Tái hay chín....

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Annyse7en, 25/11/2011.

3199 người đang online, trong đó có 336 thành viên. 12:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 347 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. Annyse7en

    Annyse7en Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Vấn đề nổi bật trong kỳ họp Quốc hôi lần này và trên phương tiện truyền thông là tái cơ cấu nền kinh tế từ tái cơ cấu nền kinh tế đến tái cơ cấu TTCK, tái cơ cấu các DN Nhà Nước, tái cơ cấu TT vàng- tiền tệ, cho đến cơ cấu giáo dục.... Tái lúc này hay đã chín rồi ??? [r23)]
    Có lẽ sẽ có những tranh luận gay gắt trong việc tái bây giờ? tái như thế nào? ai sẽ tái ???
    Em đồ rằng 2012 sẽ là năm rất khó khăn, những năm sau đó sẽ phụ thuộc vào sự quản lý của anh D-H-2B... Giai đoạn này sẽ là giai đoạn thay đổi rất lớn, đi kèm những khó khăn sẽ có những cơ hội rất lớn cho những bác nắm bắt được thông tin nhanh chóng và có cái đầu dựđồ :x
  2. Annyse7en

    Annyse7en Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Tái cơ cấu thị trường chứng khoán Việt Nam là cần thiết

    Việc nhiều công ty chứng khoán (CTCK) rơi vào tình cảnh thua lỗ phần nào cho thấy hoạt động của các CTCK đang tồn tại nhiều bất cập, bộ lộ rõ nhiều yếu kém.

    Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) Việt Nam đang trong giai đoạn khó khăn. Sự khó khăn xuất phát một phần từ nguyên nhân biến động tài chính toàn cầu và những bất ổn kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước khiến TTCK các nước, khu vực đều có sự sụt giảm, các doanh nghiệp niêm yết, công ty chứng khoán (CTCK) đều rơi vào tình cảnh lợi nhuận giảm sút và thua lỗ, hoạt động huy động vốn gặp nhiều khó khăn. Chính vì vậy, đã đến lúc cần phải có sự cơ cấu lại để các thành viên thị trường này hoạt động một cách lành mạnh hơn.

    Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, những khó khăn của kinh tế thế giới và trong nước đã làm TTCK trong nước gặp nhiều khó khăn. Trên thế giới, chỉ số chứng khoán ở các thị trường đều giảm mạnh, trong đó TTCK các nước Châu Âu trung bình giảm 12 - 15% từ đầu năm đến nay; Châu Á như Kong Kong giảm tới 17%, Trung Quốc giảm 12 - 15%; riêng TTCK Mỹ có lên, xuống nhưng so với đầu năm hầu như không thay đổi. Những nước bị khủng hoảng nợ khó khăn, chỉ số chứng khoán còn giảm tới 30 - 40% .

    Ở trong nước, TTCK cũng gặp khó do quy mô giao dịch xuống thấp, bình quân từ đầu năm đến nay so với năm 2010 giảm 50%, thậm chí có thời điểm thị trường xuống thấp chỉ còn tương đương 30% so với bình quân năm 2010. Chính vì vậy, nguồn thu của các CTCK khó khăn, phí tư vấn và bảo lãnh cũng sụt giảm.

    Một quan chức cao cấp Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho rằng việc tái cơ cấu các CTCK là cần thiết để chấn chỉnh hoạt động của khối này. Quan chức này cũng cho biết, gần đây nhất, sau khi làm việc với khoảng vài chục CTCK, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã "bóc tách" khoảng 10 CTCK tương đối khó khăn và cho đoàn xuống và kiểm tra. Tuy nhiên, có điểm khó là với những CTCK niêm yết trên sàn, báo cáo tài chính 6 tháng chỉ có soát xét, không có kiểm toán. Do đó, cái khó của cơ quan quản lý là vẫn phải dựa nhiều vào báo cáo của CTCK, nên thực trạng về rủi ro an toàn tài chính không nắm chắc chắn.

    Bên cạnh đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng chỉ đạo các Sở Giao dịch Chứng khoán trong phạm vi thẩm quyền, với tư cách quản lý thành viên, quản lý CTCK niêm yết phải rà soát báo cáo công bố thông tin, từ rà soát đó có ứng xử trong thẩm quyền, bảo vệ nhà đầu tư.

    Ở góc độ bảo vệ khách hàng, với những khách hàng gửi tiền tại CTCK khó khăn, có thanh khoản thấp, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã cho phép Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) có quyền đình chỉ, hủy lệnh mà phải xin phép Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với những trường hợp thiếu thanh khoản. Khi VSD có đình chỉ, có cảnh cáo thì đấy là một tín hiệu với thị trường, với nhà đầu tư để biết được tình trạng rủi ro của CTCK, từ đó có phương thức bảo vệ mình. Với việc VSD tạo tín hiệu với khách hàng, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đồng thời yêu cầu các Sở Giao dịch Chứng khoán tăng cảnh báo với cổ phiếu niêm yết, cảnh cáo với thành viên có vấn đề để nhà đầu tư hiểu.

    Đại diện Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết bên cạnh việc tiếp tục rà soát, phối hợp kiểm toán kiểm tra, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã yêu cầu những CTCK yếu phải chuyển toàn bộ tài khoản khách hàng còn tiền sang Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV) và mở tách từng tài khoản để bảo vệ khách hàng. Việc này được áp dụng với những CTCK yếu nhất hoặc đang tạm thời thu hẹp hoạt động môi giới.

    Bên cạnh đó, để phân loại và có hướng xử lý các CTCK yếu kém, hiện dự thảo đề án tái cấu trúc CTCK đã được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xây dựng và định hình trên tinh thần phân loại CTCK thành 3 nhóm khác nhau và dựa trên 2 tiêu chí như vốn khả dụng/tổng nợ, mức lỗ/vốn điều lệ. Về nguyên tắc, đề án này sẽ có sự phân loại các CTCK, từ đó có giải pháp để buộc các CTCK phải tái cấu trúc nợ, tăng quản trị công ty, giảm danh mục đầu tư, thậm chí những CTCK yếu có thể sẽ phải theo hướng mua bán sáp nhập hoặc có thể sẽ rút bớt nghiệp vụ nếu không tuân thủ các quy định mang tính nền tảng là Thông tư 226 về vấn đề các chỉ tiêu an toàn tài chính.

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bên cạnh sự quyết liệt từ phía cơ quan quản lý trong lành mạnh hóa hoạt động khối CTCK, đẩy mạnh tái cơ cấu, khuyến khích CTCK sáp nhập, thị trường cũng cần có sự đồng cảm chia sẻ đối với các CTCK khi bối cảnh TTCK hiện đang gặp nhiều khó khăn.

Chia sẻ trang này