Tâm điểm thị trường 16/12/2024: Dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Stockline6868, 16/12/2024 lúc 16:48.

4484 người đang online, trong đó có 494 thành viên. 20:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 160 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. Stockline6868

    Stockline6868 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/11/2024
    Đã được thích:
    3
    Đường sắt cao tốc Bắc – Nam là một trong những chủ đề được nhắc tới rất nhiều trong tháng 11 vừa qua khi Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư trong kỳ họp 15. Tiếp nối thông tin liên quan tới quy hoạch đường sắt, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trần Hồng Minh vừa có yêu cầu các đơn vị nhanh chóng lập dự án để khởi công xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025, tổng mức đầu tư 8.57 tỷ USD trong giai đoạn 1, trên tuyến chính xấp xỉ 400km.
    Bổ sung thông tin về dự án này, thực tế đã được nhắc tới gần nhất trong các chuyến thăm chính thức giữa 2 nước, nhằm kết nối các cửa khẩu Việt – Trung quan trọng với cụm cảng Hải Phòng. Hiện trạng, vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt ngày càng có vai trò quan trọng trong mối quan hệ thương mại giữa hai nước. Có hai tuyến chính với nhiều vấn đề cần nâng cấp. Tuyến Hải Phòng – Hà Nội – Lào Cai – Bắc Hà Khẩu (Vân Nam) cần được nâng cấp từ khổ hẹp hiện tại (1000mm) lên khổ hỗn hợp để tương thích với phía Trung Quốc. Tuyến Hà Nội – Đồng Đăng – Bằng Tường đã nâng lên khổ tiêu chuẩn ( 1415 mm) tuy nhiên có nhiều đoạn cầu yếu, chịu tải kém, thường xuyên gây tắc nghẽn. Trước mắt, tuyến Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng có thể được ưu tiên với mục đích kết nối khu vực Vân Nam tới cảng nước sâu Hải Phòng – Lạch Huyện. Sau khi thông tuyến, đây sẽ là cụm cảng có vị trí thuận tiện nhất trong lưu thông hàng hóa từ Vân Nam.
    Hai dự án đường sắt đều là tâm điểm chú ý của thị trường về chủ đề đầu tư công, tuy nhiên về thời điểm có thể đưa ra kỳ vọng với các cổ phiếu có liên quan thì cần cân nhắc tiến độ. Giai đoạn chuẩn bị cần tới 7 hạng mục lớn: lập, thẩm định và phê duyệt chủ trương đầu tư; lập và trình Thủ tướng phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi; đàm phán và ký Hiệp định vay; lập và phê duyệt thiết kế kỹ thuật; đấu thầu, đàm phán và ký kết hợp đồng xây lắp; giải phóng mặt bằng. Dự án Đường sắt cao tốc Bắc – Nam vừa mới được phê duyệt chủ trương. Trong khi dự án Đường sắt kết nối Trung Quốc nếu muốn đẩy nhanh tiến độ, Bộ Giao thông Vận tải phải hoàn thiện hồ sơ để Chính phủ trình Quốc hội trước ngày 31/3/2025 và trình Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp tháng 5/2025.

Chia sẻ trang này