Tăng room? việc này không thể xảy ra trong năm 2007.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi warrenButfe, 22/08/2007.

7895 người đang online, trong đó có 1056 thành viên. 10:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 454 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. warrenButfe

    warrenButfe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Tăng room? việc này không thể xảy ra trong năm 2007.

    TTCK đã trải qua những chuỗi ngày trầm lắng làm nhiều NĐT nản lòng. Nguyên nhân thì nhiều nhưng chủ yếu được đề cập đến là: trào lưu tăng vốn dẫn đến dư cung, CT03, lạm phát (dẫn đến chính sách tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc trong các NHTM và nhiều chính sách vĩ mô nhằm thắt chặt tài chính), Dự thảo luật thuế TNCN.
    Muốn gỡ nút thì phải tìm người buộc dây. Nhưng trong hoàn cảnh hiện tại, "người buộc dây" sẽ làm gì và làm như thế nào? thật khó mà biết được. Tuy nhiên trong ngắn hạn (từ nay đến hết năm 2007) có lẽ sẽ còn ảm đạm vì:

    CP mới thành lập với rất nhiều dự án cải cách và hứa hẹn một tương lai tươi sáng nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn là quá ngắn ngủi để các chính sách mới phát huy tác dụng. Thành quả được cho là lớn nhất liệu có phải là Chống lạm phát???
    Nếu đúng như vậy thì phải có các chính sách tài chính thắt chặt mà thực tế đã diễn ra:

    - Giảm thuế nhập khẩu đã không phải là biện pháp hữu hiệu - bằng chứng là giá cả vẫn tăng: Giá thép, thực phẩm... và NS mất đi một nguồn thu đáng kể.

    - Tiếp tục duy trì CT03 đồng thời tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc tại các NHTM để giảm lượng cung tiền trong lưu thông ==> TTCK giảm; đổi lại, giảm được lạm phát và kiểm soát được tài chính.
    - Hoãn kế hoạch tăng lương tối thiểu: cuộc sống của giới CB CNV và người làm công ăn lương sẽ càng khó khăn; đổi lại, chủ động trong chi tiêu NSNN.

    - Tiếp tục duy trì tỷ lệ sở hữu (ROOM) của người nước ngoài trong các Cty cổ phần như hiện tại để đảm bảo ổn định tỷ giá: Nếu tăng room, lượng USD bơm vào TT sẽ tăng và nhu cầu chuyển từ USD sang VNĐ sẽ tăng (TTCK sử dụng tiền VNĐ) => đồng nội tệ tăng giá ==> ảnh hưởng tới xuất khẩu. Hơn nữa, NSNN đã bị thâm hụt nhiều nếu muốn bình ổn tỷ giá thì phải phát hành tiền (in tiền) để mua số ngoại tệ bơm vào TT. Đồng thời TTCK tăng trưởng theo phong trào mua vào của Khoai Tây ==> lạm phát càng tăng.

    Vì vậy, việc tăng room vào năm 2007 sẽ không thể xảy ra (điều này đồng nghĩa với việc VNI sẽ không thể đạt được 1200 điểm vào cuối năm nay như một số ý kiến nhận định).

    Tóm lại: tiếp tục duy trì các chính sách hiện tại đến cuối năm 2007 và như vậy, VNI sẽ giao đông trong khoảng 900 (+/- 30~40).

    Khả năng tăng Room sẽ thực hiện vào Quí I/2008, khi đó là thời kỳ mới của năm tài chính. CP đã có thành tích trong việc kiềm chế lạm phát và duy trì được TTCK phát triển ổn định. Đồng thời, nguồn vốn tăng thêm của các CTCP phát hành trong năm 2007 bắt đầu đem lại lợi nhuận hứa hẹn một kỳ tăng trưởng kinh tế mới. Lúc này, việc phát hành tiền để thực hiện kế hoạch tăng lương, dự trữ ngoại tệ? sẽ không gây nhiều tác động xấu; Luật thuế TNCN được thông qua với mức thuế giữ nguyên như dự thảo để đảm bảo nguồn thu NSNN cũng như thu hồi phần thâm hụt do giảm thuế nhập khẩu; Lãi suất NH sẽ giảm xuống, chính sách dự trữ bắt buộc + CT 03 được nới lỏng ==> TTCK sôi động trở lại nhưng không tăng nóng. Các kế hoạch IPO cũng sẽ tiếp tục được triển khai.

    Sự tăng trưởng của nền kinh tế và TTCK trong thời kỳ mới này cũng đồng nghĩa với sự gia tăng lạm phát nhưng khi đó, các chính sách mới của CP đã phát huy tác dụng do vậy, việc kiểm soát chỉ số giá, lạm phát sẽ được thực hiện theo các chiến lược dài hạn hơn.


    Được warrenButfe sửa chữa / chuyển vào 16:13 ngày 22/08/2007
  2. warrenButfe

    warrenButfe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Giải pháp nào kiềm chế tăng giá?

    TP - Từ năm 2004-2006, lạm phát đã tăng tổng cộng 24,5%. Nếu giả định đó là sự mất giá của đồng tiền thì đã mất giá tới ¼, đó là chưa kể thêm năm nay... Giải pháp nào để từ nay đến cuối năm đảm bảo CPI thấp hơn tốc độ tăng trưởng?


    Ông Nguyễn Đức Thắng
    Đây là vấn đề được các chuyên gia mổ xẻ tại hội thảo ?oDiễn biến thị trường giá cả 7 tháng 2007, dự báo giá những tháng cuối năm?, diễn ra ngày 21/8, tại Hà Nội.

    Ông Nguyễn Đức Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê Thương mại, Dịch vụ và Giá cả Tổng cục Thống kê dự báo chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2007 sẽ là 8,4%.

    Đến tháng 10 giá mới giảm

    Đó là ý kiến của ông Nguyễn Đức Thắng, Phó vụ trưởng Tổng cục thống kê. Ông Thắng cho biết:

    Chỉ số giá tiêu dùng tháng 7/2007 lại tiếp tục tăng thêm 0,94%, đưa CPI 7 tháng lên 6,19%. Khả năng tỷ lệ lạm phát cao đã hiện rõ.

    Cùng với các bộ, ngành khác Tổng cục Thống kể đã phải giải trình trước Chính phủ về phương pháp tính giá chỉ số tiêu dùng hiện nay. Chúng tôi khẳng định phương pháp tính CPI hiện nay của Việt Nam phù hợp với thông lệ quốc tế, các số liệu CPI của Việt Nam được các tổ chức quốc tế như IMF, WB, ADB, quan tâm sử dụng và đánh giá tốt.

    Ngày 8/8, thời điểm chính thức giảm thuế nhập khẩu của 18 nhóm hàng với hàng trăm mặt hàng có hiệu lực. Dự kiến, trong tháng 8 thị trường sẽ không có biến động giá, mà có thể phải đến tháng 10 khi những lô hàng giảm thuế được đưa ra thị trường giá mới giảm nhưng mức giảm sẽ không đáng kể.

    Từ nay đến hết năm cần tập trung bình ổn giá lương thực và thực phẩm vì hai nhóm hàng này chiếm tỷ trọng lớn trong chỉ số giá tiêu dùng. Còn 5 tháng là hết năm, nếu giữ được CPI tăng giá như 5 tháng cuối năm 2006 (+- 2,1%) thì chỉ số giá tiêu dùng cả năm 2007 sẽ là 8,4%.

    Cần hình thành hệ thống phân phối lớn


    Ông Hoàng Thọ Xuân
    Ông Hoàng Thọ Xuân, Vụ trưởng Vụ Chính sách thị trường trong nước, Bộ Công Thương: Hiện việc cung cấp nhóm hàng hóa, lương thực, thực phẩm tới người tiêu dùng chưa có một hệ thống các DN lớn làm kênh phân phối, tiêu thụ.

    Vai trò bình ổn thị trường sẽ cần tới các nhà phân phối lớn. Bởi thứ nhất, họ làm việc theo luật, có tiềm lực, mạng lưới đại lý phân phối, tiêu thụ cũng như thị phần lớn. Có những nhà phân phối lớn như vậy, chúng ta sẽ tránh được tình trạng ?otâm lý ăn theo?, tùy tiện nâng giá của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ.

    Theo tôi, chúng ta cần sớm thiết kế cơ chế, chính sách, hành lang pháp lý để hình thành hệ thống các nhà phân phối lớn với các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu hàng ngày như lương thực, thực phẩm? Hệ thống này sẽ giúp bình ổn, hạ nhiệt thị trường, tạo ra tiền đề thực thi hiệu quả hơn các chính sách vĩ mô của Nhà nước.

    Với những mặt hàng có mức giá cao và gần đây tăng giá mạnh thường bị phụ thuộc nhiều vào yếu tố đầu vào - giá nguyên vật liệu thế giới, chúng ta cần kiểm soát xem cơ chế giá, chi phí đã hợp lý hay chưa để từ đó loại bỏ ra những chi phí bất hợp lý trong khâu sản xuất, phân phối, lưu thông làm tăng giá sản phẩm đầu ra.

    Bộ Tài chính và Bộ Công thương đang có các đoàn kiểm tra các mặt hàng như thép, gas, sữa (đã có hệ thống phân phối, các DN lớn, Hiệp hội? và giá đang tăng cao) để đưa ra những kết luận về cơ cấu hình thành giá, chi phí, hệ thống phân phối trên cơ sở đó đề ra các giải pháp điều hành vĩ mô hiệu quả nhất.

    Thực sự chúng tôi đang lo ngại: lúng túng trong xử lý các mặt hàng nhu yếu phẩm như lương thực, thực phẩm ?" nhóm hàng có giá tăng cao và đến nay vẫn chưa tìm được giải pháp triệt để nhất. Trước mắt tôi vẫn cho rằng với nhóm hàng này cần một kênh phân phối mạnh để đưa từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng.

    Tôi dự báo CPI cả năm 2007 sẽ tăng trong khoảng 8,3-8,4%.

    Còn độc quyền thì cần có chế tài linh hoạt


    Ông Võ Trí Thành

    Ông Võ Trí Thành ?" Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TƯ: Câu chuyện lạm phát sẽ không chỉ trong năm nay mà còn tiếp diễn. Những vấn đề ngắn hạn và dài hạn chúng ta phải làm, đó là: Về chính sách tiền tệ (độ nhạy của lượng cung tiền); về ngân sách và can thiệp thị trường.

    Nói về can thiệp thị trường, bài học lớn nhất chúng ta phải rút ra trong năm nay đó là về điều hành xử lý xăng dầu. Chúng ta cứ nói về hiệu ứng tăng giá thị trường khi điều chỉnh giá xăng, vậy chỉ xin nhắc lại, thời điểm tháng 5 khi tình hình Iran nóng, bầu cử Quốc hội đang diễn ra thì lại quyết định thả nổi giá xăng theo cơ chế thị trường cho doanh nghiệp, khiến cho Nhà nước khi muốn quay lại áp giá, rất khó.

    Chúng ta có thể làm vậy nhưng chỉ khi hội đủ 3 điều kiện: DN phải được cạnh tranh lành mạnh, có cơ chế giám sát và xử lý tranh chấp. Việc Chính phủ chỉ đạo, liên bộ phải bàn và Bộ Tài chính phải ra văn bản quyết định điều chỉnh giảm giá xăng vừa rồi là một ví dụ. Theo tôi, đối với thị trường một khi còn độc quyền thì còn phải có chế tài linh hoạt.

    Hai nhóm giải pháp trong chính sách tiền tệ


    Ông Nguyễn Đại Lai
    Ông Nguyễn Đại Lai ?" Phó vụ trưởng vụ phát triển chiến lược NHNN: Để kiểm soát được lạm phát dưới góc độ chính sách tiền tệ có 2 nhóm giải pháp song song.

    Một là nhóm cấp tốc: Tức là lấy tiền mặt từ trong lưu thông về Ngân hàng Trung ương bằng 4 con đường (bán ra một khối lượng đủ lớn số trái phiếu, tín phiếu KBNN cho các NHTM, Ngân hàng Trung ương bán ra từ từ một lượng đủ cần thiết USD, tiếp tục tăng nhẹ và từ từ dự trữ bắt buộc nhất là đối với tiền gửi ngắn hạn tại các NHTM, Ngân hàng Trung ương tiếp tục tăng lãi suất chiết khấu); bên cạnh đó phải mở chiến dịch [hl]chống ?ođô la hóa?...[/hl]

    Nhóm giải pháp chiến lược cần cởi trói cho NHNN sớm trở thành Ngân hàng Trung ương đích thực. Bộ tài chính cần phải tham mưu cho Chính phủ tăng cường phát hành các loại trái phiếu, tín phiếu dài hạn từ trên 10 năm đến 30 năm, siết chặt các hoạt động thanh tra tài chính trên TTCK...

    Khánh Huyền

    http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=93688&ChannelID=3
  3. notatall

    notatall Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Đã được thích:
    49


    Cái vàng vàng ở trên: Tăng ROOM vội mà làm gì cho mệt, cứ để đấy, đã có dự trữ 7 tỷ USD cần bán ra, chỉ cần giữ 1 thời gian nữa đám Tây ba lô không tháo chạy mới là lạ. Lúc ấy chúng nó ôm VND về nước mua rau muống chắc??? Phải ra gom USD thôi, tỷ giá tăng vù vù. Ta lại đem 7 tỷ USD ném vào đầu chúng nó rồi thu VND về.
    Nhất cử lưỡng tiện!!! Vậy mới đúng là làm chính sách có tầm nhìn xa.

    Khà khà, hôm rồi ra vơ vét được 1 mớ USD giờ ung dung ngồi chờ kiếm lãi chắc chắn hơn chơi CK nhiều

Chia sẻ trang này