Tâm sự của một 'người lính hèn nhát'

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi TigerStock, 27/07/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5355 người đang online, trong đó có 601 thành viên. 18:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 15920 lượt đọc và 185 bài trả lời
  1. TigerStock Thành viên tích cực

    Tâm sự của một 'người lính hèn nhát'


    Đừng để những người trẻ tuổi phải chịu đựng những điều ghê rợn của chiến tranh. Nó tàn nhẫn, phi nhân tính và đau đớn vô cùng...
    Bài viết của blogger Lê Vũ.

    Trong bài "Lối đi" tôi viết về đêm cuối của đời sinh viên. Có nghĩa là đã chuẩn bị tinh thần tốt nhất để lên đường. Nhưng khi đến quân trường nhìn những khối bộ đội hàng ngũ chỉnh tề ngay ngắn đi đều bước, hát vang vang bài quân hành giữa chang chang nắng, mồ hôi đẫm áo, mặt sạm đen hốc hác.. đã choáng. Cái tự ti mặc cảm thường ngày trốn kỹ trong gã tiểu tư sản vờ vịt dũng cảm can trường, nay lú mặt ra ko chút trơ trẽn. Thời gian quân trường qua mau. Khoảng 20% tân binh đào ngũ vì ko chịu nổi gian khổ. 80% ra trận nhưng thực tình, rất ít trong số 80% kia đủ tư cách NGƯỜI CHIẾN SỸ.
    [​IMG]
    Tới làng 9, Lộc Tấn, Lộc Ninh. Làng chiến đấu chông cắm tua tủa, giao thông hào chằng chịt, du kích vừa đi đánh nhau về, áo còn thấm máu. Dân đi sơ tán gần hết, làng xóm hầu như chỉ còn bộ đội & du kích. Biên giới còn khá xa, tiếng súng chỉ văng vẳng vọng về nhưng đêm đầu tiên trên đất bazan, tôi ko sao ngủ được. Thỉnh thoảng những chiếc Đot, GMC, Gat, Zil 130.. lặc lè chở tử sĩ về ngã ba Chầm Chậm. Nghĩa trang có gần 3.000 liệt sỹ chỉ sau 4 tháng khai trương. Sáng hôm sau, khoảng 1/4 tân binh bỏ trốn (Đợt NVQS đó toàn thanh niên tình nguyện nhập ngũ, đa số là sinh viên).

    Anh cán bộ quân lực e 205 ái ngại khi đọc phần trích ngang lý lịch của tôi: "Cậu về e bộ nhé? Ở dưới đơn vị nguy hiểm lắm. Tôi ko coi thường cậu nhưng phải có trách nhiệm trước gia đình cậu!" (Khi đó Ba tôi đang ở Quảng Ninh chuẩn bị đối phó giặc Tàu, anh Hai tôi đang ở chiến trường Lào) Tôi cương quyết: "Tôi nhập ngũ là để được chiến đấu chứ ko phải để ngồi bàn giấy. Anh ko giải quyết, tôi sẽ gặp cấp trên của anh".
    [​IMG]
    Đêm đầu tiên trên chốt lại thức trắng vì sợ. Ko thể lý giải được nỗi sợ hãi lạ kỳ đó. Đội hình phòng ngự rất thưa mỏng. 10 - 15m mới có 1 ụ chiến đấu. Vương trong mùi thuốc súng đắng nghét là mùi máu tanh & xác chết phân hủy. Rừng già thâm nghiêm & âm u. Tiếng sột soạt nào cũng khiến nổi da gà, lạnh toát cả sống lưng, đầu óc hoang mang lo lắng cùng cực. Mờ sáng hôm sau được nếm trận đầu. Bọn Polpot bò vào sát chiến hào, vượt qua bãi mìn dày đặc phía trước. Tôi vẫn đứng trân trân trong chiến hào suốt từ chập tối qua, súng cầm rất chắc (vì sợ quá) vậy mà khi địch ào tới tôi cứ như hóa đá. Mất hết mọi phản xạ, hoàn toàn vô hồn, điếng lặng. Mất dăm phút mới giương súng lên, bóp cò.. nhưng quên mở khóa an toàn. Thấy súng mình im re, cò súng cứng ngắc tôi lại càng thêm rối trí, suýt bật khóc. Nhìn quanh, đồng đội nhảy cả lên trên chiến hào dũng mãnh chiến đấu, họ bắn chi viện cho tôi, cho những người đã hy sinh.. mà xấu hổ tột cùng. Suốt ngày hôm đó tôi rúc sâu xuống hầm ko dám nhìn ai vì nhục nhã. Chính trị viên quấn cho điếu thuốc rê, ân cần trò chuyện: "Lần đầu tiên tớ cũng vậy, đái cả ra quần cơ đấy. Cậu khá lắm, ko nằm bẹp xuống hào (Thực ra tôi vì sợ quá nên quên cả việc nằm bẹp xuống) đã là điều rất đáng nể. Từ trận sau, tin rằng cậu sẽ cứng cỏi hơn".
    [​IMG]
    Trận sau còn tệ hại hơn. Nổ súng khí thế lắm, nhưng ko hề thấy địch, đạn bay hết lên trời. Họp trung đội anh em kiểm điểm tối tăm mặt mày. "Mỗi viên đạn AK có giá bằng 5 cân thóc. Dù bạn viện trợ nhưng đâu phải cho không? Con cháu ta phải trả nợ sau này. Bắn kiểu ấy là vô trách nhiệm với đất nước.. Hoặc: Nổ súng bừa bãi chỉ là cách tự trấn an bản thân của những kẻ bạc nhược. Quân đội đã dạy cách bắn điểm xạ ngắn, tuyệt nhiên ko được bắn khi chưa ngắm chính xác. Nổ súng như đ/c .. chỉ khiến địch coi thường quân đội chúng ta.. Hoặc: Mỗi thùng đạn đưa lên tới chốt phải đổi bằng máu của thanh niên xung phong & du kích. Người chiến sỹ phải có trách nhiệm với viên đạn trong tay mình..."

    Đêm đó tôi phảng phất ý nghĩ tự sát. Đang lùng nhùng bởi những ám ảnh tiêu cực thì địch lại vào. Vỡ chốt! Tiểu đội 3 hy sinh sạch sẽ. Trung đội trưởng của tôi cụt cả 2 chân vẫn bò lên nóc hầm bắn điềm tĩnh chững chạc, miệng động viên chúng tôi: "Đừng bận tâm tới anh. Cứ bình tĩnh mà chiến đấu. Bằng mọi giá phải giữ lấy chốt. Còn 1 người thì chốt phải còn!" Hôm trước, anh là người phê bình tôi rát nhất. Hôm nay, tôi vừa bắn vừa lau nước mắt. Tôi nhận ra con người hèn hạ, ích kỷ & phù phiếm của mình, cái TÔI đáng khinh bỉ & giả dối mà tôi đeo gán lên mình bấy lâu.. Ý nghĩ đó vụt qua trong đầu nhanh như tia chớp nhưng mạnh mẽ vô ngần. Trong vô thức tôi nhảy lên khỏi hầm đứng bắn như 1 chiến binh dạn dày từng trải.
    [​IMG]
    Sinh nhật tuổi 19, tôi được phong hạ sỹ. Trưa hôm đó hành quân qua 1 công xã mà bọn polpot vừa rút chạy (12/1978) thì chứng kiến cảnh kinh hoàng: Mấy chục đầu người còn ứa máu cắm trên hàng rào, phía dưới ghi bằng chữ Việt: Chào đón bộ đội Việt Nam! Mệnh lệnh: "2 trung đội đào huyệt sâu 1m. Trung đội 2 thu nhặt xác, cố gắng lắp đúng xác với đầu rồi tẩn liệm chôn cất. 30' tất cả phải làm xong nhiệm vụ!" Như 1 cái máy, tôi nhổ khỏi cọc rào cái đầu 1 cô gái tóc cắt rất ngắn. Vừa ôm cái đầu trong tay bất giác tôi nôn thốc nôn tháo, tay chân bủn rủn, miệng lảm nhảm những gì ko ai nghe rõ.. Cứ thế đi 1 mạch vào rừng. Anh em chạy theo kéo lại. Tôi gần như hóa điên. Đã 31 năm nhưng ám ảnh đó ko buông tha. Lâu lâu lại bật dậy giữa đêm, toát mồ hôi lạnh.

    Tham dự nhiều trận nhưng khi lần đầu tiên chính tay mình bắn hạ 1 thằng polpot (thằng này bắn chết 2 đồng đội của tôi rồi tử thủ sau gò mối. Tôi xin được chính tay mình trả thù) thì tôi ko dám nhìn mặt nó. Anh em bảo: "14 phát đạn ghim vào đầu & ngực nó. Mày bắn chuẩn lắm!" nhưng suốt cả tuần tôi bỏ cơm & hầu như ko ngủ được. Cái cảm giác 'GIẾT NGƯỜI' rất khủng khiếp, dù đó là giết giặc.
    [​IMG]
    Đừng để những người trẻ tuổi phải chịu đựng những điều ghê rợn của chiến tranh. Nó tàn nhẫn, phi nhân tính & đau đớn vô cùng. Làm chai sạn tâm hồn, kết trong tim óc những cực đoan hằn học cay độc. Nhớ mãi 1 câu hát của cố nhạc sỹ Xuân Hồng: "Bởi chiến tranh đâu phải trò đùa"

    Tổn thương về tinh thần, tình cảm đối với người lính sau chiến tranh mới là điều đáng nói nhất. Di chứng nó để lại cho con người rất khó để phân tích, thống kê, diễn đạt nhưng là người trong cuộc nên tôi cảm nhận khá rõ ràng, chính xác.

    Nếu hô hào chiến tranh như 1 cách biểu thị lòng yêu nước thì có gì đó vừa khôi hài & nhẫn tâm. Khôi hài bởi người ta chưa biết như thế nào là chiến trận sa trường. Nhẫn tâm bởi vì chiến tranh luôn là thần hủy hoại (Sinh mạng, sự vui sống, của cải vật chất & những giá trị tinh thần cao đẹp khác).
    [​IMG]

    Chiến tranh, nói như 1 nhà thơ:

    "Nơi cao nhất thử lòng ta yêu đất nước"

    Nhưng liệu mấy ai tự nguyện nhảy xuống bể acid để chứng minh giá trị vàng ròng của mình?

    Chỉ những tên lính đánh thuê (lương lính ngụy bằng 4 cây vàng/tháng) lưu manh, vô học cùng lũ lái súng mới mong mỏi chiến tranh mà thôi.

    Tất nhiên, khi đất nước lâm nguy thì cả nhà tôi sẽ hiên ngang ra trận. Nhưng đó là chuyện chẳng đặng đừng. Xin chớ cổ xúy bạo lực, xung đột. Làm người chiến sỹ khó hơn chơi game khá nhiều. Các bạn ạ.

    Thân mến!
    LÊ VŨ (MY.OPERA.COM)
  2. kaitoukidhp

    kaitoukidhp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2011
    Đã được thích:
    51
    Chiến tranh đồng nghĩa với sự chết chóc và đau khổ. Nhưng Bác Hồ đã bảo rồi "Chúng ta càng nhân nhượng thì bọn chúng lại càng lấn tới" đôi khi nhân nhượng ko phải là một cách hay
  3. TigerStock

    TigerStock Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Đã được thích:
    3
    Hồi ức ghê rợn của một chiến binh Đại Hàn ở miền Nam VN


    Trang 1 / 7
    Tại nơi chiến trường chỉ có giết và giết đó, các giá trị đạo đức đối với chúng tôi cũng bị tan vỡ chẳng khác nào những mảnh đạn pháo. Và dần dần tôi cũng trở thành một con người không biết gì khác ngoài bắn giết. Sự điên dại trên chiến trường là điều không thể tưởng tượng được bằng lý trí lúc bình thường...

    [​IMG]
    ________________________________________________________________
    LỜI NÓI ĐẦU

    Mặc dù mới lập gia đình được 10 tháng, tôi đã phải tạm biệt vợ, quên đi hai chữ tình yêu để sang Việt Nam. Ở đó tôi đã lùng sục khắp các hang núi như một con thú, tìm mọi cách để tiêu diệt hoặc bắt toàn bộ đối phương. Đã có rất nhiều người bị chết bởi những kế hoạch của tôi.

    Tại nơi chiến trường chỉ có giết và giết đó, các giá trị đạo đức đối với chúng tôi cũng bị tan vỡ chẳng khác nào những mảnh đạn pháo. Và dần dần tôi cũng trở thành một con người không biết gì khác ngoài bắn giết. Sự điên dại trên chiến trường là điều không thể tưởng tượng được bằng lý trí lúc bình thường.

    Tôi không hề cảm thấy bận lòng khi thấy đứa trẻ chăn trâu hay một dân thường bị chết. Tôi đã truy lùng với một khoái cảm còn hơn cả cảm giác đi săn thú. Tôi đã ăn uống và chụp ảnh không hề vướng bận ngay bên cạnh những xác chết. Tôi đã xông vào hầm của đối phương không một phút chần chừ và bóp cò súng không hề run sợ. Chiến tranh đã qua lâu mà tôi vẫn không thể hiểu nổi tại sao mình lại có thể hành động như vậy. Tôi đã bắn giết mà không hề quan tâm và cũng không thể hiểu được bản chất của chiến tranh VN. Tôi không được phép suy nghĩ gì khác ngoài việc phải giết thật nhiều Việt cộng (VC) để tồn tại và ngăn chặn làn sóng cộng sản (CS).

    Tôi đã chiến đấu liên tục với một chiếc mũ cao bồi trên đầu. Trong bộ não của tôi được nhồi đầy những ý nghĩ rằng miền Bắc là nơi những kẻ ác tụ tập. Sau khi kết thúc cuộc đời binh nghiệp với quân hàm đại tướng, tôi đã có dịp sang thăm Hà nội. Cái đập vào mắt tôi lúc đó là một sân bay nhỏ bé, và con đường thỉnh thoảng lắm mới có một bóng đèn. Tiếng súng đã tắt 20 năm rồi..., tại sao một VN như vậy lại có thể thắng được siêu cường số một là nước Mỹ. Tôi cũng muốn đi tìm lời giải cho những hành động của những người lính giải phóng mà tôi đã từng gặp và giao chiến. Những người sống và chiến đấu trong hoàn cảnh mà con người bình thường khó có thể sống nổi, những người lính giải phóng đã lao thẳng vào căn cứ địch, chỉ với trái lựu đạn; người chiến sĩ giải phóng đã chống cự gần 8 giờ đồng hồ với một thân hình gần như cụt cả tay chân, không chịu đầu hàng... lúc đó tôi đã viết vào nhật ký như sau:

    “Thật đáng thương cho chiến dịch Tết Mậu Thân của VC. Chẳng hiểu vì cái gì mà họ lại lao vào đội quân hùng mạnh của Mỹ và Hàn quốc như vậy. Thật đáng thương. Không thể hiểu nổi những người lính VC gầy guộc như một đứa bé, trên tay chỉ có một khẩu súng cổ lỗ và một trái lựu đạn vì cái gì mà chiến đấu như vậy”.

    Quang cảnh trận Điện Biên Phủ mà tôi được xem ở một bảo tàng Hà Nội thật là cảm động. Và tôi đã hiểu rằng Hồ chủ tịch là một lãnh tụ vĩ đại, một con người vĩ đại. Người đã dẫn dắt cả dân tộc VN đi theo chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Ông là một người có nhân cách lớn. Tôi đã bị sốc và vô cùng cảm động khi thăm địa đạo Củ chi, nơi tượng trưng cho trí tuệ, sự kiên trì và ý chí đấu tranh của VN. Tôi đã cảm thấy đã tìm được lời giải cho câu hỏi vì sao họ lại chiến đấu, vì sao họ lại chiến thắng.

    Tôi thấy đã đến lúc đưa ra những kết luận cho riêng mình về chiến tranh và lịch sử của VN. Tôi muốn viết ra đây về bản thân tôi và cuộc chiến tranh mà tôi đã tham gia. Nếu không, cuốn sách này sẽ không thể hiện được sự ân hận của tôi, cũng như không đem lại một chút ý nghĩa nào.

    Tôi mong các độc giả sẽ đọc hồi ký này để hiểu thêm về chiến tranh. Mong các bạn hiểu hơn về đất nước VN nhỏ bé mà kiên cường, hiểu thêm về sự ngạo mạn của các cường quốc, hiểu cho những ân hận về những tội ác mà tôi và các chiến hữu đã gây ra ở VN.
  4. vietmy68

    vietmy68 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    12
    Chiến là đánh, tranh là giành khi nào bạn tranh giành khi bạn quá cần. không thích chiến cung phải chiến
  5. TigerStock

    TigerStock Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Đã được thích:
    3
    Ngày 3 tháng 4 năm 1970, đại đội của chúng tôi lùng sục xung quanh con sông Lư Diên thuộc huyện Phù Cát tỉnh Bình Định. Trách nhiệm của tôi với tư cách là Đại đội trưởng là không được phép để cho bất cứ một VC nào xuất hiện thuộc khu vực trách nhiệm chiến thuật của mình. Đại đội đang vượt sông và đi qua khu vực rừng tre, bỗng có tiếng súng bắn ra từ phía khu rừng vốn rất yên tĩnh. Đó là khu vực đã có bắn nhau đêm qua, ba VC đã bị chết bởi mìn Clâymo của tổ phục kích của chúng tôi. Thế mà giờ lại có tiếng súng.

    Ngay lập tức đại đội vừa tiếp cận, vừa bắn tập trung vào khu vực phát ra tiếng súng. Nhưng tiếng súng vẫn tiếp tục, và hai lính tôi đã bị thương. Sau khi thấy không thể tiếp cận được, chúng tôi đã cho xe chở cối đến. Ngay lập tức một cơn mưa đạn cối xối xả và các súng phóng lựu được tuôn ra xối xả. Chúng tôi lại thử tiếp cận, nhưng tiếng súng quái ác vẫn dai dẳng bắn ra từ phía khu rừng. Cứ liên tục như vậy, chẳng mấy chốc 7 giờ đồng hồ đã trôi qua. Chuyện gì thế này? Một đại đội mà phải giao chiến với một nhóm quân địch.

    Nếu để đến khi mặt trời lặn, quân giải phóng từ căn cứ 226 có thể tấn công. Nghĩ vậy, tôi đã phải dùng thủ đoạn cuối cùng. Tôi ra lệnh đặt chắc chắn hai khẩu súng máy ở phía bờ đê và bắn sao cho đối phương không thể ngóc đầu lên được, trong lúc hai lính của tôi sẽ bò lên tiếp cận vị trí của đối phương. Ngay sau khi súng ngừng bắn, hai người đó sẽ nhanh chóng xông liên tiêu diệt. Và chúng tôi đã thành công. Thắng lợi cuối cùng thuộc về chúng tôi.

    Trận chiến đã diễn ra suốt 8 tiếng đồng hồ. Trong thời gian đó, không biết bao nhiêu đạn dược đã bị tiêu tốn. Hình ảnh của địch đã bị tiêu diệt sau khi đã kháng cự suốt 8 giờ liền đã làm tôi bị sốc thực sự. Chỉ có một người. Người lính giải phóng đó gần như bị tiện đứt một bên cổ chân, một bên cánh tay cũng bị thương nặng. Anh ta đã dùng bông và mảnh áo tự băng bó cho mình và chiến đấu với đại đội của tôi trong suốt 8 tiếng liền. Trong khi khám thi thể người chiến sĩ giải phóng, tôi đã phát hiện ở ngực anh ta có một cuốn sổ, trong đó có ảnh một thiếu nữ xinh đẹp với mái tóc dài buộc sang hai bên. Phía sau tấm ảnh là dòng chữ: “Em luôn yêu anh, dù anh ở bất cứ nơi đâu” bằng tiếng Việt.

    Chắc chắn hai người là vợ chồng hoặc là người yêu. Đây là bằng chứng tình yêu của người thiếu nữ gửi cho người lính miền Bắc. Trong bầu không khí còn sặc sụa khói đạn, thoảng qua trong đầu tôi suy nghĩ, hoá ra anh ta cũng là người bình thường, cũng có người yêu.

    Tám giờ đồng hồ quả là một quãng thời gian dài dằng dặc, có đủ thời gian cho việc đầu hàng. Đây là một việc hoàn toàn khác với việc lính đặc công của Nhật Bản cảm tử ôm bộc phá lao vào mục tiêu. Đó là một cái chết tức thì. Còn ở đây, anh ta chờ đợi cái chết trong 8 giờ liền. Trong thời gian đó, anh ta đã nghĩ gì, trong khi nếu không đầu hàng thì không còn cách nào khác là phải chết. Những ngưòi lính Hàn quốc bị thương bắt đầu báo thù lên thi thể của ngưòi lính giải phóng. Chúng tôi đem theo mảnh thi thể không còn hình thù, hành quân về căn cứ như một đoàn quân thắng trận. Mọi người nói rằng đây là truyền thống của đơn vị. Tôi vui vẻ dẫn lính về doanh trại, trong lòng không có cảm giác tội lỗi nào.

    Hai mươi năm sau sự kiện đó, tôi đã là thiếu tướng, sư đoàn trưởng đóng ở Hwachon, tỉnh Kangwon. Một hôm trong lúc đang đi dạo một mình qua một hang núi tuyệt đẹp, nhũng hình ảnh 20 năm trước đã làm tôi trào nước mắt. Tôi vừa khóc vừa hồi tưởng lại những sự việc của ngày hôm đó. Mặc dù lúc đó đối với tôi, người chiến sĩ giải phóng đó là địch, nhưng đó là một chiến sĩ dũng cảm,... Trong cơn điên loạn của chiến tranh, tôi đã làm tổn hại thi thể của người chiến sĩ ấy trong cơn say máu cuồng loạn. Sự hối hận đã vò xé lòng tôi.

    Tôi đau lòng hơn khi nghĩ về người thiếu nữ trong ảnh, người mà bây giờ còn sống chắc đã 40 tuổi. Hẳn người thiếu nữ đó không biết về những giây phút dũng cảm cuối cùng của người yêu. Có thể người thiếu nữ đó đến giờ vẫn chờ đợi hoặc đi tìm tung tích người yêu cũ. Nếu tôi có thể giữ lại được dấu tích của người chiến sĩấy, có lẽ sẽ an ủi được phần nào trái tim của người thiếu nữ đó.

    Chính cái chết của người chiến sĩ giải phóng và hình ảnh của người thiếu nữ ấy đã đưa tôi đi đến quyết định viết cuốn sách này. Mong rằng cuốn sách được viết tự đáy lòng của tôi sẽ khiến tôi vợi bớt nỗi đau đớn, dằn vặt vì ân hận. Và tôi cũng mong rằng sẽ có thêm nhiêù người nữa hiểu về sự thật của lịch sử VN qua những gì tôi đã hiểu trên chiến trường. Cái chết của người chiến sĩ giải phóng đó đã góp phần viết nên trang sử hào hùng của VN.

    Tôi đã từng tham gia trận đánh quy mô sư đoàn với tên gọi "Chiến dịch Mãnh hổ". Đây là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng tôi được tham gia một trận có quy mô lớn như vậy. Lúc đó để ngăn chặn việc báo cáo sai sự thật, trên sư đoàn ra lệnh mỗi khi tiêu diệt VC phải cắt tai trái đem về. Có thể hiểu được một phần tại sao các viên chỉ huy lại ra một mệnh lệnh dã man như vậy. Điều đó cũng có nghĩa là đã có quá nhiều báo cáo sai sự thật.

    Trước ngày toàn sư đoàn tham gia vào chiến dịch “Mãnh hổ”, tôi đã tập hợp toàn đơn vị lại sau khi đã hoàn thành việc chuẩn bị chiến đấu để huấn thị. Tôi cũng đã tổ chức liên hoan và khích lệ tinh thần binh sĩ. Tôi tràn đầy quyết tâm là sau trận đánh này quân VC ở khu vự xung quanh sẽ hoàn toàn bị tiêu diệt. Nhưng ngay từ ngày đầu của chiến dịch, tôi và chỉ huy sư đoàn đều hiểu rằng đó chỉ là giấc mơ viễn vông.

    Tại điểm đổ quân, đối phương đã đặt rất nhiều mìn, chỉ cần vướng vào dây là mìn nổ. Có rất nhiều trường hợp trực thăng bay đến không đổ quân được phải bay về. Dường như quân giải phóng đã biết rất rõ về thời gian, hình thức tác chiến của quân Hàn quốc. Trong thời gian pháo bắn dọn đường và trực thăng bay đến đổ quân thì quân VC đã rút êm ra ngoài qua những con đường bí mật. Chỉ còn lại trong căn cứ trống rỗng của họ những dây mìn được gài lại như mạng nhện. Họ chỉ để lại một vài người trong tổ cảnh giới ở lại sâu trong rừng, những nơi không thể nào phát hiện ra được, và quân Hàn quốc đã thương vong bởi những quả mìn do họ gài lại.

    Nhưng mệnh lệnh từ trên vẫn tiếp tục được đưa xuống và lùng sục vẫn được tiến hành. Đó đúng là một mệnh lệnh ngớ ngẩn. Rừng ở VN đầy rẫy những cây lớn nhỏ, ngay giữa ban ngày cũng tối như mực. Nếu tiến vào trong đó thì không nhìn thấy trời mà cũng không thể xác định được phương hướng. Binh lính phải mất tới 4 giờ để tiến lên một quãng 400m. Nếu phải tiến quân theo đường rừng dày đặc những cây nhỏ và dây leo thì theo đúng nguyên tắc chưa cần đến 1 giờ sẽ bị xuống sức nghiêm trọng. Hơn nữa, khi leo núi, cứ tiến 10m thì lại phải dừng lại nghỉ 20 phút. Trên lưng đeo 8 quả đạn cối nên nhiều lúc tôi cứ leo được 3m thì lại bị tụt xuống tới 2m.

    Binh lính được đưa vào cuộc lùng sục bất đắc dĩ này, không còn cách nào khác là phải đi hàng một, theo những con đường có sẵn. Nhưng quân giải phóng đã gài lại đầy mìn trên con đường này trong khi rút lui. Một hôm trung đội đi đầu bị vướng mìn và thương vong 11 người. Điều này làm cho toàn đại đội phải dừng lại trong hẻm núi 1 giờ liền với đội hình kéo dài 4km. Nếu quân giải phóng tấn công bất ngờ thì chắc chắn sẽ có một thảm kịch xảy ra.

    Hỡi những sĩ quan chỉ biết ngồi ở bộ tư lệnh và chờ đợi những thắng lợi tốt đẹp, các ông có biết tâm trạng của những người lính phải ngồi lại phờ phạc như đoàn quân thất trận trên những con đường trong rừng sâu không... Tôi thật nghi ngờ về cái kết quả của chiến dịch "Nguyệt quế" lại có thể tiêu diệt được 330 VC.

    Trung đội 1 của đại đội trong khi lùng sục đã bị vướng mìn, 9 người gồm cả trung đội trưởng đã phải đưa về hậu phương. Cũng may quyền chỉ huy đã được giao cho hạ sĩ Moon. Trong khi lùng sục, do bất cẩn tôi cũng đã vướng phải dây mìn 60mm do đối phương gài lại. Chốt an toàn đã bị tung ra, nhưng thật may mắn là mìn đã không nổ.

    Khu vực mà chúng tôi được lệnh lùng sục trong ngày đầu tiên là một ngọn núi mà lên tới đỉnh khoảng 400m. Sau 10 giờ leo trèo,lên tới đỉnh, lính của tôi gần như đã kiệt sức. Bộ quần áo chiến đấu của tôi loang lổ những vết muối do mồ hôi đọng lại. Đây là kết quả của việc phục tùng lệnh cấp trên. Sau những cố gắng có khi phải trả bằng máu ấy, cái mà chúng tôi phát hiện được chỉ là những chiếc xẻng dùng rồi, được bỏ lại trong hang núi. Tôi trông thấy cảm giác thất vọng tràn trề trên khuôn mặt binh lính.

    Phải làm thế này trong một tháng liền ư. Tôi muốn được ngẩng lên trời mà chửi thật to. Đây là cái trò hề gì vậy. Bây giờ chúng tôi mới hiểu được sức mạnh của thiên nhiên. Thời tiết thì nóng bức mà nước uống thì không đủ. Trên người, kể cả chỗ kín bắt đầu sinh bệnh ngoài da. Có những lúc sấm chớp rồi mưa sầm sập trên đầu. Những cơn mưa trong rừng nhiệt đới ở VN cứ như dùng nước dội lên đầu vậy. Có căng bạt lên cũng chẳng ăn thua gì. Binh lính không còn cách nào khác là phải dừng mọi việc lại chờ cho tới khi mưa tạnh. Và ngồi cầu nguyện sao cho sét đừng đánh vào mình. Có một lần xảy ra cháy và có lệnh sơ tán, những binh lính chỉ có biết ngồi run rẩy sợ hãi trong cánh rừng tối om, không thể biết được có cái gì phía trước.

    Cả tuần rồi mà đại đội tôi không làm nên trò trống gì, ngay cả bóng của VC cũng không phát hiện ra được. Ngược lại bệnh viện 106 đã đầy chặt lính bị thương và tử sĩ Hàn quốc vấp phải mìn. Bệnh viện đã phải căng thêm lán nhưng vẫn không đủ chỗ. Lính bị thương của đại đội tôi cũng chỉ được cấp cứu xong là phải đưa về đội cứu thương của tiểu đoàn. Trong thời gian đó đại đội tôi đã phát hiện và lùng sục được 40 hang núi. Chúng tôi cũng đã phát hiện khoảng 2 xe tải quần áo và đem đốt hết. Và chúng tôi cũng phát hiện những dụng cụ cắt tóc nữa. Nhưng điều mà chúng tôi thực sự mong đợi là VC thì lại không phát hiện được một người nào. Rõ ràng là đối phương đã thoát ra khỏi khu vực lùng sục và ở xa đâu đó, đang xem vở kịch do quân Hàn quốc diễn.

    Sau khi giai đoạn một của chiến dịch kết thúc, sư đoàn bước vào giai đoạn hai. Tại đây sư đoàn đã ra lệnh không cần phải cắt tai đem về nữa. Thế là đã đến nước phải chấp nhận báo cáo láo rồi đây. Mệnh lệnh này một lần nữa làm tôi vô cùng tức giận. Thế là kết quả tay trắng của giai đoạn một đã được dịp thay đổi.

    Theo lời kể của binh lính thì một nhân viên của đội an ninh đã mua súng ở chợ với giá 20 đô la và bán lại cho họ với giá 40 đô la. Sau khi mua, họ tháo rời súng ra và bí mật đem vào trận đánh. Sau đó sẽ báo cáo là tiêu diệt 3 địch và thu được một khẩu M16.
  6. gamock

    gamock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/03/2012
    Đã được thích:
    24
    Bài viết cũng hay và chân thực! Tuy nhiên, tui không thích ai gọi lính vnch là "bọn đánh thuê"... nói như thế là thiếu hiểu biết .
  7. TigerStock

    TigerStock Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Đã được thích:
    3
    Pon Moltke đã nói rằng: “Rồi các bạn sẽ biết là quân địch sẽ chỉ có 3 cách lựa chọn. Nhưng quân địch sẽ chọn cách thứ 4 trong số các cách đó”. Nghĩa là trong chiến tranh đối phương sẽ chọn phương án mà ta không thể ngờ tới. Trong chiến đấu, việc thắng bại phụ thuộc rất lớn vào người chỉ huy. Người VN đã có kinh nghiệm chiến tranh du kích trong mấy ngàn năm lịch sử và họ là những bậc thầy trong lĩnh vực này.

    Sau khi sang VN, tôi có cơ hội được tìm hiểu một cách khá sâu sắc về cách thức tiến hành chiến tranh ở VN tại sở chỉ huy tiểu đoàn trong hai tháng. Chiến thuật thông thường của quân Hàn quốc là lập ra các căn cứ cấp đại đội ngay trước khu vực của VC. Tiếp đó dùng những trận phục kích bên đường để tiêu diệt khi VC từ căn cứ xuống để công tác chính trị, thu gom nhu yếu phẩm và tiến hành tấn công du kích.

    Hai bên bờ sông từ căn cứ trên núi Đầu Voi, nơi có một đại đội đặc công của quân giải phóng xuống đến làng được che phủ bởi một khu rừng tre. Chỉ có hai con đường đi qua khu vực đấy. Đây là con đường di chuyển của VC, nhưng do nó nằm quá gần với căn cứ đối phương nên việc phục kích tại đây là rất nguy hiểm. Theo con đường này, mỗi ngày những đứa trẻ chăn trâu dắt trâu đi qua vài ba lần. Buổi sáng chúng dắt trâu đi vào khu vực do VC kiểm soát, đến chiều thì chúng đưa trâu về, vừa đi vừa kiểm tra xem có quân Hàn quốc phục kích không. Sau đó chúng sẽ báo lại cho quân giải phóng bằng cách dùng khói hoặc ánh đèn. Để có một trận phục kích thành công, điều quan trọng với chúng tôi là làm sao để những đứa trẻ chăn trâu không phát hiện ra. Và chúng tôi cũng phải nghi binh làm ra vẻ như quân Hàn Quốc không có ý định phục kích ở đó.

    Một hôm tôi định dùng một trung đội lập một trận phục kích quan trọng. Để làm được điều đó, tôi ra lệnh cho trung đội 1 phải diễn tập ngụy trang trong rừng tre sao cho không bị những đứa trẻ chăn trâu phát hiện. Chúng tôi lấy sợi từ các bao đay ra, gắn lá tre vào, sau đó phủ kín lên mặt mũi, thân thể sao cho từ ngoài nhìn vào vẫn tưởng như rừng tre. Để làm cho đối phương tin rằng chúng tôi không có ý định phục kích, tôi dẫn toàn đại đội đi lùng sục dọc rừng tre bên sông Lư Diêm. Sau đó tôi bí mật cho trung đội1 đã được nguỵ trang kỹ lưỡng chia làm 2 tổ đi phục kích ở cả 2 tuyến đường. Số còn lại tôi ra lệnh bắn vào xung quanh khu vực đó rồi quay về căn cứ. Điều này cốt để cho đối phương nghĩ rằng không hề có mai phục.

    Khoảng 9 giờ sáng hôm sau, tổ phục kích ở một con đường do trung đội trưởng chỉ huy báo cáo về là đã bắt sống được 1 nữ, còn 2 người khác đã thoát. Sau đó một lúc đã diễn ra cuộc đọ súng giữa 2 tổ phục kích của tôi với quân giải phóng. Như vậy tôi đã thất bại trong trận phục kích đó. Đáng lẽ ra không nên bắt cô gái đó mà cứ để cho đi qua. Sau đó phải nhẫn nại đợi cho đến tối khi họ quay về dẫn theo VC. Tôi ra lệnh cho bắn lung tung ra xung quanh rồi rút về làm ra vẻ nhưđã rút hết tổ phục kích về. Nhưng tổ phục kích do một trung sĩ chỉ huy thì vẫn ở nguyên vị trí tại một con đường khác.

    Tất nhiên, buổi sáng cũng như buổi tối, khi dắt trâu đi qua, những đứa trẻ chăn trâu đã không phát hiện được tổ phục kích. Nếu phát hiện ra, chúng sẽ lùa trâu vào để kiểm tra xem khu vực đó có phục kích hay gài mìn Clâymo không. Khoảng 19 giờ quân giải phóng dùng AK bắn vào khu rừng để kiểm tra lần cuối, nhưng tổ phục kích không hề bắn trả mà vẫn nằm im. Như vậy trận phục kích này chắn chắn thành công. Khoảng 20 giờ, VC bắt đầu xuất hiện. Ngay lập tức tổ phục kích cho nổ mìn Clâymo. Một lúc sau từ phía đó có 5 tiếng nổ lựu đạn. Khoảng 21 giờ đối phương dùng cối 60mm pháo kích vào khu vực có tổ phục kích. Bình thường đối phương không pháo kích vào nơi có phục kích. Đáp lại chúng tôi dùng cối 81mm bắn tập trung vào khu vực căn cứ của đối phương và dùng pháo15mm bắn mãnh liệt vào bờ Bắc của con sông.

    Sau khi trời sáng, tôi dùng xe bọc thép đi tới hiện trường, trong thời gian đó tổ phục kích báo cáo là viện hạ sĩ đã bị mất một phần ngón cái do trúng mìn. Tôi đã bị sốc. Hạ sĩ Kim là một thuộc hạ thân tín của tôi. Tại hiện trường tôi lại một lần nữa được chứng kiến tinh thần chiến đấu ngoan cường của quân giải phóng. Một trung uý bị chết do mìn Clâymo. Nhưng người lính đó chết trong tư thế ôm một quả lựu đạn đã rút chốt vào ngực với ý định giết chết tổ phục kích đến kiểm tra xác chết. Không hiểu con người lúc gần chết trong đau đớn tột cùng như vậy có khả năng rút chốt lựu đạn ôm vào người rồi mới chết như vậy không? Chỉ cần lay nhẹ người một chút là bản thân sẽ bị tan xác ngay tại chỗ cơ mà... Để làm được điều này cần phải có một tinh thần dũng cảm vô song. Hạ sĩ Kim đã bị trúng mìn trong lúc tìm cách buộc dây vào cái xác đó kéo đi để xử lý quả lựu đạn.

    Khi tôi tới nơi vẫn còn một người lính giải phóng còn thoi thóp, mỗi khi anh ta thở máu lại trào ra trên lồng ngực. Dựa vào việc họ đem theo 3 khẩu AK, một M16 và một khẩu súng lục Liên xô cũng như những tài liệu có trong một viên trung uý thì có thể thấy rằng họ đang thi hành một nhiệm vụ rất quan trọng. Chúng tôi cho 5 cái xác chết đó lên xe thiết giáp và đem về căn cứ. Trong khi thực hiện nhiệm vụ bình định, chúng tôi nhận được sự chi viện của hai đại đội truy lùng của tiểu đoàn Mỹ và một đại đội quân nguỵ Sài gòn. Chúng tôi đã đi lùng sục và phục kích 3 ngày liền ở khu vực làng Vĩnh Long mà không phát hiện ra được một bóng VC nào. Tôi linh cảm thấy rằng nguyên nhân nằm ở chỗ chúng tôi cùng tác chiến với quân VNCH. Có lẽ trong số binh lính đó đã có người cung cấp thông tin cho VC, và điều này dẫn đến thất bại của chúng tôi.

    Để trận này thành công, chúng tôi phải làm ra vẻ là trận đánh hợp đồng tác chiến với đại đội VNCH đã kết thúc, và sau đó chúng tôi sẽ tiếp tục tác chiến một mình. Nhưng trước đó tôi phải kiểm tra lại tinh thần cũng như sức lực của binh lính. Thêm vào đó, việc tiếp tế cũng cần phải được tiến hành trong bí mật. Tôi đã giải thích cho các trung đội trưởng là chúng tôi phải tiến tục trận đánh một mình nhưng đối với quân VNCH phải làm ra vẻ như chúng tôi sắp sửa rút. Sau khi chia tay, tôi đã báo cáo xin được tiếp tế lương thực và đạn dược bằng trực thăng tại một địa điểm không ai ngờ tới. Tôi đã bố trí trung đội 3 phục kích tại một địa điểm được cho là VC sẽ đi qua trong số các địa điểm mà chúng tôi đã lùng sục. Số còn lại thì di chuyển ra khu vực trống, làm các động tác nghi binh khác làm ra vẻ đang rút lui về căn cứ. Nhưng trước khi chúng tôi về đến căn cứ thì đã nghe thấy tiếng nổ của mìn Clâymo từ hướng phục kích của trung đội 3. Trong những trận phục kích vừa qua, đây là lần đầu tiên VC xuất hiện giữa ban ngày.

    Có lẽ quân giải phóng nhận được thông báo từ tình báo gài trong quân đội VNCH là chúng tôi đã rút hết về căn cứ rồi. Lần này họ cũng mang theo tài liệu, và trong số người chết có 1 sĩ quan. Còn một người khác bị trúng đạn vào chân. Nhưng trên chiến trường việc đem theo tù binh rất bất tiện nên anh ta đã bị bắn ngay tại chỗ. Sinh mệnh người lính cụt chân đó hoàn toàn phụ thuộc vào hoàn cảnh tại chỗ cũng như tâm trạng của viên chỉ huy. Viên trung đội trưởng chỉ nói một câu cụt lủn: “bắn bỏ” và thế là người tù binh ấy đã bị giết.

    Bây giờ nghĩ lại tôi mới thấy sinh mạng của con người không cho phép ai coi thường. Và tôi tin rằng giết người là tội ác. Nếu tôi có được suy nghĩ đúng đắn về giá trị cuộc sống thì người lính giải phóng đó dù có bị cụt chân nhưng vẫn được sống. Nhưng khi đó tôi đã không ngăn cản mệnh lệnh của viên trung đội trưởng.Tôi ân hận cầu xin linh hồn người chiến sĩ đó tha thứ cho tôi.

    Một hôm trên đường đi tuần sát, ngẫu nhiên chúng tôi ghé vào nhà xã trưởng phụ trách an ninh. Tại đó tôi thấy một cậu bé chăn trâu mặt sưng húp, chân thì cuốn băng do bị phó xã trưởng đánh. Xã trưởng giải thích rằng cậu ta đã ném lựu đạn vào căn cứ quân đội VNCH và bỏ chạy, nhưng đã bị bắt. Ông xã trưởng có thâm thù với VC nên rất căm thù cậu bé này. Thẩm vấn mãi mà cậu không khai nên ông ta đã dùng đến đòn vọt. Đòn vọt cũng không xong, cuối cùng ông ta lấy súng bắn nát chân cậu bé. Tôi đã đề nghị ông xã trưởng giao cậu ta cho tôi và đưa cậu bé về căn cứ.

    Thời đó mỗi khi bắt được VC, nếu lính VNCH hoặc lính Mỹ doạ sẽ giao cho lính Hàn quốc thì tù binh, nếu hèn nhát sẽ khai báo thành khẩn ngay. Nghe như vậy cũng đủ biết lính Hàn quốc đáng sợ như thế nào. Trên đường dẫn cậu bé chưa đến 16 tuổi ấy về căn cứ, tôi cảm thấy rất thương hại cậu ta. Tại sao một đứa bé lại có thể làm những việc như vậy? Phải chăng nó cho rằng VC mạnh hơn? Trong gia đình cậu ta đã có người chết trong chiến tranh? Hay cậu bé bị VC dùng tiền mua chuộc? Tôi bắt đầu thẩm vấn cậu bé một cách thật hệ thống và khoa học.

    Tôi chia quá trình thẩm vấn thành 3 giai đoạn bao gồm “bỏ mặc hoàn toàn”, “hình phạt nặng”, và sau cùng là: “thuần hoá bằng tình cảm”. Tôi thả cho cậu bé tự do trong đại đội nhưng ra lệnh bất kỳ ai cũng không được tỏ ra quan tâm đến cậu ta. Mấy ngày sau tôi bắt đầu giai đoạn 2, lúc này nếu phát hiện nói dối là tôi dùng hình phạt rất nặng như treo người lên xà nhà. Thế mà cậu ta vẫn nhất quyết không chịu tiết lộ bí mật. Tôi nói là nếu tiết lộ căn cứ hoặc con đường đi lại của VC, thì tôi sẽ cho 5 vạn đồng, nhưng cậu bé vẫn không chịu.

    Người lính giải phóng bị bắt làm tù binh trong trận phục kích tại làng Thuần Phong không phải là lính cứu thương. Theo kết quả thẩm vấn của các chuyên gia thì anh ta đã nói dối. Khi đến thăm lính của tôi bị thương tại bệnh viện 106, tôi được biết là người tù binh đó cũng đang ở tại bệnh viện này. Vì tò mò tôi đã ghé qua phòng dành cho các tù binh một chút. Y tá hướng dẫn tôi đến căn phòng đó đã cho biết anh là chính trị viên kiêm đại đội phó của một đại đội đặc công.

    Khi tôi bước vào phòng, anh ta đón tôi với một thái độ bình tĩnh. Mặc dù anh ta là đối phương, nhưng trước sự bình thản của người lính giải phóng, tôi rất cảm phục. Tôi hỏi:

    - Có biết tôi là ai không?

    - Tất nhiên rồi. Đại uý Kim, đại đội trưởng đại đội 11

    - Tại sao anh lại biết rõ tôi như vậy?

    - Tôi đã nhìn thấy anh 4 lần rồi.

    - Nếu vậy thì trước đây anh đã thấy tôi rồi ư?

    - Một lần tôi trông thấy trong làng, một lần trông thấy ông đang luyện bắn cho binh sĩ trong rừng tre cạnh trường bắn của đại đội 11.

    - Thế sao anh không giết tôi?

    - Đại đội 11 của ông phục kích chặn hết đường đi của chúng tôi, duy chỉ có cánh rừng đó là còn sử dụng được. Nếu nổ súng trong khu rừng đó, chúng tôi bị lộ.

    Thật là sét đánh ngang tai. Con đường mà anh ta nói tới đó nằm ngay cạnh trường bắn của đại đội. Chúng tôi không thể tưởng tượng được quân giải phóng lại sự dụng nó là tuyến đường đi lại. Cánh tay đã gần như đứt rời của anh ta đã được phẫu thuật và bó bột.

    Về sau tôi đã mấy lần phục kích tại khu rừng tre nhưng không có kết quả. Đã thế lại xảy ra bắn nhầm với một đơn vị VNCH làm thiệt hại nặng đơn vị này. Người lính giải phóng đó chẳng bao giờ nói với tôi bí mật ấy nếu như con đường vẫn được sử dụng. Bây giờ, khi đã hiểu Việt Nam, tôi mới biết điều đó.

    Khi tôi còn tham chiến ở VN, một sĩ quan VNCH đã nói với tôi rằng: Tôi không thích chủ nghĩa CS nhưng tôi kính trọng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc VN. Mặc dù đất nước chia cắt, Hồ Chí Minh vẫn được rất nhiều người dân miền Nam yêu quý và ủng hộ.

    Hồ Chí Minh là một người rất khiêm tốn, giản dị và nhất mực yêu thương nhân dân. Tính cách của Hồ Chí Minh rất thuần hậu và trong sáng như lòng trẻ thơ. Và trên thực tế, ông cũng rất yêu quý trẻ em. Trong căn phòng làm việc đơn sơ của mình, ông đã làm cho những băng ghế gỗ xung quanh để các cháu thiếu nhi ngồi mỗi khi đến chơi. Kể cả trong thời gian chiến tranh, ông cũng vẫn ngồi chơi với các cháu thiếu nhi trên bờ hồ.

    Ông có cuộc sống giản dị. Mặc dù đã trở thành Chủ tịch nước nhưng ông vẫn không ở Phủ Chủ tịch. Thay vào đó Ông ăn ở trong một căn phòng trước đó từng là nơi ở của người thợ điện. Đây hoàn toàn không phải là một màn kịch của một nhà chính trị tài ba. Chiếc ghế mà ông ngồi là một chiếc ghế nhỏ có tựa đến ngang lưng, chiếc bàn làm việc cũng nhỏ. Trong tâm hồn của HCM chỉ có sự hy sinh, tinh thần phục vụ và lòng yêu thương dân tộc VN.

    Ông không lập gia đình, ở độc thân như vậy cho đến khi mất ở tuổi 79. Tất cả hiện vật ông để lại chỉ có chiếc mũ, những đồ dùng để viết lách, quần áo, sách vở. Ông đã đến đây chỉ với hau bàn tay trắng và tấm lòng hy sinh vì dân tộc.Và khi ra đi ông cũng không đem theo một thứ gì.

    Ông là một nhân cách lớn, làm việc không phải chỉ với cái đầu mà còn với một trái tim cháy bỏng. Mấy chục năm sau khi ông mất, dòng người xếp hàng vào viếng trước cửa lăng vẫn kéo dài hàng ngày. Tất nhiên họ đến đây không phải vì mệnh lệnh của ai. Hồ Chí Minh chưa bao giờ tự nhận mình là anh hùng và nói rằng khi chết đi cũng muốn được chết như một người dân bình thường. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, “Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào”. Đây là những lời thể hiện sự nuối tiếc vì đã không được nhìn thấy ngày đất nước thống nhất. Đúng theo di chúc của ông, Mỹ đã phải rút quân và nguỵ quyền cũng đã sụp đổ.

    Việc tranh luận ông là nhà CS hay là nhà dân tộc chủ nghĩa không có một ý nghĩa nào hết. Chỉ có chân lý là quan trọng. Đối với tất cả các nước thuộc địa thời đó độc lập và tự do dân tộc là giá trị cao nhất, là tiêu chuẩn cho mọi giá trị.

    Trong hồi ký, Nguyễn Cao Kỳ đã cho rằng miền Bắc do có được một nhà lãnh đạo có khả năng thống nhất được ý chí của toàn dân nên đã chiến thắng.

    Hồ Chí Minh là một trong những lãnh tụ vĩ đại nhất trên thế giới.
  8. TigerStock

    TigerStock Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2007
    Đã được thích:
    3
    Trong khi chúng tôi còn đang chuẩn bị chiến đấu thì đã có những tiếng nổ từ phía doanh trại quân VNCH nằm cách đó khoảng 400m. Để hiểu thêm về tình hình bên đó, tôi đã vào mạng vô tuyến của họ. Trên đó đầy những âm thanh gấp gáp: “VC, VC, VC”. Đó chính là tín hiệu cho thấy quân VC đã lọt vào căn cứ của quân VNCH.

    Theo suy nghĩ của tôi thì quân VC đã đồng thời tấn công cả chúng tôi lẫn quân VNCH. Tình hình rất khẩn cấp và cũng rất phức tạp. Liệu mục tiêu chủ yếu của đối phương là căn cứ nào?

    Theo tôi, trong chiến đấu nhiều khi phải dùng cảm giác chứ không phải lúc nào cũng có thể dùng lý luận mà phán đoán. Đầu tiên tôi xác định xem VC có tấn công căn cứ của chúng tôi hay không. Ngay sau khi xác định được là VC không tấn công chúng tôi, tôi đã đơn phương thông báo cho quân VNCH biết là tôi sẽ pháo kích vào căn cứ của họ. Và chúng tôi bắt đầu bắn một cách vô tội vạ vào căn cứ của họ. Chúng tôi đã bắn đạn cối đến đỏ rực cả trời. Đồng thời khẩu đội pháo 155mm trong đại đội cũng bắn đạn nổ trên không lên khắp khu vực xung quanh.

    Theo mệnh lệnh của tôi, khu vực xung quanh cứ của quân VNCH đã biến thành bãi máu và những mảnh da thịt rơi vãi. Trong chốc lát, xung quanh căn cứ bị bao trùm bởi đạn phát sáng, bởi những chớp đạn, bởi những tiếng nổ dữ dội và mùi thuốc đạn nồng nặc. Cứ như cảnh ma quỷ đang tụ họp để phân định sự sống và cái chết. Rõ ràng là những linh hồn chết trước và những linh hồn chết sau đó đang cùng nhau than khóc trong khói bụi và làn mưa đạn.

    Khi ánh chớp lửa đạn ít dần đi, căn cứ của quân VNCH bị bao phủ dầy đặc bởi làn khói bụi. Trong lồng ngực tôi, người đã chứng kiến từ đầu trận bắn giết tơi bời đó,là cảm giác căng thẳng tột cùng. Thật lòng mà nói, là một người lính Hàn quốc, tôi không quan tâm lắm tới việc ở đó bên nào bị chết. Điều quan trọng là chúng tôi vẫn được an toàn.

    Đến sáng sớm tôi ra lệnh ngừng pháo kích. Ngay lập tực một cảm giác im lặng rợn người bao quanh toàn khu vực. Theo phán đoán của tôi thì trong trận pháo kích đó, không còn ai sống sót. Ngay khi trời sáng, tôi dẫn đại đội tiến sang bên căn cứ quân VNCH. Chúng tôi đi trong trạng thái rất căng thẳng. Xung quanh im lặng như tờ. Chỉ nghe rõ có tiếng chân của đại đội đang tiến một cách thận trọng. Liệu có bao nhiêu xác chết ở đó? Sau khi tiến vào căn cứ của quân VNCH, tôi cho bắn pháo hiệu quân nhà lên.

    Thế là bắt đầu nhô lên những cái đầu đang ẩn kỹ trong căn cứ. Sau khi xác định được chúng tôi, họ bắt đầu chạy tới, vừa giơ súng lên trời vừa la hét. Họ hôn chúng tôi, ôm lấy và nhẩy vòng tròn trên đất. Đại đội trưởng VNCH cũng chạy tới chỗ tôi, ôm chầm và hôn lấy hôn để trên mặt. Có nhiều tình huống trên chiến trường không thể dùng lời mà diễn tả hết được. Đây chính là lúc như vậy. Hoan hỉ, cảm kích, vui vẻ, xúc động, cuồng nhiệt... Không có một lời nào có thể tả hết được hình ảnh vừa sung sướng vừa khiếp sợ của những người lính Sài gòn lúc đó.

    Họ đã phải chịu một cơn mưa đạn pháo suốt đêm. Và họ cũng đã phải trải qua một thời gian dài trong nỗi sợ hãi giữa sự sống và cái chết. Trong tình cảnh đó, điều duy nhất mà họ có thể làm được là gửi sinh mạng cho ông trời, còn bản thân thì cố làm sao ẩn nấp được càng kỹ càng tốt.

    Bên ngoài hàng rào, tứ phía là bông băng. Vết máu từ thương binh kéo dài cho đến tận hang Đầu Voi. Có vẻ quân VC đã thiệt hại khá nặng. Căn cứ của quân đội VNCH được bao bọc bởi 6 lớp hàng rào giây thép gai. Những người lính VC bò vào dưới hàng rào đó chỉ mặc mỗi một chiếc quần cộc đen và toàn thân cũng nguỵ trang bằng một màu đen. Có một điều rất đặc biệt là quân VC không có ai đem theo súng cả. Họ chỉ đem theo thủ pháo được chế tạo thủ công từ những hộp lương khô C. Họ bò vào căn cứ và kéo theo sau những túi mây trong đó đựng khoảng 20 quả thủ pháo.

    Chiến thuật của họ là trong khi quân VNCH còn đang sợ hãi ẩn nấp trước làn đạn súng máy bắn yểm hộ từ bên ngoài thì họ bò qua hàng rào vào căn cứ và cho mỗi hầm một quả thủ pháo. Chính vì vậy, những khẩu súng vướng víu không được đem theo. Họ coi lính cộng hoà chẳng khác nào bù nhìn và chiến thuật của họ là tiêu diệt hết và sau đó cướp lấy vũ khí.

    Điều làm tôi khâm phục nhất là tinh thần chiến đấu của quân giải phóng. Họ xâm nhập vào căn cứ được bảo vệ bằng lớp rào thép gai vững chắc mà chỉ mang theo có thủ pháo. Đây là hành động không phải chỉ do mệnh lệnh. Đằng sau mệnh lệnh về phục tùng của quân đội là điều gì đó mãnh liệt hơn thôi thúc họ. Sứ mệnh đánh đuổi hết ngoại xâm đã ăn sâu vào tận xương tuỷ của mỗi người dân VN, mỗi người lính giải phóng. Vì vậy họ đã có một tinh thần chiến đấu ngoan cường như vậy.

    Tôi đã phải chơi trò sinh tồn suốt 1 năm trời với khoảng một đại đội quân giải phóng như vậy đấy.

    Một hôm, một chiếc xe chở đầy các cô gái đỗ xịch trước cổng căn cứ đại đội. Các cô gái hướng tới lính của tôi vừa vẫy tay vừa la hét. Lính của chúng tôi cũng hò hét đáp lại thành ra làm cả một vùng xung quanh căn cứ náo loạn cả lên. Nhưng khi những người đàn ông bước vào căn cứ thì tôi nhận ra họ là các quan chức địa phương của chính quyền Sài gòn mà ngày thường tôi biết rất rõ. Với vẻ ngạc nhiên ra mặt, tôi đón họ vào trong phòng khách.

    Họ nói với tôi rằng nhờ sự chiến đấu dũng cảm của đại đội 11 mà họ được sống một cách yên ổn, vì vậy nên họ muốn tặng các cô gái kia cho đại đội làm quà. Tưởng là họ đem đoàn biểu diễn đến phục vụ đại đội nên tôi cảm ơn và hỏi đùa rằng làm quà nghĩa là như thế nào. Lời của các quan chức đó là hãy cho lính của đại đội vui chơi với các cô gái đó. Binh lính VNCH thường sinh sống cùng gia đình trong các doanh trại. Có lẽ vì đó mà các quan chức địa phương đã nghĩ ra việc làm này.

    Tôi đề nghị với họ là nếu thật lòng muốn như vậy thì hãy sử dụng ngôi làng trống ở phía trước căn cứ. Nhưng họ nói rằng như vậy sẽ phiền toái. Họ bảo rằng họ là quan chức địa phương, nếu có lời đồn đại ra ngoài thì rất khó xử. Trong khi tôi còn đang nói chuyện thì lính của tôi đã ào ra hò reo ầm ĩ, còn các cô gái thì vẫy tay và hò hét loạn xạ.

    Đạo đức và luân lý lúc này đối với chúng tôi có thể chỉ là giả tạo. Tôi liền cho gọi các trung đội trưởng lại để hỏi ý kiến. Và ý kiến của các trung đội trưởng cũng phức tạp không kém. Hai trung đội trưởng thì bảo rằng “Đang trong chiến tranh mà, có gì mà đại đội trưởng phải lo nghĩ. Chỉ quyết một cái là xong ngay”. Nhưng hai người khác lại phản đối. Tất nhiên để cho phụ nữ ra vào căn cứ là một việc làm sai trái.

    Trong căn cứ của đại đội còn có 3 tổ lính dù, và có cả đơn vị pháo binh nữa. Tôi cũng không hy vọng là sự việc sẽ giữ được trong bí mật mà chỉ mong họ hiểu rằng đây là một việc làm không đúng và hãy biết như vậy là đủ rồi. Tôi và các trung đội trưởng quyết định cùng quên việc binh lính dưới quyền đang làm gì và cùng các quan chức địa phương đó ngồi uống bia nói chuyện trong một căn phòng nhỏ phía sau.

    Nhưng sau này tôi mới biết rằng các cô gái đó đã nhận tiền từ lính của tôi và họ đã phải nộp một phần số tiền đó cho các quan chức địa phương. Hay nói cách khác, các quan chức địa phương đã làm cái trò của ma cô để kiếm lấy chút tiền. Không bao giờ và sẽ không bao giờ là quà tặng như họ đã nói với tôi lúc đầu.

    Tôi đã từng đi săn nhưng không có khoái cảm nào tuyệt vời bằng khoái cảm giết người trên chiến trường. Khi nhìn thấy đối phương bị giết, chúng tôi có một cảm giác hân hoan khó tả. Vì thế, chúng tôi có thể đặt chân lên xác người mà chụp ảnh, có thể ngồi lên cái xác đó vừa nói chuyện vui vẻ. Không thể có một chút gì gọi là nhân tính con người.

    Nội dung nói chuyện vô tuyến khi phục kích được quân địch cũng rất đơn giản: Bấm chưa?

    Bấm rồi ạ. - Xong chưa? - Vâng, chỉ nghe thấy tiếng rên thôi ạ.

    Mấy thằng tất cả? - Khoảng 5, 6 thằng gì đó. - Quăng thêm lựu đạn vào.

    Nếu không phải là chiến tranh, không phải là những người như chúng tôi thì có thể vừa giết người xong lại nói những lời như trên không? Có lẽ những người có suy nghĩ bình thường sẽ nghĩ tôi là một thằng điên, một thằng đầy thú tính.

    Chiến trường VN là nơi chúng tôi đã sống với bản năng dã man. Quân Mỹ cũng không phải là bạn của tôi, người VN lúc đó cũng không phải bạn của tôi, những quân nhân Hàn quốc chỉ nhăm nhăm kiếm tiền và giả tạo chiến công cũng chỉ là đối tượng cho sự căm phẫn của tôi. Lúc đó trong tôi không còn chỗ cho tình cảm loài người hay những khái niệm phức tạp khác. Tôi trở thành người chỉ biết chém giết. Cuộc sống của tôi là những bữa nhậu vui vẻ mỗi khi thắng trận.

    Tôi đã không thể kìm được nước mắt khi “ông rậm râu”, hạ sĩ Kim bị tử trận. Không còn cách nào làm vơi đi nỗi sầu, tôi đã dẫn đại đội đi nhổ một cây dừa thật to về trồng trong căn cứ. Trước khi lên đường tôi và hạ sĩ Kim chỉ nói với nhau mấy câu đơn giản thế này:

    - Có phải Dae Yong là phân đội trưởng phân đội dẫn đầu không? - Vâng, đúng ạ. - Làm ăn cẩn thận nhé! Có tự tin không? - Vâng tôi rất tự tin. Trên khuôn mặt râu mọc rậm rì của anh ta nở một nụ cười thận trọng. Nhưng thật bất hạnh, viện phân đội trưởng đó lại bị chết bởi đạn của đại đội 10 bắn nhầm. Tôi tức giận đến nỗi muốn đem bắn bỏ hết cả đại đội 10 đó. Tôi không thể chịu nổi chuyện thuộc hạ của mình lại chết bởi tay chính quân mình. Vì thế nên khi cậu lính bắn nhầm đến đại đội để xin lỗi, tôi đã chửi mắng và đánh, thậm chí tôi còn định lấy súng bắn chết anh ta nữa.

    Khoảng 12 giờ đêm ngày 6 tháng 10 năm 1970 trong phòng nghỉ của đại đội, tôi đang lên lớp cho các đại đội trưởng. Nhưng không hiểu sao, hôm đó trong khi còn chưa nói thì tôi bỗng nhiên bảo với các trung đội trưởng “tất cả đứng dậy ra ngoài”. Đúng vào lúc tất cả ra ngoài, một trái đạn pháo không giật 75mm rơi trúng vào chiếc bàn chữ Tmà tất cả vừa ngồi họp. Quả đạn làm nổ tung chiếc bàn. Tiếp theo đó một quả đạn khác bắn trúng vào cửa sổ lán của trung đội 1, một quả khác vào kho 24 đang trong lúc dọn dẹp, một quả khác vào phòng y tế trong lúc đang bật đèn làm việc. Tất cả đều chính xác 100%. Tôi không thể không khâm phục tài bắn đêm của pháo binh quân giải phóng. Tất nhiên họ không được phép bắn trượt bởi mỗi quả đạn được vận chuyển từ tận Hà Nội là vô cùng quý giá. Nhưng dù sao việc bắn chính xác 100% vào ban đêm cũng khiến người ta kinh ngạc.

    Tôi và các trung đội trưởng đều sống sót, nhưng hai lính đang làm việc thì một người bị chết, còn một bị thương. Một lính khác đã bị cụt chân trong khi đang ngủ gác chân lên bệ cửa sổ lán y tế do bị đạn pháo không giật 57mm xuyên qua đúng chân. Mới sáng nay anh ta còn nhẩy tưng tưng. Anh lính bị cụt chân vừa mếu máo khóc lóc, vừa than thở không có chân thì làm sao sống được. Nhưng chúng tôi không thể chỉ ngồi nhìn anh ta than vãn, bởi vì trước mắt còn có những trận đánh mới.

    Tôi đã cho bắn khoảng 1000 quả đạn cối vào nơi nghi ngờ là trận địa pháo của quân giải phóng. Sáng sớm hôm sau tôi cho pháo bắn ra xa hơn và cùng bộ binh đi lùng sục. Nhưng mưu trí của quân giải phóng lại một lần nữa khiến tôi kinh ngạc. Để chống lại trận phản pháo của chúng tôi, họ đã ẩn nấp vào trong những căn hầm chữ T được đào bên cạnh những giao thông hào cớ từ thời đánh Pháp. Và tới sáng họ mới rút khỏi nơi này. Cho đến bây giờ tôi vẫn giữ mảnh đạn pháo rơi trúng chiếc bàn chữ T làm kỷ niệm.
    Đúng 12 giờ đêm, ngày 7 tháng 6 năm 1970 đạn cối bất ngờ rơi xuống đại đội tôi. Quân ********* tấn công. Thực ra thì việc dùng pháo cối để tấn công một đơn vị tiền tiêu như đại đội của tôi là một việc làm rất không có hiệu quả. Bởi vì họ có nhiều mục tiêu quan trọng hơn để tấn công. Những quả đạn cối đã khó khăn lắm mới được vận chuyển từ Hà Nội xa xôi tới đây.
  9. PhongVanCK

    PhongVanCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    5.731
    Đến tuổi này, đến thời đại này mà nhiều ông mở mồm ra còn ấu trĩ, suốt ngày đòi đánh với chả đấm. Đúng là vũ dũng vô mưu, thảo nào cứ bị chúng nó "bóc" mãi ^:)^^:)^^:)^^:)^.

    Chỉ cần các lờ đờ hy sinh, chấp nhận cải cách giống Myanma thì hô 1 tiếng, tàu chiến máy bay của mấy ông Mỹ Âu nó bu đầy nhà bảo kê, bố ông Tàu khựa cũng chả dám ho he! Chẳng tốn 1 giọt máu của dân đen!


  10. kaitoukidhp

    kaitoukidhp Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/06/2011
    Đã được thích:
    51
    Dạo này nhà nước có vẻ mở thoáng chủ đề này cho ng dân. Chiến tranh chắc cũng ko diễn ra đâu. Mod đánh giá thế nào nhở? cái này mang tính chính trị mà
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này