Tại sao các bank nhà nước lợi nhuận chưa phân phối nhiều nhưng lại khó tăng vốn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Hoatdab, 10/10/2024.

3672 người đang online, trong đó có 298 thành viên. 19:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1489 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. Hoatdab

    Hoatdab Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/06/2022
    Đã được thích:
    120
    Nhân bài "Chính phủ đã hoàn thiện hồ sơ tăng vốn cho Vietcombank, BIDV, VietinBank: Big3 sắp được tăng vốn 'khủng'?" e đọc thấy lợi nhuận chưa phân phối VCB, CTG và BID các năm rất nhiều nhưng lại không được duyệt tăng vốn dễ dàng như các bank khác là sao vậy các bác nhỉ?
    Và về mặt kế toán, khoản lợi nhuận chưa phân phối muốn sử dụng phải thông qua tăng vốn phải ko ạ, ko thì cứ tích lũy các năm để nguyên như vậy?
    Paladin1987 thích bài này.
  2. Crypto90

    Crypto90 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/10/2017
    Đã được thích:
    1.291
    Vốn nhà nước mà bác, muốn tăng thì phải thông qua NHNN báo cáo trình Chính phủ, Chính phủ trình Quốc hội họp thông qua. Nói chung phải đưa vào kế hoạch ngân sách thì rất mất thời gian.
    Hoatdab thích bài này.
  3. TatThanh86

    TatThanh86 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2023
    Đã được thích:
    1.107
    Có gì khó hiểu quá đâu. Đó là sự mâu thuẫn giữa các mục đích khó có thể đạt được cùng lúc:
    Một mặt, khi Ngân sách khó khăn, thu không đảm bảo tiến độ theo dự toán đã được CP giao, có nguy cơ không hoàn thành thì ông Bộ Tài chính muốn các Big3 chia cổ tức bằng tiền, khi đó NN sẽ có một khoản thu từ cổ tức tương ứng phần vốn NN nắm tại NHTM. Nếu tình hình thu NSNN hòm hòm, Nhà nước lại chỉ chấp thuận chia bằng tiền nhưng nhỏ giọt so với LNST hiện có, để lại một đống to đùng dự phòng khi thu thuế khó khăn.
    Mặt khác Ngân hàng NN và CP lại muốn các NHTM (và chính các Big3 cũng rất muốn) tăng vốn điều lệ để đảm bảo tăng hệ số an toàn vốn. Tuy nhiên, nếu phê duyệt phương án này thì lại mất nguồn bù cho số thuế hụt thu.
    Thế là thành bài toán khó, không lúc nào có phương án tối ưu.
    Vậy khi cổ đông lớn là nhà nước thì cổ đông nhỏ lẻ của NHTM Nhà nước cứ mãi thiệt thòi thôi, dài cổ chờ cổ tức tiền và cổ phiếu, không dễ dàng như NH 100% vốn tư nhân.
    hell_angel0910, HoatdabPaladin1987 thích bài này.
  4. Paladin1987

    Paladin1987 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2020
    Đã được thích:
    10.540
    Em thấy cứ chia tiền hết, khi nào muốn tăng vốn thì lại phát hành thêm giá ưu đãi cho cổ đông tự lựa chọn thì công bằng dễ xử lý mà cụ, sao lại bài toán khó nhỉ :-??

    Hay big3 thì ko dc phát hành thêm vì có cổ đông nhà nc, còn các doanh nghiệp khác thì phát kiểu j thì phát ah cụ :-??
    Hoatdab thích bài này.
  5. Xanhhyvong399

    Xanhhyvong399 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2023
    Đã được thích:
    277
    Vồn nhà nước nên câu truyện nó rất dài và trình nhiều cái lắm! đại khái là h song rồi! các ông lớn đc mở ra thì tha hồ bơm vốn
    Hoatdab thích bài này.
  6. TatThanh86

    TatThanh86 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2023
    Đã được thích:
    1.107
    Ơ kìa! Chia hết tiền rồi lỡ ngành thuế và hải quan gặp khó khi dự toán thu ngân sách được giao cao mà thực thu bất lợi do các sự kiện bất khả kháng, ngoài tầm dự báo lúc lập dự toán như Covid chẳng hạn thì Bộ Tài chính bấu víu vào đâu để đủ tiền cho NN chi tiêu? Chẳng lẽ bảo VP.B, TC.B hay VI.C, HP.G...ứng trước thuế? Hehe.[/QUOTE]
    Paladin1987 thích bài này.
  7. Paladin1987

    Paladin1987 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2020
    Đã được thích:
    10.540
    [/QUOTE]

    Vâng cụ, e ko biết nên hỏi thật ... vậy là bộ tài chính được quyền ứng trước lợi nhuận chưa phân phối của các bank nhà nước trong những điều kiện bất khả kháng nên họ phải giữ lại để phòng thủ ah cụ, nếu thế thì hơi thiệt cho nhỏ lẻ.
  8. TatThanh86

    TatThanh86 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/06/2023
    Đã được thích:
    1.107
    Không phải là ứng trước. Việc tạm nộp thuế TNDN theo quý, sau quyết toán năm nếu còn phải nộp thêm thì nộp chậm nhất 30/4 số chênh lệch. theo nguyên lý chung, sau khi thực hiện đủ nghĩa vụ đối với Ngân sách NN, phần LN còn lại được phân phối cho các quỹ, tiếp đó phần cuối cùng là LN chưa phân phối theo quyết định của chủ sở hữu (cơ quan quyền lực cao nhất là ĐH Đ CĐ, mà ở đó, ý chí của cổ đông lớn quyết định phương án chia cổ tức). Do các bank nhà nước có người đại diện phần vốn NN là Ngân hàng NN nên theo nguyên lý thông thường đó, NHNN sẽ quyết định để ĐH Đ CĐ ra NQ chia như thế nào. Tuy nhiên, do LNST của các Bank nhà nước quá khủng, hàng năm nếu nộp cổ tức được chia theo tỷ lệ cổ phần NN nắm giữ là con số rất lớn, với tỷ trọng đáng kể trong tổng số thu NSNN nên Bộ Tài chính sẽ tác động với NHNN để quyết định chia như thế nào để có lợi cho Nhà nước. Nhưng điều đó lại mâu thuẫn với nhu cầu tăng vốn điều lệ như đã nói trên.
    HoatdabPaladin1987 thích bài này.
  9. Paladin1987

    Paladin1987 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/06/2020
    Đã được thích:
    10.540
    Ah ok em hiểu rồi, thanks cụ nhiều.
  10. vumyy123

    vumyy123 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/09/2021
    Đã được thích:
    58
    Con cưng phải nuôi dần
    Hoatdab thích bài này.

Chia sẻ trang này