ông hiện đang quản lý khối tài sản và vốn đầu tư có trị giá khoảng 800 triệu đôla Mỹ bao gồm cả cổ phiếu của khoảng phân nửa các công ty niêm yết tại các trung tâm giao dịch chứng khoán tại Việt Nam.

    Trong cuộc phỏng vấn dành cho Nguyễn Hoàng của Ban Việt Ngữ BBC, ông Scriven cũng nói rằng "đầu tư vào môi trường như Việt Nam không thể là một bài toán ngắn hạn và đương nhiên cần phải kiên nhẫn".

    BBC:Việc các tập đoàn tài chính lớn của nước ngoài gần đây quan tâm tới Việt Nam có tính thực tế hay không?

    Dominic Scriven: Điều khiến tôi hơi ngạc nhiên là với dân số 83 triệu người và tăng trưởng kinh tế ở mức 7% thì tại sao trước đây các định chế tài chính nước ngoài lại chưa quan tâm tới Việt Nam. Thế nhưng nay với sự quan tâm của những tập đoàn tài chính có tầm cỡ mà tôi xin dùng từ là "các ông lớn" thì đó là thực tế mà mọi người ở đây thấy làm vui mừng.

    Giới lãnh đạo doanh nghiệp mà một phần là lãnh đạo các công ty nhà nước trước đây hơi khiêm tốn, không dám quảng bá hình ảnh, cung cấp thông tin về doanh nghiệp trong nước ra bên ngoài lãnh thổ Việt Nam. Cái này cũng dễ hiểu bởi một phần có thể do tính cách người Việt là vậy.

    Trong khi ở các nước trong vùng thì họ có cả một bộ máy nhằm cung cấp và quảng bá cho hình ảnh đất nước cũng như những thành tựu của doanh nghiệp và môi trường kinh doanh ở nước họ. Tôi cho rằng đó là một bước mà Việt Nam đang tiến đến. Nó có muộn hay không thì tôi cũng chỉ muốn nói là tôi mừng vì những gì Việt Nam đang làm và đang có.

    BBC:Một số người cho rằng ông là người khá thành đạt trong lĩnh vực thu hút vốn đầu tư và bí quyết của sự thành công đó là từ tính kiên nhẫn. Thế nhưng ở góc độ nhà đầu tư thì người ta có nhất thiết phải kiên nhẫn như ông hay không?

    Ai là nhà đầu tư thì cũng muốn đầu tư hôm nay và lấy lãi ngay trong ngày mai. Đây là tính cách con người. Tôi cho rằng đầu tư vào các nước như Việt Nam không thể là một bài toán ngắn hạn.

    Vì sao? Vì điểm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài là cái đà phát triển lâu dài của Việt Nam. Tôi thấy thành công của thời gian vừa qua tại Việt Nam là những gì gặt hái được từ 20 năm qua, tức là cả một quá trình chứ không một vài năm.


    Chúng tôi thấy đầu tư theo tầm nhìn dài hạn mới là đầu tư có lợi nhất và vững vàng nhất


    Dominic Scriven

    Về quan điểm cá nhân cũng như từ công ty Dragon Capital, chúng tôi thấy đầu tư theo tầm nhìn dài hạn mới là đầu tư có lợi nhất và vững vàng nhất. Tất nhiên cũng có những nhà đầu tư ngắn hạn và họ cũng có thể thành công. Nhưng khách hàng của chúng tôi cũng như bản thân chúng tôi muốn đi tới thành công mà sự thành công đó là tính bằng 10 năm chứ không phải thành công trong năm nay rồi năm sau gặp khó khăn. Và như vậy đương nhiên sẽ đòi hỏi một sự kiên nhẫn nhất định.

    BBC:Giới tư vấn đầu tư tỏ ý quan ngại rằng một số ngân hàng cho các doanh nghiệp vay khá phóng khoáng bởi chỉ dựa vào điều kiện cho vay là bên đi vay có nhà, đất thế chấp. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ nếu công ty làm ăn lụn bại, không có khả năng trả nợ, thậm chí phá sản và giá trị nhà, đất thế chấp sẽ không còn giá trị được như thời điểm họ thế chấp thì rủi ro lại nằm hoàn toàn về phía ngân hàng. Về góc độ này ông đánh giá thế nào?

    Rủi ro trong hệ thống tài chính của bất kỳ nước nào đều là vấn đề vô cùng quan trọng. Về hiện trạng vào lúc này của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam thì tôi cho là tương đối khỏe mạnh.

    Những khó khăn, thất bại từ đầu thập niên 1990 cũng đã dẫn tới việc Ngân hàng Nhà nước nói riêng và chính phủ nói chung đưa ra một loạt qui định, qui chế và luật mới để quản lý các ngân hàng.


    Đảm bảo được chất lượng các khoản tín dụng và trình độ chuyên viên ngân hàng là hai áp lực trong bài toán mà các ngân hàng Việt Nam phải giải.


    Dominic Scriven

    Tôi thấy các ngân hàng cũng tương đối quyết tâm học các bài học của quá khứ và đầu tư đúng mức vào công nghệ, nghiệp vụ, con người nhằm làm cho sức khỏe hệ thống ngân hàng tốt hơn. Đó là điểm mà các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế sang Việt Nam cũng đề cập đến. Nên nhớ là Thái Lan có số tài khoản nhiều hơn số dân. Trong khi Việt Nam có 83 triệu dân mà mới chỉ có 5 triệu tài khoản. Vậy nếu tăng tốc và tăng qui mô của hệ thống ngân hàng thì áp lực đối với các ngân hàng chính là làm sao đảm bảo được chất lượng của các khoản tín dụng và đảm bảo chất lượng chuyên gia ngân hàng và hai áp lực đó chính là bài toán cho các ngân hàng Việt Nam phải giải quyết trong 5 năm tới.

    BBC:Một thực tế dễ thấy là hàng năm có tới vài tỷ đôla là tiền mà đồng bào từ Hải Ngoại gửi về cho thân nhân ở Việt Nam qua đường chính thức hoặc không chính thức. Vậy có cách nào để huy động số tiền này vào các quĩ đầu tư chính thức sao để đầu tư một cách chính thống hơn?

    Mối quan hệ giữa Việt Kiều và người trong nước thì tôi không thể bình luận được bởi tôi không phải là người Việt ở Việt Nam và tôi cũng không phải là Việt Kiều.

    Nhưng tôi thấy số tiền mà bà con Việt Kiều gởi về hàng năm rất lớn. Chiếm khá nhiều trong GDP, và điều đó có nghĩa là nó đóng phần quan trọng trong công cuộc phát triển đất nước. Anh đề cập là thấy số tiền này ít xuất hiện trong các định chế tài chính. Điều này cũng đúng. Thế nhưng đứng ở góc độ các ngân hàng Việt Nam thì chúng ta thấy khoảng 20% tổng nguồn vốn huy động của hệ thống ngân hàng Việt Nam chính là ngoại tệ và tôi nghĩ đó chính là nhờ phần lớn tiền mà bà con ở nước ngoài gửi về Việt Nam.

    Tuy nhiên, các định chế tài chính nhằm phục vụ cho các khoản tiền mà bà con gửi về thì mới chỉ xuất hiện gần đây thôi. Các định chế mới này đang được đa dạng hóa dịch vụ và tôi nghĩ sớm hay muộn thì cũng sẽ thu hút được nguồn tiền này. Cũng có một điểm đặc thù nữa là nguồn tiền này chủ yếu là để hỗ trợ cho điều kiện sinh hoạt cho thân nhân ở Việt Nam cho nên có lẽ nguồn vốn này không phải là nguồn vốn giống như nguồn vốn đầu tư có tính truyền thống của giới đầu tư nước ngoài.

    BBC:Giới chuyên gia tài chính là Việt Kiều ở nước ngoài khá nhiều nhưng số người về nước làm ăn quá ít. Dường như vẫn tồn tại một số định kiến về một Việt Nam trong đó duy trì sự lãnh đạo của một đảng Cộng Sản duy nhất. Vậy phải chăng cần sự thuyết phục nào đó đối với đội ngũ này cũng như thuyết phục đối với các nhà đầu tư là Việt Kiều?

    Tôi không tham gia bàn luận về vai trò của đảng ở đây. Tôi chỉ nói thế này. Tôi là nhà đầu tư, tôi kiếm môi trường tương đối ổn định, có tiê?m năng và có tính dài hạn thì tôi đã tìm thấy ba điều đó ở Việt Nam, không chỉ mới đây mà đã 10 năm rồi.

    Công ty của chúng tôi vẫn còn nhỏ bé và chúng tôi muốn có tương lai ở đây mà tương lai đó sẽ nhờ một phần lớn vào tình hình ổn định chính trị và xã hội tại Việt Nam. Tôi cũng tiếp xúc rất nhiều với các nhà nhà đầu tư nước ngoài và một nhận xét khá phổ biến của họ là so Việt Nam với các nước trong khu vực thì điều kiện về an ninh, ổn định và tiềm năng ở Việt Nam còn mạnh hơn rất nhiều so với các nước như Thái Lan, Philippines, Indonesia.

    Có lẽ có một số Việt Kiều cũng không muốn nghe bàn về các yếu tố này làm gì. Thế nhưng các vị là người Việt thì có lẽ các vị phải hiểu người Việt ở Việt Nam rõ hơn tôi.
    thatha_chamchi thích bài này.
  3. TopModel

    TopModel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Đã được thích:
    2
    Cuối năm nay Việt kiều chuyển lượng Kiều hối về VN là khoảng 4 tỷ Đô cho người thân. số tiền này sẽ được đầu tư vào đâu nhỉ ??? Hiện nay Hình thức đầu tư vào Bất động sản thì đang đóng băng và rất chậm, Vàng thì không có lãi nhiều lắm. Hình thức đầu tư Tối ưu nhất và đem lại lợi nhuận nhiều nhất bây giờ là đầu tư vào Chứng khoán. Nếu 4 tỷ $ này được huy động để đầu tư vào CK thì thị trường sẽ thế nào nhỉ ???


    Được topmodel sửa chữa / chuyển vào 21:10 ngày 12/12/2006
  4. hilary88

    hilary88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/11/2006
    Đã được thích:
    1
    Thì VNI sẽ lên 1000 điểm thôi bác ạ !
  5. TopModel

    TopModel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Đã được thích:
    2
    Credit Suisse đã chính thức tham gia giao dịch tại TTCK VN bằng việc mở Tài khoản giao dịch tại 1 cty chứng khoán để tự đầu tư cũng như đầu tư cho các khách hàng muốn đầu tư vào ttck VN thông qua Credit Suisse, lượng tiền mà ngân hàng cũng như khách hàng của họ đổ vào VN có thể là rất lớn. Credit Suisse đóng vai trò trung gian tài chính trong nhiều dự án, thu xếp các khoản tín dụng trị giá 500 triệu USD cho NHTM và tài trợ nhiều giao dịch thương mại giữa DN nước ngoài và DN VN.
    (Nguồn: DTCK).
    ---------------

    Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước vừa cấp Giấy chứng nhận đăng ký lập quỹ đầu tư chứng khoán thành viên cho Quỹ Đầu tư tăng trưởng Việt Nam (VF2). Quỹ Đầu tư tăng trưởng Việt Nam có tổng vốn điều lệ là 400 tỷ đồng Việt Nam; Thời hạn hoạt động của quỹ là 5 năm. Ngân hàng giám sát là Ngân hàng Hồng Kông và Thượng Hải (HSBC) - Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh


    Được topmodel sửa chữa / chuyển vào 20:02 ngày 17/12/2006
  6. TopModel

    TopModel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Đã được thích:
    2
    Chứng khoán Anh quốc vào VN



    Ngày 27/12, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép cho Công ty Indochina Capital Advisors Limited (ICA) đến từ Anh quốc được đặt văn phòng đại diện tại Hà Nội và TP HCM.

    Công ty Indochina Capital Advisors Limited (ICA) có địa chỉ trụ sở chính tại East Asia Chambers, British Virgin Islands. Trưởng văn phòng đại diện tại Hà Nội là ông Thomas Joseph Vu Ngo, văn phòng có 3 người. Trưởng văn phòng đại diện tại TP HCM là ông Beat Schuerch, văn phòng có 4 người.

    Giấy phép có hiệu lực 5 năm kể từ ngày ký. Tính cả ICA, hiện cả nước có 14 văn phòng đại diện trong lĩnh vực chứng khoán, trong đó có 8 văn phòng đặt tại TP HCM và 6 đặt tại Hà Nội.
  7. TopModel

    TopModel Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/02/2003
    Đã được thích:
    2
    Một năm "mùa vàng" của chứng khoán Việt Nam



    (Theo KT&ĐT) Năm 2006, một năm đánh dấu rất nhiều sự kiện lớn và thành công của Việt Nam, đi cùng với thành công này là sự thăng hoa của thị trường chứng khoán (TTCK) - một năm thành công với thật nhiều "hội tụ đủ".

    Những kết quả ấn tượng

    Nếu phiên giao dịch đầu tiên của năm 2006 (ngày 3/1/2006) chỉ số VNIndex đóng cửa mức 305,28 điểm thì đến phiên giao dịch ngày 26/12, chỉ số này đã lên tới 747,82 điểm, tăng 145%. Một tốc độ tăng ấn tượng mà theo mạng thông tin tài chính, báo giới nước ngoài thì TTCK Việt Nam đang có những bước tiến đáng kinh ngạc với tốc độ tăng trưởng mạnh và triển vọng nhất Châu Á.

    Từ một thị trường có quy mô vốn hóa 460 triệu USD với 32 công ty niêm yết vào cuối năm 2005 thì vào thời điểm này đã có hơn 170 DN tham gia niêm yết. Nếu không có gì thay đổi, kết thúc năm 2006 sẽ có khoảng 180 cổ phiếu và chứng chỉ quỹ của các công ty và quỹ đầu tư được niêm yết và đăng ký giao dịch trên hai trung tâm giao dịch chứng khoán ở TP.HCM và Hà Nội với tổng giá trị vốn hóa trên 10 tỷ USD, tăng gấp hơn 20 lần so với cuối năm 2005 và đạt khoảng 17% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2006, vượt xa mọi dự báo và kỳ vọng của các nhà quản lý thị trường đặt ra khi chỉ mong muốn giá trị thị trường đạt 5% GDP.

    Như vậy tại thời điểm này, mục tiêu quy mô TTCK bằng 10-15% GDP mà Thủ tướng Chính phủ đặt ra trong chiến lược phát triển TTCK đến năm 2010 đã đạt được. Giám đốc TTGDCK TPHCM Trần Đắc Sinh nhận định: TTCK Việt Nam "đang khởi động cho quá trình tăng trưởng mới", đó là một quá trình sẽ được tính bằng những con số hàng tỷ USD và TTCK sẽ trở thành một kênh huy động vốn đầu tư trung và dài hạn chủ lực cho nền kinh tế một cách có hiệu quả.

    Những lý do "Hội tụ đủ" cho phát triển chứng khoán

    Vào thời điểm cuối năm 2006, những người nhiều kinh nghiệm nhất trên TTCK cũng phải ngạc nhiên trước tốc độ tăng trưởng đến chóng mặt của thị trường. Việc Bộ Tài chính sẽ cắt giảm ưu đãi thuế cho doanh nghiệp lên sàn từ 1/1/2007. Nếu lên sàn trước 1/1/2007, trong vòng hai năm, các doanh nghiệp chỉ phải nộp 14% thay vì 28% thuế thu nhập doanh nghiệp đã làm xuất hiện một làn sóng các cty lên sàn. Sự xuất hiện của những công ty có quy mô vốn lớn và "chất lượng" càng đốt nóng "nhiệt kế" chứng khoán Việt Nam. Mặt bằng giá tăng lên trung bình 250%, cá biệt nhiều loại CP tăng trên 500% so với năm 2005.

    Theo thống kê của TTGDCKTPHCM, trung tuần tháng 12, khi giá CP tăng mạnh, lượng tiền nhà đầu tư bỏ ra mua CP bình quân lên đến 1000 tỷ đồng/ngày, tăng hơn 50% so với hai tháng trước.

    Trên thực tế, những đợt tăng trưởng nhanh của thị trường đã có ý nghĩa tích cực trong việc lôi kéo sự quan tâm của xã hội đến TTCK. (Tính đến thời điểm này đã có hơn 100.000 tài khoản của nhà đầu tư trong và ngoài nước được mở).

    Theo Tập đoàn tài chính Merill Lynch(Mỹ), TTCK Việt Nam có triển vọng phát triển mạnh hàng đầu trong khu vực mà tác động lớn nhất chính là "cú hích" WTO. Ngày 7/11 năm 2006, Việt Nam chính thức được công nhận là thành viên thứ 150 của WTO. Theo các cam kết WTO, Việt Nam cho phép các DN nước ngoài được thành lập công ty chứng khoán 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ ngày gia nhập WTO, trước mắt được góp vốn 49% vào các công ty chứng khoán. Đối với các tổ chức nước ngoài, đây là một thông điệp cho thấy, VN thực sự mở cửa nền kinh tế, là điều kiện tiên quyết để họ đến với Việt Nam.

    Cùng thời gian này, Tổng thống Mỹ George W.Bush đã đến thăm TTGDCK TPHCM. Việc thăm sàn chứng khoán VN của ông Bush đã dấy lên sự hưng phấn của giới đầu tư trong và ngoài nước với kỳ vọng dòng vốn đầu tư nước ngoài sẽ chảy mạnh vào Việt Nam. Một loạt các tập đoàn tài chính lớn trên thế giới như Merrill Lynch, SBC, Standard Chartered, VinaCapital? tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam. Theo ước đoán, năm 2006, TTCK Việt Nam thu hút một lượng vốn đầu tư gián tiếp (FII) bằng 10 năm trước cộng lại. Riêng Dragon Capital và VinaCapital đã huy động hàng trăm triệu USD và tổng giá trị tài sản do mỗi công ty quản lý hiện lên đến 1 tỷ USD.

    Năm 2007 TTCK sẽ tiếp tục biến chuyển?

    Theo tập đoàn Merill Lynch, năm 2007, thị trường CKVN sẽ tiếp tục có những bước chuyển lớn. Ngoài dự báo về nguồn vốn đầu tư tăng lên thì nguồn cung chứng khoán sẽ tăng mạnh. Theo thống kê sơ bộ, năm 2006, cả nước chỉ cổ phần hoá được 350 DN, và hiện nay, số DN nhà nước còn lại là 1.800 DN, trong đó có rất nhiều các DN lớn thuộc các lĩnh vực tài chính- ngân hàng, viễn thông... Những DN này sẽ được cổ phần hoá để tạo nguồn cung hàng cho thị trường. Hơn nữa, những quy định về nghĩa vụ của 1 công ty đại chúng trong Luật Chứng khoán (có hiệu lực từ 1/1/2007) sẽ buộc các DN có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở lên phải hoạt động minh bạch, nên con đường đến với TTCK của các DN sẽ càng gần hơn. Khi hai động lực chính là cung và cầu cùng lớn thì kỳ vọng TTCK năm 2007 sẽ tiếp tục có chuyển biến lớn là có cơ sở.

    Những vấn đề đặt ra

    Mặc dù đã gặt hái được nhiều thành công, nhưng TTCKVN cũng đã bộc lộ những vấn đề hạn chế, những khó khăn, thách thức đòi hỏi sự cố gắng hơn nữa từ phía các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các chủ thể tham gia thị trường.

    Số lượng các công ty niêm yết và giao dịch của nhà đầu tư ngày càng nhiều nhưng hệ thống giao dịch chưa được nâng cấp; Hoạt động chứng khoán còn mang nặng tính đầu cơ ngắn hạn, thiếu tính phân tích và dự đoán trên TTCKVN, công chúng còn đầu tư theo yếu tố tâm lý, chủ yếu bị ảnh hưởng bởi cảm tính. Có rất ít những nhà đầu tư chuyên nghiệp đầu tư theo phương pháp phân tích các chỉ số, số liệu của công ty, điều này ảnh hưởng lớn tới sự phát triển bền vững của TTCK; Các tổ chức niêm yết chưa thấy hết được tầm quan trọng của việc công khai hoá thông tin. Do vậy họ còn thiếu chủ động tự giác cung cấp thông tin cho công chúng làm ảnh hưởng tới các quyết định tham gia thị trường của người đầu tư; Điều đáng nói là Luật chứng khoán sẽ có hiệu lực từ ngày 1/1/2007 nhưng đến ngày 25/12/06 vẫn chưa có văn bản hướng dẫn nào được ban hành.

    Trong tương lai, TTCK Việt Nam sẽ thực sự trở thành chiếc nhiệt kế đo sức khoẻ của nền kinh tế. Tuy nhiên, để thực hiện được nhiệm vụ đó, TTCK Việt Nam cần được phát triển bền vững ngay từ lúc này
  8. TranTuanAnhSg

    TranTuanAnhSg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/11/2006
    Đã được thích:
    2
    Em gái topmodel ở đâu vậy???? Hà Nội hay Sài Gòn em?????????????????
  9. scorpio_9

    scorpio_9 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2005
    Đã được thích:
    1
    ặc ặc, đừng trông mặt mà bắt hình dong.
    là đàn ông đấy.
  10. JouKtLi159

    JouKtLi159 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/12/2014
    Đã được thích:
    0
    Mỗi con người chắc chắc có 2 ngày phải ghi nhớ trong đời, đó là ngày sinh nhật và ngày qua đời, và đặc biệt nhất chính là ngày sinh nhật. Một món quà be bé trong ngày này có thể mang đến vô vàng cảm xúc.

    [​IMG]

    Mỗi một người đều có khá nhiều mối quan hệ với nam giới.



    Là người cha yêu quý của bạn thì quá dễ rồi, chắc hẳn bạn sẽ tìm được món quà thích hợp từ trước sinh nhật cả mấy tháng ấy nhỉ? Món quà chứa đầy tấm lòng của bạn sẽ khiến bố bạn cảm động lắm đấy đấy!

    [​IMG]

    Là anh hoặc em trai của bạn? Cũng như quà cho bố thôi, bạn có thể tặng từ quà nhỏ đến quà to, quà ẩn ý hay lộ ý mà cũng không sợ có vấn đề gì đúng không nào? Ngoài ra, là anh chị em của nhau, thì bạn cũng sẽ nắm được một phần tính cách đối phương chứ? Pass nha!

    Là một người bạn trai hơi bị thân của bạn (bạn là con trai đó), nếu bạn vẫn chưa kịp chuẩn bị cho mình ý tưởng về món quà đó, thì có thể tham khảo ý này nhé. Đó là một vài vật dụng cá nhân tiện dụng mà người bạn ấy của bạn có thể sử dụng nhiều ví dụ như cây bút chì khắc tên, một album hình cả nhóm, hay một cái móc khóa theo bộ phim bạn ấy thích…

    [​IMG]

    Và phần cuối đây: Người yêu, bạn đời hoặc là sắp sửa thành bạn đời của bạn. Món quà đó phải như thế nào để chàng có thể luôn sử dụng, thế mới nhớ đến bạn thời thời khắc khắc được đúng không nào? Dễ quá mà, là đồng hồ đó! Bạn nghĩ anh ấy đã có đồng hồ rồi giờ lại tặng nữa thì không hay? No no, hãy ngẫm thử mà xem, chiếc đồng hồ này do chính tay người yêu mình tặng cơ mà, chắc chắn sẽ quý trọng nâng niu muốn chết luôn đó.>>>>>>xem thêm đồng hồ Casio thể thao nam

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]



    [​IMG]



    [​IMG]



    [​IMG]



    [​IMG]
    Mẫu đồng hồ Casio thể thao nam BEM-506L-7AVDF cao cấp chính hãng dành cho những bạn trẻ cá tính và năng động​

    [​IMG]

    Liên hệ ngay Đồng hồ Gia Bảo để tìm được chiếc đồng hồ đeo tay nam hoàn hảo nhất cho người ấy của bạn. Những chiếc đồng chính hãng như Casio, Rolex, Gucci,…với đủ mọi phong cách đang chờ bạn đấy!


    [​IMG]

Chia sẻ trang này