Tăng cước điện thoại cố định

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TieudietVNI, 12/12/2008.

5369 người đang online, trong đó có 460 thành viên. 22:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 210 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. TieudietVNI

    TieudietVNI Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Tăng cước điện thoại cố định

    http://www.nganhangtaichinh.com/news/?id=25045

    Gọi điện thoại nội hạt càng nhiều càng thiệt?
    12/12/2008 16:32:46
    Nếu áp dụng cách tính cước điện thoại nội hạt mới, gọi càng nhiều càng mất nhiều tiền trong khi cách tính hiện nay thì ngược lại.

    Điều chỉnh cước điện thoại nội hạt, người dân được lơi hay thiệt? Ảnh: Trường Sơn


    Người tiêu dùng cho rằng mình thiệt trong khi nhà quản lý khẳng định mức cước mới vẫn rẻ hơn mức cước nội hạt của nhiều nước trên thế giới.

    Chỉ nên gọi dưới 90 phút!

    Theo đề án điều chỉnh cước nội hạt vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 155, từ 1/1/2009, cước điện thoại nội tỉnh, nội hạt sẽ thống nhất mức giá chung là 200 đồng/phút; cước thuê bao sẽ là 20.000đ/tháng so với 27.000đ/tháng hiện nay.

    Nhiều bạn đọc phàn nàn rằng theo cách tính mới, gọi càng nhiều sẽ càng mất nhiều tiền. Thậm chí, người gọi trên 1.000 phút sẽ phải trả số tiền gấp đôi cách tính hiện nay với thời gian tương đương. Trong khi đó, mức cước điện thoại nội hạt ?oưu ái? người gọi nhiều với giá 120đ cho 200 phút đầu, 80đ từ phút 201 ?" 1.000 và 40đ từ phút 1.001 trở đi.

    Theo đó, nếu tính mức cước mới, gọi 200 phút, người dùng sẽ phải trả 60.000đ (20.000đ thuê bao + 40.000đ cước phát sinh) trong khi hiện nay chỉ phải trả 51.000đ (27.000đ thuê bao + 24.000đ cước phát sinh). Nếu gọi 300 phút, người dùng phải trả 80.000đ theo cách tính mới (20.000đ thuê bao + 60.000đ cước phát sinh) và vẫn chỉ mất 59.000đ theo cách hiện nay (27.000đ thuê bao + 32.000đ cước phát sinh).

    Gọi 1.200 phút, cách tính mới ?othu? 260.000đ (20.000đ thuê bao + 240.000đ cước phát sinh), so với hiện nay chỉ mất 115.800đ (27.000đ thuê bao + 88.800đ cước phát sinh).

    Theo tính toán, chỉ những người gọi dưới 90 phút tính theo mức cước điều chỉnh mới trả số tiền ít hơn so với cách tính hiện nay. Nhiều người cho rằng, lẽ ra càng sử dụng nhiều giá càng rẻ đi, trong khi cách điều chỉnh mới đi ngược lại xu thế này. Vậy nên cách tính mới vô tình không còn khuyến khích phát triển số lượng thuê bao cố định.

    Người dân đang hưởng ưu đãi mà không biết?

    Trong khi đó, cơ quan quản lý cho rằng người dân đang được hưởng ưu đãi mà không biết. Theo ông Nguyễn Minh Sơn, Vụ trưởng Vụ Tài chính- Kế hoạch, Bộ Thông tin và Truyền thông, hiện nay giá cước nội hạt đang thấp hơn giá thành, Nhà nước đang phải bù lỗ. Ở khu vực nông thôn, Nhà nước đang phải dùng quỹ công ích để hỗ trợ. Do đó, người dùng nhiều như doanh nghiệp, cơ quan v.v? đang mặc nhiên hưởng lợi từ sự hỗ trợ của Nhà nước.

    Việc điều chỉnh cước nội hạt là Nhà nước đang tiến một bước đưa dịch vụ này sát giá thành. Chia bình quân mỗi máy gọi 120 phút/tháng (căn cứ vào tổng lưu lượng cuộc gọi trong một tháng của 11 triệu thuê bao cố định hiện nay), trong đó 10% gọi nội tỉnh, 90% gọi nội hạt thì số tiền một máy bỏ ra trung bình hầu như không thay đổi. Bình quân một máy gọi 120 phút/tháng mất 43.860đ với cách tính hiện nay và mất 44.000đ nếu tính theo mức điều chỉnh.

    ?oTheo quy định về địa giới hành chính hiện hành, chỉ có Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng phạm vi nội hạt là bao gồm toàn thành phố, còn các tỉnh thành phố khác phạm vi nội hạt chỉ là thành phố, thị xã.

    Khả năng thanh toán của người dân tại các thành phố trên lại cao hơn mà được sử dụng mức giá cước nội hạt thấp, ngược lại dân cư các tỉnh, thành phố khác có khả năng thanh toán thấp thì lại chịu mức cước nội tỉnh cao.

    Điều này đã tạo nên sự bất hợp lý, bất bình đẳng trong việc sử dụng dịch vụ. Bởi vậy, theo đề án nói trên, phương thức điều chỉnh sẽ là xóa bỏ cước nội tỉnh để chuyển thành cước nội hạt. Theo đó, 80 triệu người dân dược hưởng lợi chứ không phải một nhóm người - Ông Sơn cho biết.

    Đây là một bước đột phát nhằm giảm phân biệt giữa các vùng miền. Thực hiện đúng cơ chế thị trường để đảm bảo hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trong bối cảnh cạnh tranh với quốc tế theo đúng mục tiêu cơ bản phát triển viễn thông và Internet đến 2010 đã được Thủ tướng phê duyệt. Ngoài ra, cam kết về viễn thông trong WTO cũng không còn cho phép việc bù chéo giữa các dịch vụ viễn thông với nhau như ta đang làm hiện nay?.

    Theo các nhà quản lý, đầu tư một mạng nội hạt cực kỳ tốn kém. Để triển khai một thuê bao điện thoại cố định tại vùng sâu vùng xa, ít nhất phải đầu tư một cặp vi ba hết 150 triệu đồng, chưa tính chi phí cáp. Việc điều chỉnh này cũng nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào mạng viễn thông cố định.

    Cũng theo ông Sơn, cước điện thoại cố định tại Việt Nam hiện vẫn thấp hơn nhiều nước trên thế giới. Cụ thể Thái Lan hiện đang là 1,07 cent/phút; Indonesia 1 cent/phút, Hàn Quốc 1,41 cent/phút, Việt Nam 0,75 cent/phút.

    Nhà nước chỉ quy định gói cước cơ bản và mức cước điều chỉnh nói trên chỉ là mức giá trần. Sau này, doanh nghiệp được phép ban hành các gói cước dịch vụ nội hạt khác nhau để đáp ứng đa dạng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Chẳng hạn mức cước cho khách hàng bình dân, khách hàng là doanh nghiệp, v.v?


    Theo Tiền Phong

Chia sẻ trang này