1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tại sao không cho các NH giải chấp đi? Còn chờ gì nữa?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stockcyber, 02/04/2008.

8840 người đang online, trong đó có 1202 thành viên. 15:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 320 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. stockcyber

    stockcyber Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Đã được thích:
    25
    Tại sao không cho các NH giải chấp đi? Còn chờ gì nữa?

    Thu hẹp biên độ phải đi kèm với giải chấp có trật tự thì mục đích mới đạt được chứ. Cái quan trọng là với giá này, kể cả Tổ chức, Quỹ ĐT và cả NĐT cá nhân đều muốn mua rồi. Chỉ tại các NH giải chấp một cách ồ ạt quá, nên thị trường mới hoảng loạn. Bây giờ thu hẹp biên độ, tâm lý NĐT đã ổn, và mọi người đã xác định đáy 500 gần như không thể xuyên thủng khi có SCIC đỡ phía dưới thì việc giải ngân của các quỹ và NĐT tại thời điểm này là lý tưởng. Vậy tại sao không cho các NH giải chấp? Giải chấp để lấy thanh khoản cho thị trường, giải chấp để thu tiền mặt về cho các NH, giải chấp để thị trường thực sự hồi phục khi không còn nguy cơ bị xả hàng treo trên đầu các NĐT nhỏ.
    SCIC hãy điều phối cho các ngân hàng giải chấp khẩn trương. Mỗi ngày 1000 tỷ, không tranh bán bằng mọi giá. SCIC hỗ trợ sức cầu khi thị trường đuối, còn nhìn chung, giải chấp từ giá tham chiếu trở lên thì mọi người sẽ vẫn lao vào mua như thường, vì giá đã quá rẻ, còn thị trường thì chắc chắn đi lên...
  2. tntstock

    tntstock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Mịa bác nói gì thế vay CK trên sàn có cỡ hơn 5000 tỷ thui.Xuống chủ yếu là do bon NH+CK+Quỹ ép đầu cơ giá xuống,giải chấp chứng khoán cầm cố chỉ là một trong những phần làm CK đi xuóng vừa qua thui.Giờ nếu giải chấp thì sau này còn cái gì che mắt thiên hạ để đầu cơ giá xuống nữa.
  3. hama83

    hama83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Đã được thích:
    0
    BÁC NÀY NÓI ĐOÀN CHUẨN
  4. xstocks

    xstocks Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/12/2007
    Đã được thích:
    1
    Cổ phiếu cầm cố còn nhiều bí ẩn

    Trong số 10.000 tỉ đồng cho vay cầm cố cổ phiếu, tỉ trọng cổ phiếu niêm yết chiếm bao nhiêu? Khi nào các ngân hàng sẽ lại bán giải chấp cổ phiếu để thu hồi nợ ?

    Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) vừa gửi công văn kêu gọi các thành viên thực hiện nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp ổn định thị trường chứng khoán (TTCK), theo đó các ngân hàng thành viên chưa nên giải chấp các hợp đồng cầm cố (và repo) chứng khoán. Động thái đó phần nào mang lại niềm tin cho nhà đầu tư, vì vậy mấy ngày qua lượng cổ phiếu bán ra rất hạn chế, trong khi nhu cầu mua tăng mạnh, làm cho giá cổ phiếu trên cả hai sàn tăng kịch trần.

    Cổ phiếu niêm yết cầm cố chiếm tỉ trọng thấp?

    Mặc dù trong các phiên giao dịch, số cổ phiếu dư bán bằng không nhưng nhiều nhà đầu tư vẫn chưa hết sợ bởi mối lo ?ocơn lũ? cổ phiếu giải chấp có thể tràn ra bất cứ lúc nào. Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước sẽ cho các ngân hàng thương mại (NHTM) vay tái chiết khấu với lãi suất 9%/năm nếu NHTM thiếu thanh khoản tạm thời mà không thể đi vay ở các kênh khác. Điều đó có nghĩa là Ngân hàng Nhà nước sẵn sàng cho các NHTM vay tiền để bù vào khoản vốn mà nhà đầu tư cầm cố cổ phiếu vay tiền của NHTM mà chưa có khả năng trả nợ. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có NHTM nào lên tiếng làm thủ tục xin vay tái chiết khấu về vấn đề này.

    Theo VNBA, hiện lượng tiền các NHTM cho vay cầm cố cổ phiếu chỉ còn vào khoảng 10.000 tỉ đồng. Số vốn này rất nhỏ (chỉ chiếm khoảng 0,5% - 0,7%) so với tổng tài sản hiện có của hệ thống NHTM trên cả nước, vì vậy nếu có bị khoanh nợ tạm thời thì nó cũng ảnh hưởng rất nhỏ đến vấn đề kinh doanh của ngân hàng. Vấn đề bí ẩn ở đây là trong số nợ đó thì cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết trên sàn chiếm bao nhiêu, cổ phiếu chưa niêm yết (OTC) chiếm bao nhiêu? Qua thăm dò ở một số công ty chứng khoán và ngân hàng cho thấy, trong số tiền nợ đó khoản cho vay cầm cố cổ phiếu OTC chiếm một phần rất lớn. Ông Lê Văn Minh, Giám đốc Chi nhánh Công ty Chứng khoán Ngân hàng NN-PTNT tại TPHCM, cho biết số dư nợ cho vay cầm cố cổ phiếu niêm yết tại đơn vị này chỉ chiếm khoảng 20%, còn 80% là cổ phiếu OTC. Nếu ở các đơn vị khác cũng có cơ cấu nợ cầm cố cổ phiếu tương tự thì có nghĩa là nợ trên sàn chỉ vào khoảng 2.000 tỉ đồng. Như vậy số nợ đó không nhiều nên mối lo về các ?ocơn lũ? cổ phiếu trên sàn sẽ không lớn lắm.

    Như vậy chỉ 2 ngày là hết hàng cầm cố

Chia sẻ trang này