Tăng trưởng kinh tế quý 2/2012 chỉ đạt 4,5%

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sieulo, 15/05/2012.

4092 người đang online, trong đó có 314 thành viên. 13:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 296 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. sieulo

    sieulo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    29
    Tăng trưởng kinh tế quý 2/2012 chỉ đạt 4,5%
    (Dân trí) - Mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5% rất khó đạt được do quý 1 chỉ đạt 4% và quý 2 dự báo chỉ đạt khoảng 4,5%. Dự báo này vừa được Chính phủ đưa ra trong báo cáo bổ sung về tình hình kinh tế xã hội năm 2011 và triển khai kế hoạch 2012.
    >> Nghị trường Thường vụ Quốc hội "nóng" vì mục tiêu tăng trưởng GDP
    >> Năm 2012 khó đạt mục tiêu tăng trưởng 6 - 6,5%
    >> Tăng trưởng GDP 4% trong quý I: Lời cảnh báo sớm
    [​IMG]
    Biểu đồ tăng trưởng - lạm phát của Việt Nam 21 năm qua.
    Báo cáo bổ sung tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 và triển khai kế hoạch năm 2012 của Chính phủ để trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 3, khai mạc vào 21/5 tới đây đã được gửi tới cơ quan thẩm tra – UB Kinh tế của Quốc hội.
    Với chỉ số tăng trưởng kinh tế quý 1/2012 chỉ đạt 4%, Chính phủ cho rằng đây là mức tăng hợp lý trong điều kiện phải tập trung mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, cơ quan điều hành đất nước cũng nhìn nhận, nếu không có các giải pháp tích cực thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển thì mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội sẽ gặp khó khăn.
    “Dự báo năm 2012 sẽ thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát dưới 10%, thậm chí thấp hơn nếu không có sự điều chỉnh chính sách hợp lý. Nhưng mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6 -6,5% rất khó có thể đạt được do quý 1/2012 chỉ đạt 4% và quý 2/2012 dự báo chỉ đạt khoảng 4,5%. Sức ép về tăng trưởng trong 6 tháng cuối năm rất lớn mới đạt cận dưới 6%” – báo cáo bổ sung nêu rõ.
    Những dấu hiệu của suy giảm đã được cảnh báo trước đó. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại phiên họp của UB Thường vụ đầu tháng 5 cũng nhận định “giảm phát đã rất rõ ràng”. Những con số thống kê tình hình kinh tế quý I cũng làm bật vấn đề, suy giảm tăng trưởng là hệ quả của việc phải tập trung ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô để đảm bảo cho nền kinh tế phát triển bền vững trong thời gian tới.
    Bộ trưởng KH-ĐT Bùi Quang Vinh cho biết tại phiên họp Thường vụ Quốc hội thứ 7 (cuối tháng 4 vừa qua), so với cùng kỳ GDP quý 1 năm nay thấp hơn tất cả các năm (trừ 2009). Tuy nhiên, Bộ trưởng Vinh cũng khẳng định, đây là “đánh đổi” tất yếu để đảm bảo mục tiêu kiềm chế lạm phát.
    Khi đó, Bộ trưởng KH-ĐT cũng đề xuất điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng, ở mức 5,5% là hài hòa, còn mức 6% rất khó, nếu đạt được thì… quá tốt.
  2. Risk

    Risk Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/06/2010
    Đã được thích:
    24
    Ơ thế này mai lại đua bán sàn à?
    Bán thôi,bán thôi.
  3. sieulo

    sieulo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/04/2010
    Đã được thích:
    29
    Đừng vội mừng với những con số!
    Sau khi lướt qua những con số về KTVN trong 4 tháng đầu năm tại cuộc họp báo chiều 4-5, như chỉ số lạm phát, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu, dự trữ ngoại tệ và sự cân bằng trong cán cân thương mại...

    Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam kết luận: “Tất cả những chỉ số đạt được cho thấy chúng ta đang đi đúng hướng”. Đây cũng là nhận định trong báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình bày tại phiên họp thường kỳ trước đó của Chính phủ.

    Tuy vậy, ông Trần Xuân Giá, nguyên Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, có nhìn nhận hơi khác, nhất là trong bối cảnh doanh nghiệp đang phải đối phó với muôn vàn khó khăn như hiện nay. Theo ông, kết quả lạm phát tính cho từng quí hay một năm không có nhiều ý nghĩa.

    Điều ông thực sự quan tâm là kết quả mang tính ổn định căn bản và lâu dài, nhằm tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Với kinh nghiệm 10 năm làm công tác kế hoạch của Chính phủ, ông cảnh báo nếu mức tăng trưởng kinh tế giảm sâu và tiếp tục kéo dài, sẽ gây ra nhiều hệ lụy mà một trong số đó là các cân đối vĩ mô sẽ bị phá vỡ.

    Nếu chỉ nhìn vào những con số, không thể phủ nhận kinh tế Việt Nam đang chuyển biến theo hướng tích cực. Nhưng tìm hiểu sâu hơn đằng sau những con số đó, thì khó có thể tự tin chúng ta đang đi đúng hướng.

    Bốn tháng đầu năm nay, lạm phát của Việt Nam chỉ là 2,6%. Đây là mức lạm phát thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Nhưng đằng sau kết quả đáng mừng đó là khó khăn chồng chất của cộng đồng doanh nghiệp. Bất kể các chi phí đầu vào tăng, rất nhiều ngành công nghiệp đã không thể tăng giá bán tương ứng để bù đắp chi phí, mà thậm chí còn phải giảm giá mạnh, dù lỗ nặng, với hy vọng có thể tạm thời duy trì sản xuất và giải phóng được hàng tồn kho.

    Trong nhóm hàng lương thực - thực phẩm, nhóm có quyền số cao nhất trong rổ hàng hóa để tính chỉ số giá, hầu hết các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, từ lúa gạo, cà phê, mía, cao su cho đến cá tra, thịt heo... đều giảm giá mạnh và thu nhập của nông dân bị thiệt hại nghiêm trọng.
    Bất kể các chi phí đầu vào tăng, rất nhiều ngành công nghiệp đã không thể tăng giá bán tương ứng để bù đắp chi phí.

    Còn về xuất khẩu, nếu chỉ nhìn vào con số tăng trưởng 22,1% thì có thể xem đó là kết quả khả quan. Nhưng nếu tách riêng nhóm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, sẽ thấy xuất khẩu của doanh nghiệp trong nước chỉ còn tăng 4,3% - một tín hiệu đáng lo.

    Tháng 2 năm ngoái, khi Chính phủ đưa ra các gói giải pháp chống lạm phát thông qua Nghị quyết 11, một trong những trọng tâm của chương trình là hướng vào cắt giảm đầu tư công, chi tiêu công, bao gồm đầu tư và chi tiêu của khối doanh nghiệp nhà nước, nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.

    Đó là hướng đi rất chính xác. Nhưng nhìn lại sau hơn một năm, thực tế lại rất khác. Năm 2011, đầu tư công vẫn tăng tới 27,5% so với dự toán. Bốn tháng đầu năm nay, dù dư nợ tín dụng của cả nền kinh tế tăng trưởng âm, mức đầu tư công vẫn tăng khoảng 3% so với cùng kỳ.

    Có thể thấy giải pháp siết chặt chính sách tiền tệ, tín dụng để chống lạm phát hầu như không ảnh hưởng gì đáng kể tới lĩnh vực đầu tư công. Trong khi theo phân tích của nhiều chuyên gia kinh tế, hiệu quả kém trong sử dụng vốn đầu tư và chi tiêu công, kể cả của khối doanh nghiệp nhà nước, mới là nguyên nhân chính gây ra lạm phát phi mã trong những năm qua.

    Ông Nguyễn Ngọc Tân, một chuyên gia Việt kiều về năng lượng gió, đã rất khó hiểu khi phát hiện ra suất đầu tư cho điện gió của Việt Nam cao gấp gần hai lần so với ở châu Âu. Tương tự, ông Nguyễn Xuân Thành, Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, cũng chỉ ra chi phí đầu tư xây dựng đường cao tốc ở Việt Nam cao gấp 1,5-2 lần các nước trong khu vực, thậm chí cao hơn cả ở Mỹ. Ấy là mới so sánh thuần về suất đầu tư cứng. Nếu xem xét cả yếu tố chất lượng, chắc chắn khác biệt còn lớn hơn nhiều.

    Từ một vài ví dụ trên, chúng ta không thể không tự hỏi liệu tình trạng này có diễn ra tương tự ở các lĩnh vực khác, vốn chủ yếu thực hiện bằng vốn nhà nước hoặc do doanh nghiệp nhà nước thực hiện? Hy vọng rồi đây Chính phủ sẽ làm rõ nguyên nhân của các chênh lệch về đầu tư trong lĩnh vực điện gió, đường cao tốc nói riêng và tất cả các lĩnh vực tiếp nhận vốn đầu tư nhà nước nói chung. Nhưng một khi tình trạng khó hiểu này còn tiếp diễn, thì chúng ta không thể nói rằng chương trình chống lạm phát đã đi đúng hướng.

    Chắc chắn rằng, doanh nghiệp, nhất là ngành công nghiệp, không thể bán sản phẩm dưới giá thành mãi. Nông dân cũng không thể sống được nếu giá nông sản hàng hóa không đủ giúp họ bù đắp chi phí và có được mức lợi nhuận tối thiểu. Và nếu vấn đề hiệu quả đầu tư công, chi tiêu công cũng như đầu tư và chi tiêu của doanh nghiệp nhà nước chưa được cải thiện, thì kết quả chống lạm phát sẽ vẫn mong manh và hy vọng về sự ổn định có tính căn cơ và lâu dài sẽ càng trở nên xa vời.

Chia sẻ trang này