TẬP 03-HÀNH TRÌNH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi mathuatlaikep, 31/08/2024.

3130 người đang online, trong đó có 249 thành viên. 23:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1167 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. mathuatlaikep

    mathuatlaikep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2024
    Đã được thích:
    2
    TẬP 03-HÀNH TRÌNH TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

    Tập hôm nay mình sẽ chia sẻ với mọi người về vòng đời của một hành trình tài chính cá nhân. Trước khi bắt đầu vào chủ để ngày hôm nay mình xin lưu lý, là trong cuộc sống của chúng ta ngoài vấn đề tài chính ra, thì còn rất nhiều vấn đề khác như: Sức khoẻ, tinh thần và các mối quan hệ xã hội…Tuy nhiên trong tập số hôm nay, chúng ta chỉ đơn thuần trao đổi về khía cạnh tài chính, để tránh mọi người hiểu lầm rằng, chúng ta chỉ biết đến tiền mà không nghĩ tới các vấn đề khác.

    Trong hành trình tài chính, mình phân ra một số cột mốc cơ bản, có thể nó không hoàn toàn trùng khớp với tất cả mọi người, nhưng nó sẽ đúng với phần đông chúng ta.

    Giai đoạn đầu tiên tính từ lúc chúng ta sinh ra đến khi 18 tuổi: Giai đoạn này chúng ta thường được gọi là trẻ em, trong giai đoạn này hầu như các bạn hoàn toàn phụ thuộc vào sự chu cấp, nuôi dưỡng từ gia đình. Ở giai đoạn này không có gì nhiều để trao đổi ngoài hoạt động chủ yếu là việc ăn học của mỗi cá nhân.

    Giai đoạn tiếp theo: Từ năm 18-22 tuổi, mình gọi giai doạn này là ăn bám. Bởi vì ở nước ta, phần lớn các bạn sẽ tiếp tục đi học đại học thêm 4 năm nữa và vẫn phải phụ thuộc vào sự chu cấp của gia đình.

    Mình xin lưu ý với bạn nào đang ở giai đoạn này, nếu có đang nghe bài chia sẻ của mình thì các bạn cần phải hiểu, đến 18 tuổi chúng ta đã hoàn toàn trưởng thành, đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ của một công dân, cha mẹ không còn phải có trách nhiệm nuôi dưỡng nữa. Tuy nhiên do từ trước tới nay chúng ta vẫn được cha mẹ chu cấp, bao bọc toàn bộ nên theo quán tính đa phần đều chưa thể tự lập được.

    Nếu có thể thì các bạn nên đi làm thêm, ít nhất hãy tự lo được 50% cuộc sống của mình, nếu còn thiếu thì mới xin thêm từ gia đình. Việc đi làm thêm sẽ cung cấp cho các bạn sự trải nghiệm, trưởng thành, khả năng chịu đựng và quan trọng hơn chúng ta bắt đầu học cách tự lập, học cách tự đi trên chính đôi chân của mình.

    Giai đoạn thứ 3: Từ 22- 60 tuổi, mình gọi đoạn này là đi làm lãnh lương. Về cơ bản đa phần mọi người sẽ mắc kẹt trong giai đoạn này khoảng 40 năm cho tới khi nghỉ hưu.

    Thị trường lao động ngày càng khắc nghiệt, tuổi nghỉ hưu có xu hướng ngày càng tăng, ví dụ như ở VN mới tăng lên 62 tuổi với Nam và 60 tuổi với nữ, tại Pháp quốc hội mới thông qua dự luật tăng tuổi nghỉ hưu lên 64.5 tuổi với cả nam và nữ. Không biết các bạn thì sao nhưng cá nhân mình thực sự không muốn phải đi làm tới tận lúc ấy, mình muốn làm những việc mình thích chứ không phải đi làm chỉ vì tiền tới tận năm 60 tuổi.

    Trong giai đoạn đi làm lãnh lương này, mình chia ra làm 3 cộc mốc nhỏ hơn:

    Giai đoạn đặt nền móng từ 22-35 tuổi: Giai đoạn này thiên về các hoạt động trải nghiệm, khám phá bản thân và tích luỹ kinh nghiệm. Về tài chính trong giai này chúng ta phải xây dựng cho mình kế hoạch nghỉ hưu sớm.

    Giai đoạn tiếp theo từ 35-45 tuổi: Đây là giai đoạn tăng tốc, đến lúc này về cơ bản chúng ta đã hình thành nhân sinh quan, ổn định về sự nghiệp, tài chính... Từ nền móng được xây dựng từ giai đoạn trước, đến đây chúng ta bước vào giai đoạn tăng tốc để hướng tới mục tiêu nghỉ hưu sớm. Ở giai đoạn này, nếu đến năm 45 tuổi mà chúng ta chưa thực hiện gì, thì gần như không thể đạt được mục tiêu nghỉ hưu sớm hay đạt được các mốc tài chính cao hơn phía sau.

    Giai đoạn nghỉ hưu sớm từ 45-60 tuổi: Đây là giai đoạn bạn thu được thành quả của mình, nghỉ hưu sớm với một nền tảng tài chính vững chắc sẽ giúp bạn được giải phóng, được làm những gì mình thích và được sống một cuộc đời đáng sống.

    Nghỉ hưu sớm không có nghĩ là khi bạn dừng làm việc, không có thu nhập thì đến một lúc nào đó bạn sẽ tiêu hết số tiền đã tiết kiệm được ở giai đoạn trước đó. Đó là quan điểm hoàn toàn sai lầm, khi nghỉ hưu sớm đồng nghĩ với việc chúng ta đã setup được một hệ thống đầu tư ổn định, dù có nghỉ hưu sớm hay không làm việc nữa thì dòng tiền vẫn liên tục được tăng lên, thậm chí còn tăng nhanh hơn các giai đoạn trước, càng sống lâu bạn càng giầu có.

    Khi bạn nghỉ hưu sớm đồng nghĩ với bạn đã đạt được cột mốc đầu tiên đó là độc lập tài chính, độc lập tài chính là cột mốc đứng trước tự do tài chính. Độc lập tài chính tuy không thể so sánh với tự do tài chính nhưng nó sẽ giúp chúng ta thoát khỏi sự lệ thuộc hoàn toàn vào đồng tiền, cho phép chúng ta thiết kế cuộc sống theo ý riêng của mình.

    Sau cột mốc độc lập tài chính sẽ là đích đến cuối cùng chính là tự do tài chính, như vậy tự do TC không phải món quà từ trên trời rơi xuống, một sự may mắn hay là màn biến hình sau một đêm. TDTC là kết quả của một quá trình từ kiếm tiền, tiết kiệm và đầu tư.

    Cuối cùng với những gì chúng ta xây dựng và để lại, chính người thân, con cháu chúng ta sẽ được thừa hưởng những thành quả ấy, từ đó có thể phát huy, sống một cuộc sống chất lượng hơn. Mình rất thích một câu nói đại khái ý nghĩa của nó là: Điểm kết thúc của bạn sẽ là điểm xuất phát của con bạn.

    Nói thêm về tự do tài chính, trước nay mọi người hay hiểu đơn giản là được tiêu tiền hay mua sắm thoả thích. Nhưng bản chất và ý nghĩa sâu xa của nó đó là 2 từ “Tự do” , tiền sẽ mang lại tự do cho bạn. Tự do ở đây là chúng ta được tự do về tiền bạc, tự do về công việc, về thời gian và tự do về các mối quan hệ…

    Chúng ta có thể tiêu tiền, làm việc và giành thời gian cho những người chúng ta yêu quý, gặp những người chúng ta thích, từ chối các mối quan hệ mà ta không mong muốn. Các suy nghĩ quyết định của chúng ta không bị bị tác động hay chi phối bởi yếu tố tài chính. Tuy nhiên tự do tài chính không có nghĩa chúng là duy nhất, sống ngoài vòng pháp luật và mọi sở thích đều phải được đáp ứng. Trước khi là người giầu có, chúng ta hãy là những người tử tế.

    Trong giai đoạn đi làm lãnh lương mình nhận thấy có 3 đặc điểm tính cách cơ bản quyết định tới kết quả tài chính sau này. Ba đặc điểm này lần lượt là: Sự chăm chỉ, tính tiết kiệm và khả năng đầu tư.

    Nếu chỉ có mình tính chăm chỉ, chúng ta sẽ thuộc tầng lớp bình dân.

    Nếu có tính chăm chỉ cộng thêm với tính tiết kiệm, chúng ta sẽ thành tầng lớp trung lưu.

    Và cuối cùng nếu bạn có 2 đặc tính trên cộng thêm với khả năng đầu tư chúng ta sẽ trở nên giầu có.

    Trong xã hội, chúng ta thường thấy có một số người không có cả 3 đặc điểm trên, vừa không chăm chỉ, vừa không biết tiết kiệm và tất nhiên khả năg đầu tư thì lại càng không. Những người này thường là thành phần ăn bám như giai đoạn trên mình có nói tới.

    Một số khác ngoại lệ là những người đột nhiên giầu có sau một đêm, do may mắn chúng số hay được thừa kế. Tuy nhiên những trường hợp này thường sau một thời gian ngắn họ lại tiêu hết sạch tiền và trở lại đúng cái máng lợn của mình.

    Từ đó mới thấy tiêu tiền cũng không dễ chút nào, nếu không có kỹ năng quản lý tài chính thì sớm hay chúng ta sẽ tiêu hết những gì mà đã gây dựng hay được thừa hưởng.

    Trên đây mình vừa chia sẻ về vòng đời của một hành trình tài chính cá nhân cũng như các cột mốc quan trọng trong hành trình đó.

    Hi vọng những chia sẻ của mình sẽ mang lại những giá trị hữu ích cho mọi người, tập hôm nay mình xin được kết thúc ở đây.

    Xin cảm ơn, và chúc mọi người dịp cuối tuần vui vẻ bên người thân và gia đình.

    MỌI Ý KIẾN ĐÓNG GÓP XIN GỬI VỀ:

    Ø Email: mathuatlaikep@gmail.com

    Ø Facbook: https://www.facebook.com/mathuatlaikep

    Ø Yotube: https://www.youtube.com/@mathuatlaikep
    oldinvestor thích bài này.

Chia sẻ trang này