Tại sao ngài thứ trưởng y tế nhiều chuyện bê bối thế này ? .... to chuyện rồi !

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi kaka55, 19/09/2011.

4121 người đang online, trong đó có 336 thành viên. 14:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2706 lượt đọc và 41 bài trả lời
  1. kaka55 Thành viên rất tích cực

    Thứ trưởng Cao Minh Quang chỉ đạo... phá Cục?
    (Dân Việt) - “Tôi khẳng định khi ông Thứ trưởng Cao Minh Quang phụ trách Cục ATVSTP đã không góp phần xây dựng Cục mà còn có những chỉ đạo phá Cục” - TS Trần Đáng - nguyên Cục trưởng Cục ATVSTP cho biết.
    >> Sẽ xem xét các vấn đề liên quan đến Thứ trưởng Cao Minh Quang>> Thứ trưởng Cao Minh Quang vu khống cán bộ?
    Yếu kém trong quản lý
    Trao đổi với phóng viên ngày 16.9, TS Trần Đáng khẳng định sau nhiều lần nghe ông Cao Minh Quang chỉ đạo “hai lời” và vô lý nên ông có hẳn một cuốn nhật ký để ghi chép riêng về ông Quang và lưu lại tất cả các thông báo, chỉ thị mà ông Quang đã chỉ đạo Cục ATVSTP suốt từ năm 2007 đến 2008.

    TS Trần Đáng và cuốn sổ ghi chép riêng về Thứ trưởng Cao Minh Quang.
    TS Trần Đáng dẫn ra 5 ví dụ về sự yếu kém trong công tác quản lý của ông Quang: Đưa ra chiến lược chỉ đạo nhưng chỉ đi vào các chi tiết vụn vặt, “hành tỏi” chứ không vẽ được các hướng phát triển một cách tổng thể, vĩ mô. Ngay khi được phân công quản lý Cục ATVSTP, ông Quang đã cho thanh tra gần 3 tháng khiến công việc của Cục bị đình trệ nhưng cuối cùng không có kết luận gì.
    “Ông Quang đã từng tuyên bố trong hội nghị là “Thế giới có luật của thế giới còn Việt Nam có luật riêng” - TS Đáng nói. Chẳng hạn, đối với sản phẩm Khang Mỹ đơn được Trung Quốc công nhận là thực phẩm chức năng, nhưng riêng ông Quang cứ khăng khăng cho đó là thuốc. Sau đó, Cục Dược cũng không thể cho đăng ký sản phẩm dẫn đến việc công ty bị phá sản. Rồi phân ba lá (phân vi sinh bón theo đường lá – TS Trần Đáng) thì Thứ trưởng Quang lại bảo là hóa chất nông nghiệp…
    TS Trần Đáng cho biết, nhiều lần ông Quang đã ban hành quy định toàn căn cứ vào công văn - văn bản quy phạm pháp luật thấp hơn. Ví dụ như khi ban hành Quy định 46 xây dựng mức giới hạn các chất trong thực phẩm, ông Quang căn cứ vào công văn của Bộ KHCN...
    Khi phụ trách Cục ATVSTP, ông Quang ký những quyết định hết sức cảm tính và sai nguyên tắc. TS Trần Đáng đưa ra một văn bản “thượng khẩn” mà Thứ trưởng Quang đã gửi Cục ATVSTP ngày 26.12.2007 với nội dung: “Hoãn hội nghị vì “kinh phí ăn trưa cho hội nghị chưa bố trí” trong khi đó là hội nghị toàn quốc, đã lên lịch từ trước rất lâu và mời nhiều đại biểu.
    Thiếu kiến thức chuyên môn
    “Các văn bản do Thứ trưởng ký không chỉ sai về chính tả mà còn sai về chuyên môn rất nhiều, tôi nhớ không hết” - TS Trần Đáng cho biết. Ông Đáng dẫn ra một chi tiết nhỏ khi trình công văn, ông ghi “chất lượng ATVSTP của sản phẩm” thì Thứ trưởng Quang sửa thành “điều kiện của mắm tôm” – một ngôn ngữ tối nghĩa, đánh đố người đọc.
    Không biết do trình độ năng lực kém hay vì nguyên do nào khác mà Thứ trưởng Cao Minh Quang còn chỉ đạo “lấn sân” sang cả các bộ khác.
    Trong thông báo ý kiến chỉ đạo của Thứ trưởng Cao Minh Quang tại buổi làm việc với Cục ATVSTP về việc tổng kết công tác quản lý ATVSTP năm 2007, kế hoạch 2008 ngày 28.12.2007, có đoạn đề nghị Cục ATVSTP “củng cố hoạt động của Ban quản lý, điều hành các chợ, trung tâm thương mại, siêu thị kinh doanh các loại hàng hóa, sản phẩm thực phẩm;… quản lý các vùng rau an toàn”, trong khi các việc này là của Bộ Công Thương và Bộ NNPTNT. Văn bản khác lại đề nghị Cục ATVSTP quản lý “bán hàng đa cấp”.
    Đặc biệt, TS Trần Đáng nhắc đến một chỉ thị đáng kinh ngạc của Thứ trưởng Quang: “Cục ATVSTP giải quyết vấn đề phân ỉa trên đường tàu từ Bắc vào Nam”.
    Điều mà TS Trần Đáng bức xúc nhất chính là Thứ trưởng Quang kết luận: “Bất cứ cái gì bắt nguồn từ thảo dược thì gọi là thuốc” mà không phân biệt được thực phẩm chức năng với thuốc Đông y, nên xảy ra nhiều chỉ đạo chồng chéo từ Cục Dược sang Cục ATVSTP.
    Xung quanh Nghị định 79/2008 về quản lý thanh tra, kiểm nghiệm an toàn thực phẩm tại Việt Nam, TS Trần Đáng cho biết: Tập thể Cục đã vất vả 2 năm để xây dựng xong Dự thảo nghị định. Thứ trưởng Quang đã tham dự tất cả các cuộc họp giữa Bộ Y tế và Bộ Nội vụ, nhất trí về nội dung dự thảo, trong đó có nội dung thành lập Trung tâm Kiểm nghiệm ATVSTP tại một số khu vực dựa trên cơ sở Viện Dinh dưỡng, Viện Vệ sinh dịch tễ…
    Tuy nhiên sau đó, ông Quang đã về tự ý sửa chữa Dự thảo đề nghị Thành lập Trung tâm phối hợp kiểm nghiệm cả thuốc, thực phẩm và mỹ phẩm (thuốc và thực phẩm là hai sản phẩm khác hẳn nhau, có các tiêu chuẩn riêng biệt vì thế không thể “nhốt” chung vào một “rọ” - TS Trần Đáng), tự gửi cho Bộ trưởng. Nhưng TS Trần Đáng đã kịp thời phát hiện và phản đối.
    Ngày 14.7.2008, hai Bộ trưởng đã ký nháy văn bản Dự thảo thống nhất trình lên Chính phủ, đợi phê duyệt. Nhưng Thứ trưởng Quang vẫn gửi kiến nghị sang Vụ Khoa giáo văn xã – Văn phòng Chính phủ với nội dung theo ý mình.
    Cuối cùng Nghị định 79/2008 vẫn được ban hành theo nội dung mà Cục ATVSTP đã soạn. Những điều đó là minh chứng cho việc Thứ trưởng Cao Minh Quang phụ trách Cục ATVSTP nhưng lại chỉ “thích phá Cục” – ông Đáng kết luận.
  2. kaka55

    kaka55 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2009
    Đã được thích:
    0
  3. kiemtienvungday

    kiemtienvungday Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2010
    Đã được thích:
    1.836
    có phải chạy chức? hết bao tiền ?
  4. kaka55

    kaka55 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Dùng bằng tiến sĩ ...rởm, nợ tiền tỷ của DN ! ? ối ông Thứ trưởng ơi !......^:)^^:)^^:)^ ?
  5. manforlady

    manforlady Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/11/2009
    Đã được thích:
    1.364
    Vì thua lỗ CK cả đấy .
    Các bác đồng cảm chút đê :))
  6. kaka55

    kaka55 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Lùm xùm vụ thứ trưởng Y tế vay nợ tiền tỷ: Ai trả tiền cho ông Cao Minh Quang?
    Câu chuyện ông Cao Minh Quang - Thứ trưởng Bộ Y tế vay tiền tỷ của hãng dược có dấu hiệu không chỉ nằm ở vấn đề dân sự “có vay có trả”, mà là sự bất thường xung quanh quan hệ quyền lực của một cán bộ cấp cao Bộ Y tế với các hãng dược. Mấy ngày gần đây, dư luận đang rất quan tâm đến câu chuyện Thứ trưởng Cao Minh Quang vay 2 tỉ đồng của doanh nghiệp BV Pharma. Thứ trưởng Cao Minh Quang đã đăng đàn trả lời rằng vợ ông đã trả khoản nợ này cho BV Pharma. Nhưng sự thật của việc trả nợ này đang có rất nhiều dích dắc.


    Phiếu chi và tài khoản của BV Pharma nhận tiền của bà Nguyễn Ngân Quyên. Ảnh: Hữu Vinh.

    Vay thì phải trả, nhưng…

    Từ đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Quốc Dũng - Tổng Giám đốc Cty Cổ phần BV Pharma (gọi tắt BV Pharma), đúng lúc doanh nghiệp này lỗ nặng, ông Quang đã vay tiền doanh nghiệp này. Theo đó, ông Thứ trưởng ký giấy vay nợ có nội dung:

    “Tôi tên là Cao Minh Quang, số CMND 020036553 cấp ngày 27-5-2003 tại TPHCM, thường trú tại 199/57 Lê Quang Định, phường 7, Bình Thạnh, TPHCM. Công tác tại Bộ Y tế, 138 Giảng Võ - Hà Nội. Nay xin xác nhận có vay của ông Ngô Chí Dũng (nguyên Tổng giám đốc BV Pharma - PV)... số tiền là một tỷ đồng, thời gian 1 năm từ 24-1-2007 đến 24-1-2008...”.

    Khi bị phanh phui, ông Quang đã lên tiếng rằng, ông có vay của ông Ngô Chí Dũng 2 tỷ đồng với lãi suất 0,62%/tháng và vợ ông là bà Nguyễn Thị Ngọc Loan đã chuyển trả lại tiền cho ông Ngô Chí Dũng cả gốc và lãi là 2,2 tỷ đồng từ tài khoản của vợ ông. Đại diện phía Bộ Y tế nhận định, hành vi của ông Quang chỉ thuộc thẩm quyền điều chỉnh của Bộ Luật Dân sự.

    Qua các tài liệu PV có được, từ đầu năm 2007, ông Quang đến thăm nhà máy của BV Pharma. Tháp tùng ông Quang có bà Nguyễn Ngân Quyên.

    Đại diện bên BV Pharma tiếp đón ông Quang có ông Ngô Chí Dũng (thời điểm đó là Tổng Giám đốc BV Pharma), bà Trần Thị Trung Trinh (Phó tổng giám đốc phụ trách sản xuất) và ông Nguyễn Quốc Dũng (Phó tổng Giám đốc phụ trách hậu cần).

    Ông Nguyễn Quốc Dũng xác nhận, tại buổi tiếp đón, ông Cao Minh Quang giới thiệu bà Quyên là người quen. Kết thúc chuyến thăm nhà máy của BV Pharma, ngày 14-5-2007, bà Quyên đã chuyển vào tài khoản của BV Pharma ở ngân hàng Chohung Vina 2 tỷ đồng.

    Nhận được khoản tiền này ở tài khoản, phía bộ phận kế toán BV Pharma thông báo, họ được lệnh phải chuyển số tiền này vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan, được mở tại ngân hàng Á Châu (ACB) ở TPHCM.

    Theo đó, phía kế toán đã ký phiếu chi và ghi tên người nhận là bà Loan, với số tiền 1,2 tỷ đồng. Phần tiền này được chuyển vào tài khoản bà Loan vào ngày 16-5-2007, sau 2 ngày bà Quyên chuyển vào. Sở dĩ chỉ còn số tiền 1,2 tỷ đồng, phía kế toán BV Pharma giải trình là do ông Ngô Chí Dũng trừ đi phần ông đã tạm ứng trước để cho ông Cao Minh Quang vay.

    Đến tháng 6-2008, bà Nguyễn Thị Ngọc Loan mới chuyển tiền trả lại cho ông Ngô Chí Dũng 2,2 tỷ đồng bằng số nợ và lãi ông Cao Minh Quang vay.

    Có điều bất thường là trong việc vay mượn này lại xuất hiện số tiền từ tài khoản bà Nguyễn Ngân Quyên chuyển cho BV Pharma, trong khi bà này không có mối quan hệ làm ăn gì với BV Pharma. Vì sao có sự lòng vòng như một cách hợp thức hóa số tiền vay mượn trên và tiền bà Quyên lại chuyển vào BV Pharma rồi từ đây tiếp tục để chuyển cho bà Loan?

    Thực tế, vợ chồng ông Quang có vay và có trả thật với BV Pharma? Bà Nguyễn Ngân Quyên là ai mà hào phóng chuyển 2 tỷ đồng cho BV Pharma như một sự “nhầm lẫn”?

    Lộ diện xì căng đan “MSD”

    Lật lại hồ sơ vụ việc Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang chủ động tố cáo việc hãng dược MSD chi tiền “bôi trơn” để xin cấp phép đăng kí lưu hành vaccine ung thư cổ tử cung có tên Gardasil tại Việt Nam năm 2008. Khi ấy, ông Quang đã chủ động viết thư bằng tiếng Anh với tư cách cá nhân nhưng lại đóng dấu treo của Bộ Y tế.

    Hành vi của ông Quang được xem là làm trái với quy định của Chính phủ về sử dụng dấu của các bộ, ngành và cơ quan Nhà nước, để gửi hãng MSD tại Mỹ thông báo về việc đại diện hãng MSD tại Việt Nam “vận động hành lang” quan chức y tế để được cấp phép lưu hành vaccine này tại VN.

    Có điều đáng lưu ý, ngay trong thời điểm ấy, ông Cao Minh Quang là người tích cực tố cáo tiêu cực vụ việc, nhưng lại có hành động bất thường.

    Đó là việc ông ký quyết định cho phép vaccine ung thư cổ tử cung Cervarix của hãng GlaxoSmithKline (GSK) vào VN kèm với chỉ định rộng rãi cho trẻ em gái và phụ nữ từ 10-55 tuổi. Đây là một quyết định bất thường, bởi lẽ, vaccine Gardasil chỉ dùng cho độ tuổi từ 9-26, còn vaccine Cervarix lưu hành ở nhiều nước có chỉ định từ 10-25 tuổi.

    Trước sự việc này, Hội đồng xét duyệt thuốc và vaccine, sinh phẩm y tế đã họp và quyết định giảm độ tuổi sử dụng vaccine Cervarix chỉ từ 10-25 tuổi. Điều gì khiến ông Quang đã hành động như vậy? Đến nay, nhiều người mới vỡ lẽ khi biết người phụ nữ tháp tùng ông Quang trong chuyến thăm nhà máy BV Pharma- bà Nguyễn Ngân Quyên - khi ấy đang làm ở bộ phận đăng ký thuốc của hãng GSK, đại diện tại Việt Nam.
     
    PVnhững ngày qua đã đưa rất nhiều thông tin về Thứ trưởng Cao Minh Quang  nợ 1 tỉ đồng của BV Pharma. Trong bài “Ông Thứ trưởng y tế nợ 1 tỉ đồng: Không muốn vẫn phải cho vay” có đoạn: “Theo đơn phản ánh của ông Nguyễn Quốc Dũng - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần BV Pharma: "Ông Cao Minh Quang là một cán bộ "lập dị" lợi dụng vào một số mối quan hệ quen biết chuyên môn làm càn gây phẫn nộ cho rất nhiều cán bộ ngay trong Bộ Y tế và các doanh nghiệp cũng như các thiệt hại ngoài xã hội.

    Ví như đối với doanh nghiệp tôi, ngay trong lúc khó khăn, công ty chúng tôi đang lỗ hàng chục tỷ đồng/năm, nhưng khi ông Quang hỏi mượn 1 tỷ đồng, Tổng Giám đốc của chúng tôi (thời điểm đó là ông Ngô Chí Dũng) đã phải hội ý cả ban giám đốc và vì sợ ông Quang trù dập, vu khống gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên chúng tôi phải giao cho kế toán đưa cho ông Ngô Chí Dũng 1 tỷ đồng và làm đại diện xác nhận văn bản vay, bắt ông Quang trực tiếp viết tay".

    Sau khi bài báo của PV đăng tải, ông Quang đã trả lời phỏng vấn của PV khẳng định: “Tôi vay 2 tỉ đồng, trả đầy đủ cả lãi”. Lúc này dư luận thêm ngỡ ngàng, vì không phải Thứ trưởng Cao Minh Quang vay 1 tỉ mà vay đến 2 tỉ đồng của doanh nghiệp mà không cần đến thế chấp và với lãi suất “bèo”. Từ tháng 1 đến tháng 6-2007 - thời điểm ông Cao Minh Quang ký giấy vay tiền, lãi suất cho vay của các ngân hàng là 1-1,08%/tháng (12-13%/năm). Trong khi đó lãi suất mà ông Quang vay của ông Dũng chỉ có 0,62%/tháng (7,44%/năm).

    Ai trả khoản nợ 2 tỉ cho Thứ trưởng? 

    Trả lời PV, Thứ trưởng Cao Minh Quang nói rằng: “Tôi vay Dũng hai lần, tổng cộng 2 tỉ đồng, đều có viết giấy vay tiền với cá nhân ông Ngô Chí Dũng, lãi suất 0,62%/tháng, thời hạn trả trong vòng một năm. Đúng thời hạn trả là tháng 6-2008, vợ tôi là Nguyễn Thị Ngọc Loan đã chuyển tiền trả ông Dũng từ tài khoản của vợ tôi ở ngân hàng, cả gốc và lãi 2,2 tỉ đồng.…”
     



    Thế nhưng, theo tài liệu mà chúng tôi có được thì việc trả khoản nợ 2 tỉ đồng của Thứ trưởng Cao Minh Quang cho BV Pharma đang có rất nhiều dích dắc.

    Đầu năm 2007, vào thời điểm ông Quang vay tiền của BV Pharma, ông Quang đã đưa bà Nguyễn Ngân Quyên – Đại diện Văn phòng Hãng  GlaxoSmithKline Pte. Ltd (GSK) tại Việt Nam – Đơn vị được cấp phép lưu hành vaccin ung thư cổ tử cung đã từng gây ôn ào dư luận - đến BV Pharma  giới thiệu là người thân quen nhờ BV Pharma giúp đỡ. Bỗng nhiên, đến ngày 14.5.2007 bà Nguyễn Ngân Quyên chuyển 2 tỉ đồng từ ShinhanVina Bank vào tài khoản của BV Pharma. Sau đó hai ngày, ngày 16.5.2007 cũng từ ShinhanVina Bank, BV Pharma đã chuyển 1,2 tỉ đồng cho bà Nguyễn Thị Ngọc Loan (vợ của ông Cao Minh Quang, có xác nhận của lãnh đạo BV Pharma). Trong chứng từ này ghi rõ ông Ngô Chí Dũng chuyển trả bà Nguyễn Thị Ngọc Loan số tiền 1,2 tỉ đồng. Sau đó, bà Loan đã chuyển trả cho ông Ngô Chí Dũng 2 tỉ đồng trả nợ cho chồng giống như ông Quang đã trả lời trên báo: “Vợ tôi Nguyễn Thị Ngọc Loan đã chuyển tiền trả ông Dũng từ tài khoản của vợ tôi ở ngân hàng, cả gốc lẫn lãi là 2,2 tỉ đồng”.
     




    Nói về việc này, ông Nguyễn Quốc Dũng - Tổng giám đốc BV Pharma cho biết: “Chúng tôi không làm ăn gì với bà Nguyễn Ngân Quyên, chỉ biết bà Nguyễn Ngân Quyên chuyển 2 tỷ đồng cho chúng tôi thì chúng tôi phải trả lại, còn chuyện trả vào tài khoản của ai và mối quan hệ giữa bà Nguyễn Ngân Quyên với vợ ông Thứ trưởng Cao Minh Quang như thế nào thì chúng tôi không quan tâm”.

    Để khẳng định việc nhận và chuyển 2 tỉ đồng, 2 kế toán của Cty BV Pharma đã có bản giải trình ghi rõ: “Ngày 14.5.2007 Cty BV Pharma  đã nhận được số tiền 2 tỉ đồng  trong tài khoản ngân hàng của Shinhan Vina Bank do bà Nguyễn Ngân Quyên chuyển vào. Ngày 16.5.2007 theo yêu cầu của Tổng giám đốc là ông Ngô Chí Dũng, Cty đã chuyển trả 1,2 tỉ đồng vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan. Số tiền 800 triệu đồng còn lại, Cty đã thu hồi để xóa phần tiền mà ông Dũng đã ứng trước đó. Tổng số tiền 2 tỉ đồng (đã chi cho bà Loan và ông Dũng) đã được cấn trừ vào số tiền là 2 tỉ đồng do bà Nguyễn Ngân Quyên chuyển vào tài khoản của BV Pharma ngày 14.5.2007.” Bản giải trình này đã được lãnh đạo của BV Pharma đóng dấu xác nhận sự thật.

    Cơ quan điều tra cần sớm vào cuộc

    Lí do nào bà Nguyễn Ngân Quyên lại chuyển 2 tỉ đồng vào tài khoản của BV Pharma? Vì sao trong lúc ông Cao Minh Quang đang nợ của BV Pharma 2 tỉ đồng, mà BV Pharma lại phải chuyển cho bà Nguyễn Thị Ngọc Loan – vợ ông Quang 1,2 tỉ đồng? Lạ lùng hơn nữa là sau khi ông Dũng chuyển cho bà Loan 1,2 tỉ đồng, bà Loan lại chuyển trả cho ông Dũng 2 tỉ đồng với lí do trả nợ cho chồng là ông Cao Minh Quang?...

    Chúng tôi đã đặt những câu hỏi này với các chuyên gia kinh tế và luật sư thì đều nhận được nhận định rằng: Đường đi lắt léo của việc trả nợ 2 tỉ đồng này rất có thể là một hình thức rửa tiền hối lộ, dấu hiệu của tham nhũng?

    Trước nhận định này của các chuyên gia, chúng tôi đã lật lại hồ sơ của vụ cấp phép vaccine ung thư cổ tử cung cho Cty GSK vào năm 2008 đã gây ồn ào dư luận khi đó. Chính Thứ trưởng Cao Minh Quang đã kí quyết định cấp phép lưu hành loại vaccine ung thư cổ tử cung (UTCTC) của GSK vào VN với ưu ái đặc biệt  là được chỉ định sử dụng rộng rãi cho phụ nữ từ 10-55 tuổi…mà sau đó Bộ Y tế đã vào cuộc xem xét và đã phải ra quyết định thu hẹp chỉ định của vaccine UTCTC của GSK chỉ còn từ 10-25 tuổi như nhà sản xuất công bố. Nếu như việc “đội” độ tuổi sử dụng vaccine của GSK chót lọt, chắc chắn GSK đã bán được lượng vaccine gấp 2-3 lần….Chính việc này mà Thứ trưởng Cao Minh Quang đã bị xem xét xử lí kỷ luật.

    Việc đại diện của GSK có dính dáng đến khoản nợ 2 tỉ của ông Quang cho thấy ông Quang đã có mối quan hệ không bình thường với Cty GSK và đặc biệt là nhân vật Nguyễn Ngân Quyên. 2 tỉ đồng mà bà Quyên chuyển cho vợ ông Quang thông qua BV Pharma liệu có phải là tiền hối lộ cho việc ông Quang đã dành ưu ái đặc biệt cho việc cấp phép vaccine UTCTC của GSK? Nếu ông Quang cho rằng việc vay mượn tiền là sòng phẳng thì tại sao ông Quang không vay bà Quyên – là người có mối quan hệ thân thiết – mà lại vay của ông Ngô Chí Dũng, để sau đó bà Quyên lại chuyển 2 tỉ đồng cho BV Pharma để BV Pharma chuyển cho vợ ông Quang? Việc viết giấy xác nhận vay tiền của ông Quang có phải là hình thức hợp thức hóa việc nhận hối lộ để “né” khi bị “lộ”? Tất cả những câu hỏi này rất cần được cơ quan điều tra vào cuộc để làm sáng tỏ.

     
    Chiều 12-9, Tổng Giám đốc Cty BV Pharma Nguyễn Quốc Dũng cho biết, khi tháp tùng ông Cao Minh Quang đến công ty của ông, người phụ nữ tên Quyên nói sẽ hỗ trợ Cty 2 tỷ để hợp tác một dự án. Tuy nhiên, khi chuyển 2 tỷ đồng qua, số tiền này lại được lệnh chuyển cho bà Loan, vợ ông Quang.

     http://dddn.com.vn/2011091309208467...ien-ty-ai-tra-tien-cho-ong-cao-minh-quang.htm
  7. luckiemnam

    luckiemnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    2.656
    tại ai ???????????????????????????????????????????????????
  8. kaka55

    kaka55 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Thứ trưởng Bộ Y tế tự phong mình là tiến sĩ
    Cập nhật lúc 11:49, 16/09/2011 (GMT+7)
    Ông Cao Minh Quang khai man mình là tiến sĩ, phải chăng để tiến thân lên chức Thứ trưởng Bộ Y tế? Bên cạnh đó, việc khai báo lý lịch của ông Quang cũng có dấu hiệu khai man tuổi tác.

    Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang có phải là tiến sĩ dược khoa như ông đã khai hay không?

    Ngày 8.9.2011, Cơ quan Lưu trữ Thông tin Sinh viên thuộc Trường ĐH Uppsala (Thụy Điển) đã có thư hồi đáp Bộ GDĐT Việt Nam, trong đó có đoạn: "Ông Cao Minh Quang đã tham dự một khoá học tại ĐH Uppsala năm 1993-1994 và được trao chứng chỉ sau ĐH về khoa học Dược”.

    Bức thư cũng cho biết, chứng chỉ mà ông Quang được ĐH Uppsala của Thụy Điển trao chỉ là bước đệm để học tiếp lấy chứng nhận tiến sĩ.

    Chỉ là chứng chỉ

    Theo tài liệu mà chúng tôi thu thập được, Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang chỉ theo học một khóa học từ năm 1993 -1994 tại Trường Đại học Uppsala (Thụy Điển) và đạt được chứng chỉ về nghiên cứu khoa học dược phẩm tự nhiên.


    Trong hồ sơ lý lịch và danh thiếp của mình, ông Cao Minh Quang ghi học vị là Tiến sĩ nhưng các văn bản của ngành chức năng phủ nhận điều đó .
    Thế nhưng, ông Cao Minh Quang tự khai trong phiếu Đảng viên là tiến sĩ (năm 2003) lúc đó ông Cao Minh Quang vẫn còn đang là Phân viện trưởng Phân viện Kiểm nghiệm Bộ Y tế.

    Tiếp đó đến năm 2006, khi là Cục trưởng Cục Quản lý dược, ông Quang tiếp tục khai trong bản tự khai sơ yếu lý lịch là: Tiến sĩ dược. Trong bản tự khai này, ông khai rõ rằng ông đạt chứng chỉ “Licentiate of Pharmaceutical Sciences (tương đương tiến sĩ dược khoa)”.

    Và để chứng minh cho mọi người biết học vị tiến sĩ của mình, khi còn giữ chức Cục trưởng Cục Quản lý dược, ông Quang còn cho in danh thiếp ghi rõ: “Cao Minh Quang - Tiến sĩ Dược khoa - Cục trưởng”.

    Khai man lý lịch

    Ngày 13.9.2011, Cục An ninh Chính trị nội bộ (A83) thuộc Tổng Cục an ninh II đã có Văn bản số 3157/A83 (P5) trả lời đơn tố cáo của ông Ngô Minh Nho (một đảng viên, cựu chiến binh ở TP.HCM) về việc ông Cao Minh Quang (Thứ trưởng Bộ Y tế) có gian lận trong việc kê khai tiến sĩ và lợi dụng chính sách luân chuyển để trù dập cán bộ không ăn cánh với mình.

    Theo đó, Cục An ninh Chính trị nội bộ khẳng định, Trường Đại học Uppsala Thụy Điển khẳng định ông Cao Minh Quang đã học tại trường từ năm 1993-1994 và đạt chứng chỉ về nghiên cứu khoa học dược phẩm tự nhiên vào ngày 26.10.1994 (không phải là văn bằng). Theo quy định của trường, đây chỉ là chứng chỉ cần đạt được để tham dự khóa học tiến sĩ.

    Trước đó, ngày 9.9.2011, Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Văn bản số 664/KTKĐCLGD-VB cũng khẳng định chứng chỉ của ông Cao Minh Quang do Trường Đại học Uppsala Thụy Điển chỉ là chứng chỉ cần đạt được để theo học tiến sĩ.

    Một điểm đáng lưu ý là trong hồ sơ của Trường Đại học Uppsala Thụy Điển thì ông Cao Minh Quang lại sinh ngày 6.6.1953, trong khi đó, trong hồ sơ lý lịch tự khai tại Bộ Y tế thì ông Quang lại khai sinh ngày 10.11.1956.

    Tại sao ông Cao Minh Quang lại khai trong bản sơ yếu lý lịch ngày tháng năm sinh khác với lời khai về ngày tháng năm sinh khi học tại Trường Đại học Uppsala Thụy Điển?

    Đặt câu hỏi này với một chuyên gia nội vụ, chúng tôi được trả lời: “Có lẽ thời điểm ông Quang đi học tại Thụy Điển năm 1993 khi ông này chưa có chức vụ gì nên khai đúng. Còn khi đã là Cục trưởng (năm 2006) thì lại mong danh vọng, quyền lực được lâu hơn nên khai rút tuổi đi” (?).

    Chuyên gia này cũng bình luận: “Có lẽ vì chiếc ghế Thứ trưởng Bộ Y tế mà ông Cao Minh Quang đã phải khai man lý lịch và mạo nhận mình có học vị tiến sĩ”.

    Đường đi lắt léo khoản nợ tiền tỷ của ông Thứ trưởng

    Câu chuyện ông Cao Minh Quang - Thứ trưởng Bộ Y tế vay tiền tỷ của hãng dược có dấu hiệu không chỉ nằm ở vấn đề dân sự “có vay có trả”, mà là sự bất thường xung quanh quan hệ quyền lực của một cán bộ cấp cao Bộ Y tế với các hãng dược. Chúng tôi phát hiện nhân vật thứ ba của một hãng dược khác đã chuyển tiền lòng vòng, hợp thức hóa sự vay mượn này.

    Chỉ trong vòng 2 tháng, 3 đoàn thanh kiểm tra của Bộ, Sở Y tế TP.HCM “nhảy” vào kiểm tra Công ty liên doanh BV Pharma vì lí do cty này có “bất thường” trong sản xuất và kinh doanh thuốc có chứa tiền chất PSE. 3 đoàn thanh tra đều kết luận: BV Pharma không có sai phạm.

    Quá bức xúc về việc này, BV Pharma đã “phản công” với chính Thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang – người đã đưa ra những phát ngôn thiếu căn cứ về vụ việc này. Vì thế, câu chuyện Thứ trưởng vay tiền của doanh nghiệp đã bị lộ và li kỳ hơn là việc xuất hiện nhân vật thứ ba trả nợ hộ Thứ trưởng.

    Báo đưa 1 tỷ, Thứ trưởng “khai” nợ 2 tỷ

    Theo đơn tố cáo của ông Nguyễn Quốc Dũng - Tổng Giám đốc Công ty BV Pharma: “Trong lúc công ty chúng tôi đang lỗ hàng chục tỷ đồng/năm, nhưng khi ông Quang hỏi mượn 1 tỷ đồng, Tổng Giám đốc (lúc đó là ông Ngô Chí Dũng) đã phải hội ý cả ban giám đốc và vì sợ ông Quang trù dập, vu khống gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nên chúng tôi phải giao cho kế toán đưa cho ông Ngô Chí Dũng 1 tỷ đồng và làm đại diện xác nhận văn bản vay, bắt ông Quang trực tiếp viết tay".

    Những thông tin này sau khi được đăng trên báo, ông Quang đã vội vã đăng đàn thanh minh rằng: “Tôi vay 2 tỷ đồng, trả đầy đủ cả lãi”. Hóa ra, khi doanh nghiệp mới tố cáo ông Quang một nửa sự việc thì ông đã vội vã “khai nhận” việc vay tiền của doanh nghiệp là rất đàng hoàng và số tiền lên tới 2 tỷ đồng.

    Vị Thứ trưởng này đã khẳng định: “Vợ tôi là Nguyễn Thị Ngọc Loan đã chuyển tiền trả ông Dũng từ tài khoản của vợ tôi ở ngân hàng, cả gốc và lãi 2,2 tỷ đồng”.

    Đường đi lắt léo của khoản nợ 2 tỷ đồng

    Những tưởng những câu trả lời của ông Quang “giải trình” về khoản nợ 2 tỷ đồng của ông với doanh nghiệp đăng tải trên báo sẽ giải tỏa những nghi hoặc của dư luận. Thế nhưng, chính BV Pharma đã tung ra “con bài” cuối cùng – đó là những bằng chứng về sự bất thường trong việc trả nợ khoản vay 2 tỷ đồng của ông Quang.
     
    Ông Nguyễn Quốc Dũng - TGĐ BV Pharma hiện nay (thời điểm năm 2007 là Phó TGĐ phụ trách hậu cần) cho biết, đầu năm 2007, ông Cao Minh Quang có đưa bà Nguyễn Ngân Quyên – Đại diện Văn phòng Hãng GlaxoSmithKline tại Việt Nam-  đến thăm BV Pharma và giới thiệu đây là người quen thân, nhờ BV Pharma giúp đỡ.

    Sau chuyến thăm này, ngày 14/5/2007, bà Nguyễn Ngân Quyên đã chuyển vào tài khoản của BV Pharma số tiền 2 tỷ đồng. Ngày 15/5/2007 BV Pharma đã nhận được 2 tỷ đồng.

    Đại diện của BV Pharma cho biết: “Khi vừa nhận được tiền thì công ty chúng tôi được lệnh buộc phải trả lại cho bà Nguyễn Ngân Quyên số tiền đó nhưng chuyển vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan, vợ của ông Thứ trưởng Cao Minh Quang”.

    Ngay ngày hôm sau 16/5/2007, bộ phận kế toán của Công ty BV Pharma đã chuyển vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan số tiền 1,2 tỷ đồng sau khi đã cấn trừ bớt 800 triệu đồng mà ông Ngô Chí Dũng tạm ứng trước đó của công ty để cho ông Cao Minh Quang vay.

    2 kế toán của BV Pharma thực hiện việc chuyển tiền này đã có bản giải trình ghi rõ: “Ngày 14/5/2007 Cty BV Pharma đã nhận được số tiền 2 tỷ đồng  trong tài khoản ngân hàng của Shinhan Vina Bank do bà Nguyễn Ngân Quyên chuyển vào. Ngày 16/5/2007, theo yêu cầu của Tổng giám đốc là ông Ngô Chí Dũng, Cty đã chuyển trả 1,2 tỷ đồng vào tài khoản của bà Nguyễn Thị Ngọc Loan. Số tiền 800 triệu đồng còn lại, Cty đã thu hồi để xóa phần tiền mà ông Dũng đã ứng trước đó. Tổng số tiền 2 tỷ đồng (đã chi cho bà Loan và ông Dũng) đã được cấn trừ vào số tiền là 2 tỷ đồng do bà Nguyễn Ngân Quyên chuyển vào tài khoản của BV Pharma ngày 14/5/2007”.

    Về số tiền 2 tỷ được chuyển vào tài khoản của BV Pharma, ông Nguyễn Quốc Dũng nói: “Chúng tôi không làm ăn gì với bà Nguyễn Ngân Quyên, chỉ biết bà Nguyễn Ngân Quyên chuyển 2 tỷ đồng cho chúng tôi thì chúng tôi phải trả lại, còn chuyện trả vào tài khoản của ai và mối quan hệ giữa bà Nguyễn Ngân Quyên với vợ ông Thứ trưởng Cao Minh Quang như thế nào thì chúng tôi không quan tâm”.

    Theo như ông Quang nói trên báo chí, đến tháng 6/2008, bà Nguyễn Thị Ngọc Loan chuyển tiền trả lại cho ông Ngô Chí Dũng 2,2 tỷ đồng cả tiền gốc và lãi. Như vậy, “phi vụ” vay – trả 2 tỷ đồng của ông Quang đã dính dáng đến người thứ ba là bà Nguyễn Ngân Quyên.

    Nếu bà Quyên chỉ là người thân bình thường không có liên quan gì đến ngành dược thì không có gì để nói. Nhưng ở đây, bà Nguyễn Ngân Quyên lại là đại diện của một hãng dược nước ngoài lớn tại VN. Hơn nữa, trước đó hãng GSK đã được dư luận biết đến với việc được Thứ trưởng Cao Minh Quang ưu ái cấp số đăng kí lưu hành loại vaccine ung thư cổ tử cung (UTCTC) vào Việt Nam với chỉ định sử dụng mở rộng cho phụ nữ từ 10-55 tuổi…trong khi nhà sản xuất chỉ cho phép sử dụng ở lứa tuổi 10-25.

    Việc đại diện của GSK có dính dáng đến khoản nợ 2 tỷ của ông Quang, có thể hiểu đã có một doanh nghiệp khác trả nợ hộ ông Quang khoản nợ 2 tỷ. Khi chuyện này bị vỡ lở, một số cán bộ trong Bộ Y tế tiết lộ: Ông Quang và bà Nguyễn Ngân Quyên có mối quan hệ trên mức bình thường từ lâu. Do vậy, việc bà Quyên trả nợ thay ông Quang cũng là chuyện dễ hiểu.

    Tuy nhiên, dư luận đang đặt ra câu hỏi: Việc trả tiền lòng vòng như vậy có nhằm mục đích rửa tiền hối lộ hay tham nhũng? Để làm sáng tỏ câu hỏi này rất cần cơ quan điều tra vào cuộc.

    http://hanoi.megafun.vn/tin-tuc/xa-...-te-tu-phong-minh-la-tien-si-160156/index.htm
  9. hoangtrungmanly

    hoangtrungmanly Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Lại một thằng thứ trưởng dởm gây tốn mực báo chí... Mặt trong như mấy thằng tàu khựa... nhìn chỉ muốn...
  10. trade123

    trade123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/09/2011
    Đã được thích:
    0

    Đừng nói vậy, may mà có ông Quang chấn chỉnh không thì cái cục an toàn vệ sinh thực phẩm nó nát bét hơn thế này nhiều rồi


    Thứ nhất, về việc bạn Quang anh được báo chí đưa lên trang nhất với những cái title vô cùng giật gân mùi mẫn : "Ông Cao Minh Quang - Tiến sĩ dỏm, Thứ trưởng thật", Thứ trưởng Cao Minh Quang khai man bằng cấp, Thứ trưởng Bộ Y tế tự phong mình là tiến sĩ rồi “Nổ”… tiến sĩ. Nhờ ơn đảng và chính phủ đã tạo ra một hệ thống giáo dục một chiều nên các bạn không bao giờ cần phản biện và tìm hiểu thông tin đúng hay sai, a dua kết tội bạn Quang anh có bằng dỏm, tiến sĩ dỏm. Các bạn có bao giờ tìm hiểu thực tế thế nào chưa?

    Trước hết, bạn Quang anh có chứng chỉ Licentiatexamen tại Sweden. Vậy chứng chỉ Licentiatexamen tương đương với cái gì trong hệ thống bằng cấp của Việt Nam?
    Theo http://en.wikipedia.org/wiki/Education_in_Sweden , hệ thống giáo dục Swenden chia ra thành nhiều cấp học, tốt nghiệp basic level thì được bằng bachelor, coi như tương đương bằng Đại hoc Vn đi; xong advanced level thì được bằng master, mình gọi là thạc sĩ; và cao hơn là doctoral level (forskarnivå)
    Tại mục này wiki viết
    To be admitted to a programme at the doctoral level, a student must have obtained a Swedish degree at the advanced level or completed at least 4 years of full-time study with at least one year at the advanced level or a corresponding degree from another country or equivalent knowledge. The degrees that can be obtained at the doctoral level are:
    Degree of Licentiate (licentiatexamen), 2 years, 120 higher education credits
    Degree of Doctor (PhD, doktorsexamen), 4 years, 240 higher education credits
    Postgraduate academic titles are docent (associate professor) and professor (professor). Each department has an administrative officer, the prefekt, who often is a docent.

    Theo wiki thì cái bằng licentiatexamen chưa phải là bằng tiến sĩ, nhưng lại thuộc doctoral level, trên thạc sĩ của Việt Nam. Vậy thì tạm hiểu mẹ nó luôn nó chính là cái bằng phó tiến sĩ danh giá của chúng ta hồi trước chứ còn là cái mẹ gì nữa. Nhờ tầm nhìn cải cách giáo dục, trong một đêm hàng chục ngàn phó tiến sĩ trước đây được nâng đời lên tiến sĩ, mắc mớ gì bạn Quang anh không được nâng đời. Nếu không cho nâng đời bạn Quang là tiến sĩ, thì cái bằng này tương đương với cái khỉ gì trong hệ thống giáo dục tại Việt Nam ta? Dịch ra tiếng Việt từ "Doctoral level" nghĩa là gì nếu không phải là cấp độ tiến sĩ? Còn chứng chỉ và bằng, ở xứ tư bản thối nát nó dùng chung một từ certificate.

    Anh Năm là người rất coi trọng bằng cấp (chứ hổng phải như bạn Vũ Viết Ngoạn), nhưng anh lại không câu nệ bằng cấp. Tuy nhiên, anh thấy báo chí kền kền và tâm lý các bạn đã quá câu nệ bằng cấp. Cứ thoải mái đập ông Quang ở việc trù dập cán bộ, gây mâu thuẫn nội bộ đến mức 3 phe trong Cục quản lý dược không thèm nhìn mặt nhau, quản lý chất lượng và giá thuốc thì thả lỏng, tạo quá nhiều rào cản vô hình khiến cho muốn kinh doanh hợp lý và hợp pháp cũng không được. Sao lại bảo rằng cái bằng của bạn Quang là bằng dỏm, chỉ là cái chứng chỉ để đi học TS mà không thèm coi thử hệ thống giáo dục nước người và nước mình có gì giống nhau, khác nhau, bằng cấp ra sao mà tương ngay hàng chục các title giật gân cướp giết hiếp trên các báo

    Việc thứ hai là việc vay mượn tiền nong, dù việc vay mượn này hơi nhạy cảm trên cương vị thứ trưởng nhưng dù sao bạn Quang cũng có vay có trả. Việc báo chí lôi bạn Nguyễn Ngân Quyên giám đốc pháp quy của GlaxoSmithKline vào với ám chỉ bạn Quyên hối lộ là một kết luận tương đối nghiêm trọng đối với quan hệ quốc tế. Nên nhớ GSK là một tập đoàn dược đa quốc gia có trụ sở tại UK, tập đoàn mẹ và ngay lãnh đạo văn phòng tại Việt Nam của họ hoàn toàn không thể và không dám có chủ trương hối lộ quan chức chính phủ để phục vụ mục đích của mình vì sẽ đối mặt ngay lập tức với luật pháp ở chính quốc của họ, không đơn giản như các bạn nghĩ đâu.

    Nguồn
    http://www.tintucviahe.com/2011/09/bao-chi-ken-ken-va-vu-thu-truong-bo-y.html

Chia sẻ trang này