Tâm tê tê.... chuyên gia lập dự án, xí đất, bán giấy, nổ lưng tưng bưng!!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi conmasg, 14/04/2008.

3051 người đang online, trong đó có 265 thành viên. 06:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 236 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. conmasg

    conmasg Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Đã được thích:
    8
    Tâm tê tê.... chuyên gia lập dự án, xí đất, bán giấy, nổ lưng tưng bưng!!!

    Thứ Hai, 14/04/2008, 09:03

    ITA: Dự án nhiệt điện Kiên Lương chưa có chủ đầu tư

    Bộ Công Thương ngày 8/4 đã có văn bản gửi Tập đoàn Tân Tạo thông báo rằng, sau khi quy hoạch Trung tâm Điện lúc Kiên Lương (Kiên Giang) được phê duyệt, Bộ sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc lựa chọn chủ đầu tư xây dựng các dự án thuộc trung tâm điện lực này theo hình thức BOO/BOT, đảm bảo đúng quy trình và quy định của pháp luật để lựa chọn những nhà đầu tư đủ năng lực kinh nghiệm, tài chính thực hiện các dự án đầu tư theo đúng tiến độ đề ra.

    Cũng theo khẳng định của Bộ Công thương gửi tới Tập đoàn Tân Tạo thì ?otại thời điểm này, đề án quy hoạch Trung tâm Điện lực Kiên Lương chưa đủ điều kiện để Bộ Công thương phê duyệt theo quy định?.

    Được biết, trong thông cáo báo chí cho lễ ký kết dự án cụm cảng biển và trung tâm nhiệt điện lớn nhất Việt Nam, công suất 4.400 MW tại Kiên Giang ngày 8/4 vừa qua, Tập đoàn Tân Tạo cho biết, ?ođã được giao làm chủ đầu tư dự án Nhiệt điện Kiên Lương? cũng như khẳng định trong giấy mời là ?odự án quy hoạch Trung tâm Điện lực Kiên Lương đã được Bộ Công thương thông qua ngày 27/02/2008?.

    Tuy nhiên, trên thực tế, tại Công văn 3941/VPCP-QHQT, Tập đoàn Tân Tạo mới chỉ được Chính phủ ?ođồng ý về nguyên tắc việc Tập đoàn Tân Tạo lập dự án đầu tư khu công nghiệp, khu đô thị, nhà máy điện (4.400 MW), và cảng biển nước sâu tại huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang?.

    Việc đồng ý về nguyên tắc lập dự án đầu tư này cũng đã được Chính phủ cho phép rất nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước khác khi quan tâm tới một dự án cụ thể nào đó. Trong số này, có thể kể tới Tập đoàn Posco (Hàn Quốc) cũng đã được cho phép lập dự án đầu tư nhà máy thép, nhà máy nhiệt điện tại Vân Phong (Khánh Hoà) hay dự án thép liên hợp tại Hà Tĩnh của Tập đoàn *******. Nhưng lập dự án đầu tư không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với việc sẽ là chủ đầu tư của dự án đó.

    Bộ Công thương cũng cho hay, cuộc họp ngày 27/02/2008 là để tư vấn dự án trình bày đề án quy hoạch. Nhưng do đây là dự án quy mô lớn, có diện tích đất chiếm gần 600 héc-ta, ngoài cảng chuyên dùng của dự án, có dự án quy hoạch cảng trung chuyển nước sâu tại quần đảo Nam Du nên đề án Điện lực Kiên Lương cần được thẩm tra kỹ và tại thời điểm nay, đề án quy hoạch chưa có đủ điều kiện để Bộ Công thương phê duyệt theo quy định.

    Trên thực tế, đối với riêng dự án nhà máy điện thì từ ?olập dự án đầu tư? đến ?oquyết định đầu tư? còn là cả một khoảng cách lớn, mà không phải nhà đầu tư nào cũng vượt qua được.

    Chính vì vậy, nên thực tế từ trước đến nay, chưa có một dự án nhà máy điện độc lập nào đã đi vào hoạt động có quy mô công suất từ 100 MW trở lên kết thúc việc đàm phán giá điện với Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) trong khoảng thời gian 2 năm kể từ khi bắt đầu. Chưa kể các dự án BOT đã triển khai là Phú Mỹ 2.2 và Phú Mỹ 3 mất không dưới 5 năm cho việc đàm phán các hợp đồng liên quan.

    Nguyên nhân chính là hiện tại giá điện đầu ra vẫn được Chính phủ quy định, nên EVN ?obắt buộc? phải tính toán cụ thể và khó chấp nhận được giá điện chào quá 4,5 cent/kWh. Với thực tế giá than, giá vật liệu xây dựng, sắc thép tăng ào ạt như hiện nay thì khó có dự án nào đảm bảo được bán điện cho EVN với giá mà EVN mong đợi.

    Với các dự án đầu tư theo hình thức BOT đã và đang làm thì chỉ sau khi có hợp đồng mua bán điện được ký chính thức với EVN, các ngân hàng mới bắt đầu xem xét mở hầu bao cho nhà đầu tư vay.

    Đối với vấn đề bán điện tới khách hàng tiêu dùng thì tới thời điểm hiện tại, tất cả các nhà máy điện độc lập trước khi có quyết định đầu tư đều phải ký được hợp đồng bán điện cho EVN với giá điện rất cụ thể, chi ly cho không chỉ bây giờ, mà còn cho cả 10 hay thậm chí 20 năm sau.

    Nguyên do vẫn chưa có thị trường hoàn hảo cho loại hàng hoá đặt biệt này. Theo lộ trình được phê duyệt tạo Quyết định 276/QQĐ-TTg vào cuối năm 2006 thì phải có tới sau năm 2022, mới có thể có thị trường điện tự do hoàn hảo. Tức là khi đó, các nhà đầu tư nhà máy điện có thể bán điện trực tiếp đến hộ tiêu dùng, thay vì phải bán cho EVN như hiện nay.

    Như vậy, để chính thức được là chủ đầu tư một dự án nguồn điện nói riêng, có rất nhiều vấn đề cụ thể mà nhà đầu tư phải triển khai, chứ không chỉ đơn thuần là ?olập dự án đầu tư?.
  2. totti24794

    totti24794 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    0
    đúng là THUỐC TRÁNH THAI

Chia sẻ trang này