Tại sao Việt Nam trở thành con hổ mới ở châu Á?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tio361, 26/12/2006.

3111 người đang online, trong đó có 351 thành viên. 18:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 379 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. tio361

    tio361 Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    25/04/2006
    Đã được thích:
    2.674
    Tại sao Việt Nam trở thành con hổ mới ở châu Á?

    Tại sao Việt Nam trở thành con hổ mới ở châu Á?
    19:33'' 25/12/2006 (GMT+7)
    Tập đoàn Ngân hàng đầu tư Citigroup gần đây đã gọi Việt Nam là ''''quốc gia mới nổi ở Đông Nam Á'''', Moneyweek đăng tải những phân tích của tác giả John Stepek.


    Tổng thống Mỹ Bush thăm Trung tâm chứng khoán TP.HCM (ảnh AP)

    Tại sao Việt Nam tăng trưởng mạnh?
    Đây là một quốc gia phát triển nhanh nhất trong khu vực. Tăng trưởng GDP đạt 8,4% trong năm ngoái, và theo quỹ tiền tệ quốc tế, mức tăng trưởng năm nay đạt khoảng 7,8%.

    Tỉ lệ nghèo đói ở Việt Nam đã giảm mạnh kể từ năm 1991 trở lại đây, số người sống dưới mức nghèo đói theo chuẩn quốc tế (1 USD/ngày) giảm từ 51% xuống còn 8%. Gần đây, Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới sau thời gian dài đàm phán.

    Đầu tư nước ngoài tiếp tục gia tăng, sự cải tổ các quy định, điều luật đã tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển mạnh kể từ lúc ra đời vào tháng 7/2000. Khi ấy, mới chỉ có hai công ty niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với tổng mức vốn hóa của thị trường là 16,8 triệu USD. Đến nay, đã có khoảng 50 công ty niêm yết cổ phiếu với tổng mức vốn hóa của thị trường lên tới 3,1 tỉ USD. Con số này tuy còn quá nhỏ so với các nước khác trong khu vực, nhưng Chính phủ Việt Nam đã đề ra kế hoạch mở rộng thị trường chứng khoán một cách nhanh chóng trong vài năm tới.

    Việt Nam: Đầu tư nội địa cất cánh

    Chính thực tế này sẽ là đòn bẩy tạo điều kiện mở rộng thị trường cho giới đầu tư nước ngoài. Nhưng một nhân tố quan trọng khác đó chính là tiềm năng lớn lao của đầu tư nội địa trong việc bắt đầu sử dụng nguồn vốn đầu tư vào thị trường chứng khoán như một kế hoạch ''''lát đường cho tương lai''''.

    Gần đây, chỉ có 1/4 trong 1% đầu tư vào thị trường chứng khoán. Nhưng tổng mức huy động tiền gửi tiết kiệm hàng năm chiếm 30% GDP. Điều đó có nghĩa là rất nhiều tiền còn đang chờ được đầu tư nếu những quy định, chính sách đầu tư thích hợp hơn với nhà đầu tư nội địa.

    Điều kiện ngày càng mở rộng hơn khi những công ty như Intel và Nike cam kết đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam, mức sống người dân ngày một nâng cao, và Chính phủ đang tiến hành kế hoạch giảm thuế nhiều mặt hàng bắt đầu từ năm tới.

    Nhiều quy định được nới lỏng, chính trị và tôn giáo ổn định, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu... tất cả đầu tăng thêm sức hấp dẫn cho câu chuyện đầu tư tại Việt Nam.

    Đầu tư thế nào ở Việt Nam

    Làm thế nào để bạn đầu tư ở Việt Nam? Dĩ nhiên, thật không dễ dàng với một nhà đầu tư tư nhân đầu tư trực tiếp ở Việt Nam, tuy nhiên, thật may là có một số công ty có thể đáp ứng yêu cầu của bạn.

    Vietnam Holdings (VNH) đã tập trung vào cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, trong khi ngân hàng đầu tư Việt Nam VinaCapital quản lý Qũy Vietnam Opportunity Fund (VOF), thì tập trung vào việc gia tăng tiêu dùng nội địa, VinaLand (VNL), là một quỹ bất động sản Việt Nam...

    Cả ba tên tuổi trên đều khá gây ấn tượng trên thị trường chứng khoán. Trong các danh mục đầu tư mạo hiểm, điều quan trọng phải nhớ là nếu kinh tế Mỹ đi xuống, Việt Nam cũng sẽ chịu ảnh hưởng như hầu hết các thị trường mới nổi khác - xuất khẩu của Việt Nam vào Mỹ đã tăng gần chín lần.

    Trong tương lai, chắc chắn là nếu tiếp tục cải tổ thị trường chứng khoán, Việt Nam sẽ giống như một cơ hội ''''cá cược chắc ăn'''', giống như nhà phân tích chiến lược khu vực của Merrill Lynch - Spencer White - nhìn nhận: ''''Việt Nam là điểm đầu tư dài hạn''''.

    link đây:
    http://vietnamnet.vn/chinhtri/2006/12/647500/

Chia sẻ trang này