Tang thương quá!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dai_gia_ha_noi, 24/06/2011.

3188 người đang online, trong đó có 22 thành viên. 04:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 371 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. dai_gia_ha_noi

    dai_gia_ha_noi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Chứng khoán vỡ, đại gia thi nhau vào … viện tâm thần

    Tác giả: HẢI ANH
    Bài đã được xuất bản.: 2 giờ trước
    Recomend
    0
    Red
    In
    Email
    Thảo luận
    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)
    Chứng khoán vỡ, đại gia thi nhau vào … viện tâm thần
    Triệu phú USD của Việt Nam tăng hơn 30%
    Lợi nhuận khổng lồ từ... vịt chết
    Lại lo vì lãi suất... hạ 'nhiệt'
    1
    (VEF.VN) - Thị trường chứng khoán “chạm đáy” đã khiến nhiều nhà đầu tư lao đao, mất sạch toàn bộ tài sản đang sở hữu cũng như tài sản đi vay. Có người còn lôi kéo cả họ hàng, làng xóm cùng thua "chứng". Nhiều "đại gia" phải vào bệnh viện tâm thần do khủng khoảng tâm lý.

    Tính tới thời điểm này, Viện Sức khỏe Tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai) đã tiếp nhận những trường hợp đầu tiên cần điều trị tâm lý do khủng hoảng tinh thần liên quan đến thua lỗ trong đầu tư chứng khoán.

    Cả họ "chết" vì chứng khoán

    Đây là trường hợp một "đại gia" trẻ tuổi tên N., năm nay 28 tuổi, trú tại Thanh Trì, Hà Nội, tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội. "Đại gia" này là con của một người lái tàu hỏa (Thuộc Tổng Công ty Đường sắt VN), là cháu đích tôn và niềm tự hào của gia đình cũng như dòng họ vì đã học tập, làm việc ở những nơi "có tiếng". Bởi thế, tiếng nói của anh rất có trọng lượng trong đại gia đình.

    Anh N. tốt nghiệp ĐH Kinh tế Quốc dân năm 2006, đúng thời điểm phong trào đầu tư vào thị trường chứng khoán ở Việt Nam bắt đầu rộ lên. Có kiến thức và vốn, anh N. đã mạnh dạn đầu tư và thu lời lớn. Thấy tiền đẻ ra tiền với tốc độ chóng mặt, ban đầu nhiều người trong gia đình cùng chung vốn với anh để đầu tư, sau đó đến những người hàng xóm cũng tham gia vào "trò chơi" này.

    "Trọng lượng" này càng được nhân lên khi vào thời điểm thị trường chứng khoán Việt Nam đang hưng phấn (năm 2007). Trong năm này, anh N. cùng những nhà đầu tư gia đình, làng xóm của mình đã thu lời lớn. Thấy ngon ăn, nguồn tiền đổ vào càng nhiều.

    Khi thị trường chứng khoán Việt Nam có dấu hiệu đi xuống, nghe theo anh, nhiều người vẫn không rút tiền về, thay vào đó là kiên trì chờ đợi. Đến đầu năm 2011, chứng khoán càng ngày càng bị lún sâu vào tình trạng trì trệ. Đến khi thị trường chạm đáy (vào tháng 4/2011), anh N. đã mất hoàn toàn số tiền bỏ ra (ít nhất là hơn chục tỉ đồng), chưa kể ngôi nhà 7 tỷ của anh trai cũng "bốc hơi". Những người hàng xóm, họ hàng nghe anh đầu tư cũng mất trắng tài sản và cùng rơi vào cảnh nợ nần chồng chất.

    Do chịu áp lực quá lớn (từ cả mọi người xung quanh), anh N. sinh ra hoảng loạn. Cách đây nửa tháng, anh được gia đình đưa vào điều trị tại Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai). Người tiếp nhận anh N. là Tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Dũng.

    Bác sỹ Dũng cho biết anh N. rơi vào trạng thái căng thẳng cao độ, mất kiểm soát hành vi vì tinh thần hoảng loạn do chịu sức ép lớn trong quãng thời gian ngắn. Sau 9 ngày nằm điều trị tại Viện, tình hình của anh N. đã ổn định tạm thời. Đáng ra cần phải điều trị tiếp nhưng gia đình quyết xin bệnh viện đưa anh N. trở về nhà để đi ... nhờ thầy bói "giải đen", mặc các bác sỹ khuyên can là không nên làm vậy.


    Điều thú vị là trong suốt 9 ngày điều trị ở viện, bác sỹ Dũng cho biết hầu như ngày nào cũng phải có tới hàng trăm người ùn ùn kéo vào thăm anh N. Đã làm việc ở viện hơn 20 năm nhưng chưa khi nào bác sỹ Dũng gặp một bệnh nhân có nhiều người vào thăm như vậy.

    "Đây toàn là họ hàng, làng xóm của N. cả. Họ lên xem tình hình cậu ấy thế nào, ai cũng mong cậu ta khỏi bệnh để trông chờ xem cậu còn "ngón đòn" nào chưa giở ra để cữu vãn tiền bạc. Còn những người cho cậu vay thì mong cậu khỏi để đòi được nợ", bác sỹ Dũng nói.

    Tự tử hai lần đều bất thành vì chứng khoán

    Thêm một trường hợp 38 tuổi tại Gia Lâm, Hà Nội lao đao vì chứng khoán. "Đại gia" nữ tên H. này đã sử dụng toàn bộ tiền mặt, giấy tờ, sổ đỏ của những ngôi nhà gia đình đang sở hữu để "đánh cược" vào chứng khoán. Thậm chí, cả căn nhà của mẹ đẻ H. cũng bị cắm sổ đỏ để H. có tiền chơi chứng khoán. Khi thị trường vỡ, nhà đầu tư tháo chạy, H. mất trắng ít nhất vài chục tỷ đồng và cả nhà (cả nội lẫn ngoại) và hiện đang phải ở nhà thuê.

    Mất tiền quá nhiều, lại chịu sự chỉ trích của nhiều người trong gia đình, chị H. không chịu nổi áp lực đã tự tử ở nhà nhưng bất thành. Sự việc này xảy ra cách đây khoảng một tháng. Một tuần sau vụ tử tử bất thành này, chị H. tiếp tục viết thư tuyệt mệnh và định nhảy cầu Chương Dương tự vẫn nhưng gia đình phát hiện kịp. Kể từ đó, chị được đưa vào Viện Sức khỏe tâm thần, nơi bác sỹ Nguyễn Văn Dũng đang công tác, để điều trị.

    Sau khoảng nửa tháng nằm viện, được theo dõi và chăm sóc tốt, chị H. đã bình phục. Khi được các bác sỹ cho phép, gia đình đón chị về Gia Lâm để điều trị tại nhà. Do bệnh dễ tái phát nên bác sỹ Dũng vẫn chịu trách nhiệm giám sát trường hợp này. Hiện nay, chị H. chưa có biểu hiện gì khác thường. Tuy nhiên, để lấy lại được thăng bằng trong cuộc sống và tinh thần không còn bị kích động thì bác sỹ Dũng cho rằng cần phải theo dõi chặt chẽ trong thời gian dài, tránh trường hợp bệnh nhân trong một giây lát nghĩ quẩn sẽ lại làm liều. "Của đau con xót", bác sỹ Dũng nói.

    Đây là trường hợp may mắn vì vẫn giữ được mạng sống. Nhưng bác sỹ Dũng rất tiếc một trường hợp đã tự tử "thành công" trên cầu Đuống, cũng vì chứng khoán mà ra!

    Sở dĩ bác sỹ Dũng biết trường hợp này tự tử vì chứng khoán là bởi trước khi tự tử, chị này đã được gia đình đưa tới để xin tư vấn và điều trị. Theo lời kể của gia đình, người phụ nữ này chuyên buôn bán ở chợ Hôm, có rất nhiều bất động sản, nhà cửa, chung cư, quán Café. Chị nhảy vào chứng khoán khoảng 3 năm nay. Theo thời gian, những tài sản chị có thi nhau "đội nón ra đi" nhưng đến khi không còn gì trong tay, chị mới giật mình hoảng loạn.

    "Rất tiếc là trường hợp này đã được kiểm soát, điều trị nhưng lại tái phát bệnh trong thời gian ở nhà. Theo tôi được biết thì hôm tự tử, chị đi một chiếc xe SH đến cầu Đuống rồi bỏ đó, nhảy thẳng xuống sông. Khi kiểm tra vật dụng, người ta thấy trong cốp xe của chị vẫn còn 90 triệu đồng tiền mặt và một lá thư tuyệt mệnh", bác sỹ Dũng kể lại.

    Trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình kinh tế không thuận lợi, sẽ có nhiều nhà đầu tư căng thẳng, lo lắng, dễ sinh ra sang chấn tâm lý gây hoang mang, hoảng loạn, hành vi mất kiểm soát. Vì thế, bác sỹ Dũng cảnh báo gia đình của những "đại gia" này cần hết sức cảnh giác, nếu có biểu hiện tâm lý bất thường cần được can thiệp ngay.

    http://vef.vn/2011-06-23-chung-khoan-vo-dai-gia-thi-nhau-vao-vien-tam-than
  2. tlong01

    tlong01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2010
    Đã được thích:
    0
    sắp đến bác vào viện àh bác đại gia.:))
  3. dai_gia_ha_noi

    dai_gia_ha_noi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/07/2009
    Đã được thích:
    0
    Cẩn trọng lãnh “củ xả”

    Từ việc siết đòn bẩy, các CTCK đang có xu hướng chuyển sang nới lỏng. Sự thay đổi này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, đã tạo ra không ít nghi vấn.
    Mở trong dè dặt

    Đầu tháng 5, các CTCK bắt đầu nâng lãi suất đòn bẩy lên khoảng 27-31%/năm (khoảng 0,075-0,085%/ngày). Từ ngày 12 đến 25-5, VN Index lao dốc 10 phiên liên tiếp, từ 480 điểm xuống 380 điểm, một trong những nguyên nhân chính là áp lực giải chấp.

    Nhưng gần đây, mặt bằng lãi suất đòn bẩy lại hạ xuống khoảng 21-25%/năm. CTCK FPT (FPTS) công bố giảm phí tư vấn đầu tư trong các hợp đồng hỗ trợ vốn, cầm cố CK từ 0,085%/ngày xuống còn 0,06%/ngày kể từ ngày 10-6. CTCK VNDirect (VND) giảm lãi suất ứng trước tiền bán và bảo lãnh thanh toán tiền mua từ 0,065%/ngày xuống 0,06%/ngày từ 6-6.

    Điều này tạo suy nghĩ các CTCK đang khá xông xênh về tiền bạc nên hạ lãi suất cho vay và như vậy áp lực giải chấp đã kết thúc.

    Nhưng khẳng định áp lực giải chấp đã chấm dứt lúc này là quá sớm, khi thị trường mới chỉ trải qua trên dưới 10 phiên giao dịch có thanh khoản trên 1.000 tỷ đồng/phiên. Trong khi áp lực giải chấp ước tính sơ bộ cũng phải lên đến hàng chục nghìn tỷ đồng.

    Trưởng phòng môi giới một CTCK có thế mạnh trong cung cấp đòn bẩy tài chính cho biết: Các CTCK lớn hiện vẫn đủ khả năng cấp đòn bẩy cho NĐT khoảng 50-100 tỷ đồng trong ngắn hạn. Số tiền này một phần có được nhờ nguồn tiền của CTCK, phần khác thu về từ hoạt động giải chấp diễn ra giữa tháng 5.

    Trước khi trả về cho ngân hàng, CTCK có thể tìm cách xoay để có lợi nhuận. Tiêu chuẩn được sử dụng đòn bẩy hiện nay rất cao, phải là những khách hàng lâu năm, vốn lớn, không chậm trả nợ với CTCK và phải chọn những CP có thanh khoản cao. Tỷ lệ cấp đòn bẩy hiện nay cũng chỉ dừng ở 1:1 (bỏ 1 vay 1) hoặc 4:6 (bỏ 4 vay 6).

    CTCK ra chiêu

    Một nhân viên môi giới lâu năm nhận định: Cho dù CTCK có tăng cung, sức cầu với dịch vụ đòn bẩy vẫn còn là ẩn số. Đối với NĐT dài hạn, việc sử dụng đòn bẩy tất nhiên được hạn chế, nhất là khi thị trường chưa có xu hướng rõ ràng. Đối với NĐT ngắn hạn, điều cần nhất là sóng, lãi suất vay không quá quan trọng.

    Thí dụ: Đợt rồi PVX (TCTCP Xây lắp Dầu khí Việt Nam) đã có 8 phiên tăng từ 0.9 lên 1.4, tỷ lệ hơn 50%. NĐT sử dụng đòn bẩy với tỷ lệ 1:1 và lãi suất 0,08%/ngày (đây là mức cao) để mua ngay đáy và bán ngay đỉnh thì số lãi vay phải trả chỉ chiếm chưa đến 1% lợi nhuận. Nhìn lại sự sôi động thị trường trong 3 tuần gần nhất, nhiều người sẽ có cảm giác “xài được” đòn bẩy. Nhưng cũng có những nghi ngờ diễn biến của thị trường phần nào đã bị một số CTCK can thiệp.

    Đầu tháng 6, xuất hiện tin đồn về việc một số CTCK đã cứu nhau bằng cách đảo hàng giải chấp. Theo đó, một lượng CP giải chấp thay vì xả ra thị trường đã được CTCK thảy qua cho “bạn”, sau đó “bạn” lại thảy về “mình”. Điều này một mặt giúp giảm áp lực giải chấp (giả tạo), nhưng mặt khác lại làm thanh khoản của thị trường tăng lên khiến NĐT bắt đầu mua vào từ từ và xem xét tình hình.

    Thí dụ đơn giản, 2 CTCK đảo hàng với nhau 10 triệu CP, chỉ cần mỗi phiên rớt ra ngoài khoảng 500.000 CP, sau 20 phiên có thể đẩy hết hàng ra ngoài. Do vậy hiện tượng CTCK có thế mạnh về tự doanh lại tiến hành hạ lãi suất đòn bẩy thoạt nhìn không có quan hệ gì, nhưng sâu xa lại khác: Muốn tự doanh thị trường phải sôi động, gom vào CP phải có người mua để xả hàng.

    Như vậy, phải tiến hành đánh lên, kích thích dòng tiền của NĐT. Đây là một trong những nguyên nhân lý giải nhiều CP kém chất lượng nhưng lại tăng nóng một cách bất thường. Nếu NĐT không tỉnh táo, e rằng lúc nhiều người sử dụng đòn bẩy và tiến hành mua trở lại cũng chính là lúc lãnh phải “củ xả” của CTCK. Cũng cần phải nhắc lại, nguồn thu chính của hầu hết CTCK đều phát xuất từ tự doanh. Giả thiết CTCK siết đòn bẩy, lấy tiền tự doanh, đến lúc cần xả hàng lại mở đòn bẩy rất cần được lưu ý.

    Giám đốc tư vấn tài chính một CTCK lớn cho biết: Động tác hạ lãi suất đòn bẩy tạo hiệu ứng tâm lý rất lớn, NĐT thấy hiện tượng này sẽ có suy nghĩ dòng tiền vào thị trường đang thoáng hơn. Nhưng các ngân hàng vẫn đang trong quá trình siết tín dụng khu vực phi sản xuất. CTCK hôm nay nói, nhưng ngay ngày mai có thể siết lại mạnh hơn, như vậy sẽ tạo thêm nhiều cú sốc.

    Một lần nữa TTCK lại có dấu hiệu lệ thuộc vào tín dụng ngân hàng, điều này không hợp lý nếu xem lại chức năng của TTCK là một kênh huy động vốn quan trọng, chia sẻ chức năng với ngân hàng. Điều này cũng gián tiếp làm cho dòng tiền vốn ít ỏi trên thị trường lại dịch chuyển không hợp lý, dẫn đến hệ quả là thị trường thiếu ổn định.
  4. vntung

    vntung Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/08/2010
    Đã được thích:
    4

Chia sẻ trang này