Tại sao FPT tăng?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi IEEE, 08/08/2007.

6375 người đang online, trong đó có 876 thành viên. 08:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3067 lượt đọc và 36 bài trả lời
  1. IEEE

    IEEE Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Đã được thích:
    0
    Tại sao FPT tăng?

    FPT bị rất nhiều người chửi, đối tác "chiến lược" và thành viên hội đồng quản trị bán ra rất nhiều đáng lý ra phải giảm. Vậy tại sao 3 hôm nay tăng trong đó lại có 2 hôm tăng trần (hôm nay khả năng CE cao) và khối lượng khớp lệnh rất lớn.

    Không hiểu sao nhỉ? Vẫn còn nhiều người tin FPT ah?

    http://trannam136.miniville.fr/
  2. hoanglong010

    hoanglong010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/09/2005
    Đã được thích:
    0
    Thời gian gần đây, Công ty Cổ phần Phát triển đầu tư công nghệ (FPT) công bố thành lập một loạt các công ty mang tên FPT (tạm gọi là các công ty con của FPT) như: Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư FPT, Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), Ngân hàng Thương mại Cổ phần FPT... Thế nhưng đến nay hầu hết các cổ đông hiện hữu của FPT không hề được biết trong các doanh nghiệp mới mang tên FPT nói trên sự thực công ty mẹ được góp bao nhiêu vốn, còn lại tư nhân góp bao nhiêu?

    Tại sao mang tên FPT?

    Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, FPT mẹ chỉ được góp từ 15% - 35% tại các công ty con này. Điều đó có nghĩa là từ 85% - 65% vốn điều lệ trong các công ty con mang tên FPT chỉ do một nhóm cổ đông thiểu số, một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt... của FPT đưa vào. Khi công ty mẹ được góp vốn thấp như vậy liệu các công ty con của FPT mang tên mẹ có hợp lệ hay không ?

    Trong khi chỉ góp vốn với tỉ lệ thấp, quyền lợi cũng hưởng với tỉ lệ thấp tương ứng, nhưng bộ máy nhân sự ban đầu của các công ty con lại do hầu hết các CB-CNV của FPT mẹ kiêm nhiệm hoặc được chuyển sang. Như vậy, FPT mẹ đã giúp tạo dựng khung ban đầu cho các công ty con mang tên FPT. Nếu không có bộ máy của FPT mẹ thì làm sao nhanh chóng có các công ty con này ?

    Núp thương hiệu để kiếm siêu lợi nhuận?

    Thương hiệu FPT đã nổi tiếng trong nước và quốc tế từ trước tới nay. Thương hiệu này do toàn thể CB-CNV FPT mẹ tạo dựng và nó thuộc sở hữu của toàn thể cổ đông. Nhưng những cổ đông sáng lập các công ty mới đã núp bóng FPT mẹ để mưu lợi phần nhiều cho họ.

    Chẳng hạn, Công ty FPTS có vốn điều lệ đăng ký ban đầu là 200 tỉ đồng, trong đó FPT mẹ chỉ chiếm 15%, tức tương đương 30 tỉ đồng. Mặc dù chưa đi vào hoạt động, nhưng hiện nay cổ phiếu FPTS được rao bán trên thị trường OTC (thị trường tự do) cao gấp 8,5 lần giá gốc. Cùng trong thời điểm này có hàng loạt công ty chứng khoán khác ra đời, nhưng chưa thấy đơn vị nào có giá cổ phiếu lên siêu cao, siêu nhanh như FPTS. Như vậy, phải chăng khoản giá trị gia tăng siêu ngạch đó chủ yếu nhờ thương hiệu FPT mẹ mang lại?

    Với mức giá thị trường cao 8,5 lần thì giá trị vốn hóa của FPTS lên đến 1.700 tỉ đồng. Trong khoản chênh lệch 1.500 tỉ đồng đó (đã trừ vốn điều lệ), phải chăng FPT mẹ chỉ được hưởng 15%, còn lại 85% là của những cổ đông khác trong FPTS? Nếu là như vậy, FPT mẹ chỉ là cái bóng cho một nhóm cổ đông lợi dụng để tạo ra siêu lợi nhuận phần nhiều cho họ.

    Cổ đông nhỏ bị thiệt hại

    Trong số vốn điều lệ thực góp vào những công ty con của FPT, các cổ đông nhỏ, lẻ chỉ được hưởng một chút trong phần vốn của công ty mẹ. Công ty mẹ FPT thuộc sở hữu của tất cả các cổ đông nên khi thương hiệu này bị lợi dụng, tất nhiên những cổ đông nhỏ bị thiệt hại trước. Nhiều cổ đông đặt câu hỏi: Tại sao FPT lại không lập các công ty TNHH? Nếu lập công ty cổ phần thì sao lại không nắm cổ phần chi phối?

    Phản ứng động thái núp bóng này, trong những ngày qua, nhiều cổ đông đã bán tháo cổ phiếu làm cho giá FPT trên thị trường giảm mạnh, tạo hiệu ứng dây chuyền kéo thị trường chứng khoán xuống theo
  3. beginner7

    beginner7 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Lúc chửi nhiều nhất là lúc bắt đầu tăng bác ạ.
    Xu hướng đầu tư ngược là thế mà.

  4. nhocnhoc81

    nhocnhoc81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2006
    Đã được thích:
    0
    FPT no len la nho kakakakaka
  5. KOK123

    KOK123 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Đẳng cấp đã được thể hiện. Thật tuyệt vời FPT!!!
  6. haiam84

    haiam84 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Hiện tượng thành lập công ty con trong đó ban lãnh đạo góp vốn với tư cách cổ đông sáng lập đã trở nên phổ biến, rõ ràng nhất là các công ty, tập đoàn đang có cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch CK như: SACOM thành lập Cáp Sài Gòn, Cáp Thăng Long, Cáp Viễn Liên trong đó ban lãnh đạo SACOM góp khoảng mấy chục %; STB thành lập Sacomreal và ban lãnh đạo STB cũng góp vốn với tỷ lệ không nhỏ , rồi GMD hay REE v.v... nhưng đến khi lãnh đạo FPT công bố việc mở rộng công ty ra các lĩnh vực khác không phải là thế mạnh của FPT và FPT cũng không phải là cổ đông nắm giữ khối lượng lớn mà các lãnh đạo cao cấp mới đóng vai trò cổ đông sáng lập thì vấn đề này mới được cổ đông và nhà đầu tư nhìn nhận một cách nghiêm túc. Việc bán ra ồ ạt CP FPT của các cổ đông chiến lược và các nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian vừa qua chính là nhằm mục đích thực hiện việc tái định giá lại tiềm năng phát triển của FPT. Như vậy, bản chất của vấn đề chính là sự suy giảm lòng tin của nhà đầu tư cũng như cổ đông của FPT về chính sách mở rộng mà ban lãnh đạo FPT đang thực hiện, liệu rằng có phải vì lợi ích của các cổ đông hay vì lợi ích của bản thân ban lãnh đạo công ty này?

    Như vậy, một vài nhận định nêu trên đã giải thích phần nào nguyên nhân suy giảm của giá CP FPT nhưng công bằng mà nói, ảnh hưởng của các nguyên nhân trên mang tính dự đoán về trung và dài hạn nhiều hơn. Us cần nhìn thực tế để có đánh giá khách quan hơn về triển vọng phát triển của công ty FPT.

    Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

    Công ty cổ phần Phát triển đầu tư công nghệ FPT chiều 19/7 cho biết lợi nhuận trước thuế của toàn công ty 6 tháng đầu năm lên tới 506 tỷ đồng, trong tổng doanh thu gần 5.900 tỷ đồng.

    Đáng chú ý, mức tăng trưởng lợi nhuận lớn hơn nhiều so với tăng trưởng doanh thu. Doanh thu 6 tháng đầu của FPT tăng 25%, song lợi nhuận trước thuế tăng hơn 2 lần so với mức 230 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận sau thuế của công ty nửa đầu năm ngoái chỉ là 202 tỷ đồng, thì năm nay lên tới 436 tỷ đồng.


    Lãi cơ bản trên cổ phiếu FPT trong quý II là 2.312 đồng, tăng 10% so với cùng kỳ 2006, tính cả 6 tháng đầu năm, con số này là 4.012 đồng/cổ phiếu, tăng 43%.

    Đến cuối tháng 6, FPT đã đạt 40% doanh thu theo kế hoạch của cả năm và đạt 64% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.

    "Mảng phân phối điện thoại những năm tiếp theo vẫn sẽ tiếp tục chiếm tỉ trọng lớn trong doanh số. Chúng tôi cũng mong muốn đẩy cao tỉ trọng lợi nhuận từ mảng dịch vụ công nghệ thông tin, nhưng để thay đổi tỉ trọng cần có thời gian đủ dài. Một minh chứng cho sự đầu tư của FPT vào mảng công nghệ phần mềm là số lập trình viên hiện lên tới trên 2.000 người. Điều đó thể hiện quyết tâm của FPT" - ông Châu cho biết.

    "Trong 6 tháng cuối năm, khối lượng kinh doanh thường xuyên lớn hơn 6 tháng đầu năm, nên chúng tôi hoàn toàn tin tưởng sẽ đạt doanh số và lợi nhuận cao cho cả năm 2007", ông Hoàng Minh Châu, Phó tổng giám đốc kiêm Phó chủ tịch HĐQT Công ty FPT, cho biết.

    6 tháng cuối năm, các mảng kinh doanh mới của FPT sẽ đi vào hoạt động. Cụ thể, sàn chứng khoán của Công ty Chứng khoán FPT sẽ hoạt động từ tháng 8 tới sau khi nhận giấy phép của Ủy ban Chứng khoán nhà nước. Ngân hàng FPT, do FPT góp 15% vốn, sẽ hoàn tất những khâu cuối cùng của quá trình xin phép đầu tư, nếu được phê duyệt có thể hoạt động vào quý IV với vốn pháp định 1.000 tỷ đồng.

    Điều này cho thấy, FPT vẫn giữ được mức tăng trưởng hấp dẫn. Do đặc thù kinh doanh nên cuối năm nay con số doanh thu và lợi nhuận của Công ty Hệ thống thông tin sẽ rất ấn tượng, thêm vào đó, CTCK FPT sẽ đi vào hoạt động trong tháng 8/2007, kỳ vọng hai đơn vị này sẽ đóng góp nhất định vào sự tăng trưởng của FPT.

    Về đối thủ cạnh tranh

    Là công ty hàng đầu về công nghệ tin học, phát triển phần mềm và phân phối ĐTDĐ, ở VN công ty FPT gần như không có đối thủ cạnh tranh đáng kể.

    Quan điểm cho rằng sau khi Nokia chỉ định thêm đối tác phân phối Petrosetco, FPT đã mất vị trí nhà phân phối độc quyền trên thị trường này là chưa thực sự chính xác vì thực tế FPT chưa bao giờ là nhà phân phối độc quyền của Nokia. Với tiềm lực tài chính và mạng lưới đại lý rộng khắp trên quy mô toàn quốc như hiện nay, khả năng FPT gặp phải khó khăn trong cạnh tranh với các đối thủ phân phối khác gần như không có.

    Kỳ vọng về giá

    Us cho rằng, giá FPT đang trong quá trình giảm chủ yếu do tác động cung - cầu xuất phát chủ yếu từ việc tái định giá lại FPT thông qua chiến lược mở rộng của công ty chứ không phải do nguyên nhân nội tại của doanh nghiệp này. Cho nên khi quá trình tái định giá kết thúc cộng với xu hướng phục hồi của thị trường, us tin rằng giá cp FPT sẽ sớm quay lại chu kỳ tăng trưởng mới, dự đoán sẽ diễn ra rất mạnh mẽ.
    Chiến lược đầu tư

    Thực hiện chiến lược đầu tư gọi là Trading market - nôm na là chiến lược giá giảm

    http://blog.360.yahoo.com/blog-JOTRIMMjdKsYHRH9Z19V9xmHRbMs

  7. bigboyvn

    bigboyvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/04/2007
    Đã được thích:
    1
    Mới họp
    1 : tăng lương
    2: cổ tức 30% tiền tươi
    3: bán chác gì gi đó em chưa biết
  8. taboo168

    taboo168 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Đã được thích:
    0
    TÂY bán hết rồi, TA thì kô ai chịu bán rẻ, giá giảm nhiều, cầu tăng theo --> phải CE thôi.
    Theo tớ FPT bây giờ 25x là kháng cự
  9. leader1102

    leader1102 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2007
    Đã được thích:
    1
    Trước tình hình diễn biến gần đây gây tâm lý hoang mang trong đại bộ phận công nhân viên, HỘi đồng Quản Trị Tập đoàn FPT đã họp tới 12h đêm hôm qua ngoài việc quyết định những điều trên đã nhất trí:
    - Ngừng hoàn toàn tất cả hành động bán CP FPT
    - Giữ vững ổn định giá cổ phiếu này trên thị trường bằng cách mua cổ phiếu vào khi giá giảm để ít nhất cũng giữ giá tham chiếu.
    Hội nghị đã thông qua với tỉ lệ nhất trí cao nhất: 100%
  10. datinall

    datinall Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2003
    Đã được thích:
    0
    Đầu tư làm ăn sợ nhất là bọn đểu !! Mà mấy BB trong FPT thì đểu thật ...em cạch !

Chia sẻ trang này