Suy ngẫm và bình luận - 410 tỷ đồng xây tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi vikoda, 21/09/2011.

3706 người đang online, trong đó có 289 thành viên. 19:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 777 lượt đọc và 20 bài trả lời
  1. vikoda Thành viên rất tích cực

    410 tỷ đồng xây tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng

    UBND tỉnh Quảng Nam vừa quyết định bổ sung 330 tỷ đồng cho dự án xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng lớn nhất nước, nâng tổng vốn lên gấp 5 lần so với kinh phí phê duyệt ban đầu.
    > Hơn 120 tỷ đồng xây tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng


    Tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng được xây dựng tại khu vực núi Cấm, xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam. Với quyết định bổ sung vốn, tổng số tiền đầu tư cụm tượng đài này lên 410 tỷ đồng, trong khi kinh phí phê duyệt ban đầu vào tháng 8/2007 là 81 tỷ đồng. Tượng đài được khởi công vào ngày 27/7/2007, hiện đã hoàn tất khối lượng mẫu theo tỷ lệ 1/1.
    [​IMG]
    Phác thảo cụm tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng - lấy nguyên mẫu hình tượng mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ ở Quảng Nam. Ảnh: Trí Tín Họa sĩ Đinh Gia Thắng, tác giả phác thảo tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng cho biết, đây là tượng đài về mẹ Việt Nam anh hùng lớn nhất nước đã được Chính phủ đưa vào danh mục công trình văn hóa cấp Quốc gia. Tượng đài tạc bằng đá hoa cương, lấy nguyên mẫu từ mẹ Việt Nam anh hùng Nguyễn Thị Thứ ở Quảng Nam.
    Theo ông Đinh Hài, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam, sở dĩ tỉnh bổ sung nguồn vốn là do phải điều chỉnh thiết kế, chất liệu và đầu tư thêm nhiều hạng mục xứng tầm với cụm tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng. Ông Hài cho biết: "Hiện số tiền hơn 410 tỉ đồng để xây dựng tượng đài tỉnh vẫn đang chờ Trung ương hỗ trợ".
    Tượng đài Mẹ Việt Nam anh hùng xây trên tổng diện tích hơn 15 ha, gồm khối tượng chính và 8 trụ huyền thoại.
    Trong lòng khối tượng là nhà tưởng niệm mẹ Việt Nam anh hùng có diện tích 950 m2. Đây là nơi ghi danh gần 50.000 bà mẹ Việt Nam anh hùng của cả nước và lưu giữ những hình ảnh tư liệu về phụ nữ Việt Nam tiêu biểu qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ…
    Theo ông Hài, từ tháng 4/2007 đến nay, các Bộ, ngành Trung ương và tỉnh Quảng Nam đã họp bàn, nhiều lần điều chỉnh cụm tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng. Theo các chuyên gia của Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch đầu tư, thì kinh phí hơn 80 tỷ đồng là không khả thi đối với công trình có tổng mặt bằng kiến trúc cảnh quan tới hơn 15 ha, cả quần thể tượng đài đồ sộ và hoành tráng lớn nhất nước như vậy. Tiếp thu ý kiến đóng góp của các Bộ, ngành, tỉnh Quảng Nam đã điều chỉnh bổ sung vốn đầu tư để xứng tầm với một công trình cấp quốc gia.
    Năm nay có hai công trình tượng đài là bà mẹ Việt Nam anh hùng và Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Gia Lai, được các bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Kế hoạch đầu tư, Tài chính xem xét đề nghị Trung ương hỗ trợ thêm kinh phí. Hiện tại, Đài tiếng nói Việt Nam và Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam đã quyên góp từ các doanh nghiệp, nhà hảo tâm gần 11 tỷ đồng. Nhóm doanh nhân Việt kiều tại Nga và Belarus đang kêu gọi, quyên góp để cùng xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng.
    Trước việc điều chỉnh vốn đầu tư nói trên, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, người dân cho rằng, xây dựng tượng đài ghi công mẹ Việt Nam anh hùng là cần thiết, nhưng không nhất thiết phải quá hoành tráng, tốn kém đến hàng trăm tỷ đồng.
    Ông Trần Ánh, cán bộ hưu trí ở huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam, cho rằng, tỉnh nên dồn sức quan tâm chăm sóc những mẹ anh hùng còn sống neo đơn lúc tuổi già. "Nên xây dựng tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng ngay trong lòng người chứ không nhất thiết chi ra số tiền quá lớn như vậy, trong khi tỉnh Quảng Nam còn là địa phương nghèo khó", ông Ánh nói.
    Hiện cả nước còn hơn 44.000 bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống. Hầu hết các mẹ tuổi đã cao, sức yếu, nhiều mẹ cuộc sống còn khó khăn, sống neo đơn lúc tuổi già.
  2. vikoda

    vikoda Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2010
    Đã được thích:
    1
    Học sinh phải bơi qua sông đến trường

    Sáng sớm, khi sương mù còn giăng khắp bản làng, hàng chục học sinh ở xã miền núi Trọng Hóa (Minh Hóa, Quảng Bình) vội cởi quần áo ngoài cho vào túi nylon, mặc quần cộc bơi qua dòng Khe Rào để tới trường học.

    *Clip: Vượt sông đến trường Nằm cách trung tâm xã Trọng Hóa chừng 7 km, bản Ông Tú có 20 hộ dân với 106 nhân khẩu, trong đó có 14 em đang học tiểu học. Bản Ka Óoc gần đó cũng có hơn chục em học tại trường THCS Trọng Hóa. Do nằm bên kia sông Khe Rào (thượng nguồn sông Gianh), hai bản trở nên biệt lập với thế giới bên ngoài.
    Ngày nào cũng vậy, học sinh bản Ông Tú và Ka Óoc phải thức dậy thật sớm vượt quãng đường đồi dốc xuống sông Khe Rào. Như một thói quen, các em cho cặp sách, quần áo vào vào túi nylon chuẩn bị từ trước rồi cùng bơi qua sông. Nhiều em không mang theo túi nylon thì bơi một tay, tay còn lại giơ cao cặp sách lên đầu cho khỏi ướt.
    [​IMG]
    Gần một năm nay, học sinh bản Ông Tú và Ka Oóc xã Trọng Hóa phải bơi qua sông học chữ. Ảnh: Văn Nguyễn. "Vào mùa lũ, tụi em phải nghỉ học chừng một tháng vì nước sông Khe Rào chảy xiết, không thể bơi qua được”, em Hồ Danh, học sinh lớp 4A, trường tiểu học Hưng nói. Danh cho biết, em và các bạn đều sợ bơi qua sông, nhưng vì muốn học cái chữ nên phải cố rướn mình qua những đoạn nước sâu, chảy xiết. "Mùa đông nước cạn bớt nhưng tụi em vẫn phải lội qua những chỗ nước sâu. Vào lớp học chân tay ai cũng run cầm cập", Danh kể.
    Việc bơi qua đoạn sông rộng chừng 20 mét với học sinh nam chỉ mất vài phút, nhưng với em nữ là thử thách. Hồ Thị Thoi, học sinh lớp 8 trường THCS Trọng Hóa vẫn nhớ như in ngày tập bơi để đi học.
    “Ngày đó mấy đứa bạn dẫn em ra bờ sông nói muốn đi học thì phải biết bơi qua bên kia sông. Em thích đi học nhưng nhìn nước chảy mạnh quá nên cứ bước xuống lại nhảy lên bờ. Mấy bạn vừa bơi vừa kéo em qua, uống mấy hớp nước liền. Sau đó em nhờ bạn dạy bơi để được đi học”, Thoi kể.
    Bản Ông Tú có 8 em đang học mẫu giáo ngay tại bản, các cô giáo lại phải tìm cách qua sông để đến lớp. Năm 2009, cô Đinh Thị Thức, giáo viên trường mầm non Trọng Hóa, ngồi thuyền qua sông Khe Rào vào bản Ông Tú dạy học, bất ngờ thuyền lật úp, cô giáo ngã xuống sông. May mắn một người dân phát hiện, kịp thời bơi ra cứu.
    Ông Hồ Nhung, 79 tuổi, trưởng bản Ông Tú cho biết tình trạng học sinh đi học phải bơi qua sông diễn ra từ mùa đông năm 2010. Trước đây, xã cấp thuyền cho bản nhưng đến mùa lũ do bảo quản không tốt nên thuyền bị cuốn trôi. Sau đó học sinh ở bản muốn đi học thì phải biết bơi, không kể lớn hay nhỏ.
    “Người ở bản chưa ai gặp nạn ở đoạn sông này nhưng hiểm nguy có thể xảy đến bất cứ lúc nào. Bà con ai cũng muốn có được một cây cầu để cho tụi nhỏ đi học, người lớn đi làm mà mong hoài chưa được”, ông nói.
    [​IMG]
    Xã mới được cấp một chiếc thuyền để học sinh qua sông. Tuy nhiên, vào mùa lũ, nước sông dâng cao, việc chèo thuyền vẫn rất nguy hiểm. Ảnh: Văn Nguyễn. Ngày 17/9, học sinh bản Ông Tú đã được huyện cấp cho một chiếc thuyền và áo phao để qua sông. Tuy nhiên, ông Đinh Xuân Tiến, Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa cho rằng việc cấp thuyền và áo phao cho học sinh qua sông chỉ là giải pháp tạm thời.
    “Xã đã kiến nghị lên cấp trên xây cầu cho dân bản. Nếu có kinh phí, phía xã sẽ mở tuyến đường thông từ bản Ông Tú lên bản Ka Óoc (cách nhau chừng 3 km) để người dân đi lại thuận tiện hơn. Riêng phương án di dân, chúng tôi cũng đã tính đến nhưng không khả thi vì muốn người dân bám bản, giữ rừng”, ông Tiến nói.
    Trao đổi với VnExpress, ông Đinh Quý Nhân, Chủ tịch huyện Minh Hóa cho biết Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình đã đi khảo sát và báo cáo Bộ Giao thông Vận tải. Tuy nhiên, kinh phí xây cầu ở bản Ông Tú quá cao, trong khi huyện còn nghèo nên giải pháp trước mắt là tăng cường phụ huynh đưa đón con em đi học và cấp áo phao.
  3. vikoda

    vikoda Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2010
    Đã được thích:
    1
    Mẹ có mỉm cười và an lòng không khi quảng nam vẫn là một tỉnh nghèo, nhiều người dân đặc biệt là các xã miền núi chưa có trường cho các em đến lớp
  4. vikoda

    vikoda Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2010
    Đã được thích:
    1
    410 tỷ đồng là con số không hề nhỏ trong thời buổi khó khăn hiện nay. Việc ghi nhớ công ơn của các Anh hùng liệt sĩ và các mẹ Việt Nam anh hùng là việc cần thiết, nhưng với một địa phương còn nghèo như Quảng Nam thì 410 tỷ đồng xem ra quá lãng phí.
  5. Koooler

    Koooler Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2008
    Đã được thích:
    62
    Làm tượng đài vài tỷ là ok rồi...
    Tiền đưa vào phúc lợi cho những Bà mẹ VN anh hùng, những người già trên 75 tuổi không có thu nhập... hay hơn nhiều ....
    Có điều làm vậy thì không có [};-
    Nên cuối cùng chắc là đạp lên dư luận mà xây thôi... Buồn là chỗ đó...
  6. kichcau

    kichcau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/12/2009
    Đã được thích:
    1
    việc làm vô bổ, không thực chất, dùng tiền của dân để tô đậm dấu ấn của Đảng, thật khó chấp nhận
  7. Koooler

    Koooler Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2008
    Đã được thích:
    62
    Vấn đề là tiền của dân... dân không biết, dân không được bàn và đương nhiên làm và kiểm tra không là cái chắc [r23)]
  8. mam_muoi_vni

    mam_muoi_vni Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/06/2010
    Đã được thích:
    57
    phú quý sinh lễ nghĩa, đang ngèo bỏ mịa ra, thà số tiền đấy lo cho các mẹ a hùng đang ốm yếu kia kìa..
    mấy chú lờ đờ chỉ vẽ vời rồi thả câu chứ éo jì... cứ ăn chặn của các mẹ đi rồi khồi đứa vào tù mà ôm hận
    [:D][:D][:D][:D][:D][:D]
  9. alibaba01

    alibaba01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Cần lắm những cây cầu và những ngôi trường, các trung tâm phụng dưỡng người già neo đơn, tàn tật
  10. langtulanhlung4

    langtulanhlung4 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Mia, xây cầu thì làm giề có bốn bánh cho các sếp! 410 tỏi xây tượng đài là còn ít, sẽ duyệt chi 500 cho tròn.

Chia sẻ trang này