Tác động của dòng tiền ngoại đến TTCKVN????

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi PhaNNguyen23, 12/12/2022.

1976 người đang online, trong đó có 76 thành viên. 05:04 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 529 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. PhaNNguyen23

    PhaNNguyen23 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/03/2021
    Đã được thích:
    13
    Sự hồi phục của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng được kích hoạt bởi dòng tiền ngoại. Trong cả tháng 11, nhà đầu tư ngoại mua ròng kỷ lục gần 20 nghìn tỷ, giải ngân diện rộng trên các mã vốn hoá lớn. Dòng vốn ngoại vào mạnh nhờ hai yếu tố:
    (1) rủi ro tỷ giá đã bộc lộ và dần ổn định và
    (2) định giá của chứng khoán Việt Nam về thấp nhất của nhiều năm trong khi chứng khoán thế giới đã bật lại rất mạnh từ một tháng trước
    Nhìn cho giai đoạn tiếp theo:
    - Sau khi đóng vai trò dẫn dắt dòng tiền giúp thị trường chứng khoán bật mạnh tháng qua, dòng vốn ngoại vào Việt Nam có thể giảm bớt theo đà tăng của thị trường. Tuy vậy, gần 20 nghìn tỷ mua ròng trong tháng qua đã giúp VN-Index xây nền đáy ở vùng định giá rẻ lịch sử và hỗ trợ hấp thụ những dòng tiền cần phải rút khỏi thị trường giai đoạn cuối năm. Dòng vốn ngoại này cũng giúp ổn định thanh khoản và cả tâm lý ở cả TTCK và thị trường tiền tệ.
    - Về rủi ro trái phiếu doanh nghiệp, căng thẳng đã giảm bớt khi lợi tức của các loại trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng cao như của VIC, MSN hạ nhiệt từ vùng 25%/năm về dưới 16%/năm. Nhiều doanh nghiệp đã tích cực tiếp xúc và đưa các phương án để đàm phán lại với nhà đầu tư. Tuy nhiên, trong giai đoạn khó về thanh khoản và lãi suất tiền gửi tăng sẽ thúc đẩy xu hướng nhà đầu tư rút tiền để chuyển sang gửi ngân hàng. Áp lực đáo hạn hơn 21 ngàn tỷ trái phiếu BĐS trong tháng 12 và sau đó vẫn tiếp tục gây áp lực lên thanh khoản các doanh nghiệp và tổ chức tài chính liên quan.
    - Một tâm điểm chính đáng chú ý trong giai đoạn này là mức độ tăng của lãi suất huy động. Đây là biến số lớn nhất quyết định dòng tiền vào TTCK cũng như triển vọng tăng trưởng 2023. Một năm qua, hệ thống ngân hàng đẩy nhanh tín dụng trong khi cung tiền (M2) hạn chế đã khiến khoảng cách giữa dư nợ tín dụng và vốn huy động (LDR) bị đẩy lên mức cao, gây căng thẳng thanh khoản và kích hoạt cuộc đua lãi suất. Chỉ khi LDR quay trở lại mức trần quy định của NHNN, các ngân hàng mới dừng cuộc chạy đua tăng lãi suất hiện nay và xác lập đỉnh lãi suất huy động cũng như cho vay. Với tình hình hiện nay, nền lãi suất trong nước sẽ tăng tới Q1/2023 và ổn định dần sau khi FED dừng tăng lãi suất.
    Hai động lực quan trọng của giá và định giá cổ phiếu là lãi suất và tăng trưởng vẫn đang ở xu hướng tiêu cực, trong đó tác động của lãi suất tăng mạnh và căng thẳng thanh khoản gần đây đã thay đổi đáng kể bức tranh triển vọng tăng trưởng của nhiều ngành nghề và doanh nghiệp niêm yết trong năm 2023. Việc cơ cấu lại danh mục đầu tư trong giai đoạn này là rất cần thiết để phù hợp với bối cảnh mới.
    Điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu 2023 có thể tới từ Trung Quốc với xu hướng mở cửa bình thường hóa hậu covid và các chính sách nới lỏng và kích thích kinh tế. Trong đó những ngành nghề có liên quan tới nhu cầu Trung Quốc phục hồi sẽ có triển vọng tích cực hơn phần còn lại của thị trường.

    Thông tin liên hệ (sms/zl): 0767648816

Chia sẻ trang này