Tập hợp các bài thơ sáng nay - MOD approved nhé

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi quocdai307, 30/03/2011.

5460 người đang online, trong đó có 595 thành viên. 21:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 413 lượt đọc và 8 bài trả lời
  1. quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Đường Tăng ghé trạm đổ xăng
    Bà kia nói giá tăng rồi em ơi
    Ngộ Không tưởng bả nói chơi
    Nên bay lên hỏi ông trời xem sao
    Trên trời lạm phát càng cao
    ...Giá xăng dưới đấy làm sao cao bằng
    Ngộ không chẳng nói chẳng rằng
    Đập cho một phát răng văng khỏi mồm
    Tụi tao khố rách áo ôm
    Tây Du còn phải xe ôm mỗi ngày
    Xăng mà tăng giá thế này
    Tao đi về núi, kinh mày lấy đi


    [9:32:12 AM] Nguyễn Quốc Đại: Bước tới trạm xăng bỗng thấy rầu
    Nỡ sao lên giá, giết em đi
    Loay hoay vót vét vài đồng chót
    Sắp tới đem xe đổi lấy tiền
    Thấy giá xăng lòng như kiến cắn
    ...Đi học chẳng buồn lấy xe ra
    Dừng chân đứng cạnh thằng xe buýt
    Một mảnh trời riêng xăng với ta!!!


    Thời kỳ bão giá, Vua Hùng muốn kén chồng cho con, có Sơn Tinh và Thủy Tinh cùng đến cầu hôn Mị Nương, Vua Hùng yêu cầu sính lễ là: Xăng chín thùng (phuy), Vàng chín lượng, Lương chín ngàn đô (usd). Sơn Tinh và Thủy Tinh nghe xong ngã lăn ra bất tỉnh nhân sự => hậu quả là Mị Nương đến giờ này vẫn phải ở giá, đi bán xăng lẻ
  2. daicanho

    daicanho Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    1
    =))=))=D>=D>=D>=D>
  3. quocdai307

    quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Đã được thích:
    4.034
    Anh em nào còn thơ nào mới sáng tác sáng nay thì post cho vui
  4. TranNgocSuong

    TranNgocSuong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/06/2010
    Đã được thích:
    0
    xăng dầu dưới đất múc lên
    tài nguyên sẵn có thua chi thằng nào
  5. Vanhac

    Vanhac Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/03/2011
    Đã được thích:
    169
    Một khi các nhà đầu tư éo them chơi chứng nũa mà chuyển sang làm thơ thì e vào hàng e *** sợ. Một khi bác sỹ éo chữa bệnh tâm thần nữa mà đi chơi chứng e lại ra hàng, e éo sợ.
  6. quocdai307

    quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Đã được thích:
    4.034
    Thêm 1 chỉ báo nữa
  7. quocdai307

    quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Đã được thích:
    4.034
    Ta cùng các ngươi,

    Sinh ra cái thị trường này.
    Trải qua 10 năm có lẻ.
    Chẳng mơ được như Nasdaq, Dow Jones,
    Chỉ hận không hơn được Campuchia, chẳng qua nổi em Lào, chỉ hao hao Haiti, Bangladesh
    Các ngươi ở Ủy ban,
    Học vị đã cao, học hàm không thấp
    Ăn thì chọn cá nước, chim trời
    Mặc thì lựa May 10, Việt Tiến
    Chức nhỏ thì sẽ quy hoạch
    Lương ít thì có lộc nhiều
    Đường bộ thì Ma-tít, Cam-ry
    Đường không leo E-lai, Xi-fic (Vietnam Airlines, Pacific).
    Vào hội thảo thì cùng nhau tranh luận
    Lúc tiệc tùng thì cùng nhau “dzô dzô”
    Lại còn đãi sỹ chiêu hiền
    Giáo sư, tiến sỹ, thạc sỹ, cử nhân, ai cũng có phần, không nhiều thì ít
    Lại còn chính sách khuyến khoa
    So với bên Nga, bên Mỹ nào có kém gì.
    Thế mà, nay các ngươi:
    Nhìn thị trường chậm tiến mà không biết lo
    Nghe nhà đầu tư chửi mà không biết thẹn
    Có người lấy nhậu nhẹt làm vui
    Có kẻ lấy bạc cờ làm thích
    Ham mát-xa giống nghiện “u ét đê” (USD)
    Ghét TA như chán học ngoại ngữ

    Chỉ lo phát hành để kiếm chác lung tung,
    Làm cho nồi cháo đã nhạt lại càng thêm loãng.
    Ra nước ngoài toàn muốn đi chơi
    Vào hội thảo chỉ lo ngủ gật
    Bệnh háo danh lây tựa vi-rút com-pu-tơ
    Dịch thành tích nhiễm như cúm gà H5N1
    Mua bằng giả để tiến sỹ, tiến sy
    Đạo văn người mà giáo sư, giáo sãi
    Thử hỏi học hành như rứa, bằng cấp như rứa, thì mần răng hiểu được chuyện Tê -ếch tê - a?
    Lại còn nhân cách đến vậy, đạo đức đến vậy, thì làm sao mà chẳng tham lam nút lỗ nhĩ ngoảnh mặt.
    Nay nước ta:
    Đổi mới đã lâu, hội nhập đã sâu
    Nội lực cũng nhiều, nhà đầu tư cũng mạnh
    Khu vực có hòa bình, nước ta càng ổn định
    Nhân tâm giàu nhiệt huyết, pháp luật rộng hành lang
    Thách thức không ít, nhưng cơ hội là vàng!

    Chỉ e:
    Bệnh háo danh không mua nổi trí khôn
    Dịch thành tích chẳng làm nên thương hiệu
    Giỏi mánh mung không lừa nổi đối tác nước ngoài
    Tài cờ bạc không địch nổi hắc-cơ quốc tế
    Cặp chân dài mà nghiêng ngả giáo sư
    Phong bì mỏng cũng đảo điên tiến sỹ
    Nay ta bảo thật các ngươi:
    Nên lấy việc sập thị trường làm nguy
    Nên lấy sự tụt hậu làm sợ
    Phải xem nỗi bức xúc của nhà đầu tư là nhục.
    Hãy nhìn sang hai nước láng giềng vẫn gọi là đàn em
    Mà lo học tập chuyên môn
    Mà lo luyện rèn nhân cách
    Đôi điều dạy dỗ các ngươi,
    Ta thảo hịch này,
    Xa gần nghiên cứu.
  8. quocdai307

    quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Đã được thích:
    4.034
    Giá xăng có tăng nhưng "Bi, đừng sợ", có gì "Để mai tính". Đừng nổi "Dòng máu anh hùng" mà vi vu trên "Giao lộ định mệnh", "Đừng đốt" tiền xăng kẻo "Bỗng dưng muốn khóc", phải ra "Cánh đồng bất tận" mà ở. Cứ từ từ, sẽ có ngày "Thiên sứ 99" nghe thấy "Khát vọng Thăng Long" làm giá xăng giảm trở lại. Còn bây giờ cứ chịu cảnh "Bóng ma học đường", và nhớ rằng "Khi mua đừng quay đầu lại"!
    Last message received on 31/03 at 10:53 AM
  9. quocdai307

    quocdai307 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/11/2009
    Đã được thích:
    4.034

    “Rùa tai đỏ” trong lòng ngân hàng


    Ngân hàng Nhà nước đang phải giữ thăng bằng trên sợi dây mong manh, giữa một bên là giữ lạm phát và bên kia là thanh khoản hệ thống.

    Siết chặt hơn

    Sau Tết Nguyên đán, một thành công đáng ghi nhận của Ngân hàng Nhà nước là rút về khoảng 130 nghìn tỷ đồng số tiền cung ứng phục vụ dịp Tết. Con số này được coi là sự mở đầu cho những động thái tiếp theo của quá trình thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát.

    Nhận xét về “cú phanh” nói trên, chuyên viên một ngân hàng lớn nói: “Con số 130 nghìn tỷ đồng là thực nhưng khi ra số nhân tiền tệ thì gấp mấy lần. Giả sử hệ số nhân tiền là 4,85 lần thì thị trường đã hụt đi hàng trăm nghìn tỷ đồng”.

    Cùng đó, hoạt động trên thị trường mở (OMO) cũng bị thu hẹp cả về phạm vi lẫn quy mô lượng giao dịch so với cuối năm ngoái. Nguồn tin trên cho biết: nếu như tháng 1/2011, tỷ lệ “đấu” trên OMO là “1 ăn 1” hoặc “1,5 ăn 1” nhưng kể từ tháng 2/2011, tỷ lệ này là “4 ăn 1” và đặc biệt, trong tháng 3, có những thời điểm Ngân hàng Nhà nước giao dịch “5 hoặc 6 ăn 1”. Tuy nhiên, đến ngày 30/3 tỷ lệ “đấu” giảm xuống “3 ăn 1”. Tỷ lệ “đấu” được hiểu nôm na, đại loại như: tổ chức tín dụng bỏ ra 3 nghìn tỷ đồng giấy tờ có giá thì được “đấu” 1 nghìn tỷ đồng “tiền tươi thóc thật”.

    Trên thực tế, gần đây, khối lượng giao dịch OMO hạn chế ở mức thấp, chỉ đáp ứng khoảng 15 - 20% nhu cầu thị trường.

    Đã thế, cùng với thu hẹp thị trường OMO, Ngân hàng Nhà nước cũng rút các khoản cho vay tái cấp vốn. Một ngân hàng thương mại nhà nước trước đây được Ngân hàng Nhà nước cho vay 10 nghìn tỷ đồng đã bị rút về 7 nghìn tỷ đồng.

    Thực tế này dẫn đến một hệ quả không lấy gì làm lạ là lãi suất thị trường liên ngân hàng (thị trường 2) nhảy vọt chóng mặt. Tuần trước, lãi suất liên ngân hàng giao dịch ở mức 17% - 18%/năm, lãi suất qua đêm từ 16% - 17%/năm, kỳ hạn một tuần có ngân hàng chào 20% - 21%/năm. Trong các ngày 29/3 và 30/3, lãi suất liên ngân hàng có dịu lại do các tổ chức tín dụng đã đảm bảo đủ dự trữ bắt buộc ở mức cần thiết. Vì thế, thị trường ghi nhận trong hai ngày trên, nguồn cung dù vẫn hạn chế nhưng lãi suất rao đã giảm xuống ở mức 18%/năm; chiều 30/3, lãi suất qua đêm giảm còn 13,5% - 16%/năm.

    Mối nguy đảo tiền của “rùa tai đỏ”

    Giải thích sự căng thẳng về nguồn vốn trên thị trường gần đây, giám đốc ban nghiệp vụ chuyên điều hòa nguồn từ một ngân hàng lớn cho biết, áp lực nói trên còn xuất phát từ hành vi đảo tiền của lực lượng trung gian, chuyên kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng.

    Theo vị này, trước đây, có những thời điểm lãi suất thị trường 2 thấp hơn thị trường 1, không ít ngân hàng có hạn mức hoạt động trên đó đã lấy vốn đem về thông qua các công ty con của mình gửi vào thị trường 1 (thị trường huy động vốn từ dân cư và tổ chức kinh tế) để lấy chênh lệch.

    Oái oăm, những ngân hàng lớn cung vốn trên thị trường liên ngân hàng đã bị “dính chưởng”, ở chỗ: vốn của mình, bị ngân hàng khác lấy với giá thấp, sau đó gửi ngược vào chính mình với giá cao để ăn chênh lệch, do lãi suất thị trường 1 cao hơn lãi suất thị trường 2.

    Nhìn vào ví dụ sau sẽ thấy rất rõ vấn đề này. Ngân hàng A chuyên cung vốn trên thị trường 2, thực hiện khoán hệ số Q (dư nợ/huy động vốn) theo điều hành chung của hệ thống nên có những chi nhánh được yêu cầu phải huy động nhiều, cho vay ít.

    Lo ngại không đảm bảo hệ số Q của hội sở đưa ra, nên các chi nhánh này vẫn phải nhận vốn cho đảm bảo đủ hệ số mà không biết rằng, nguồn tiền đó từ hội sở ngân hàng mình cung ra thị trường với giá thấp trên thị trường 2 (hoặc biết mà làm ngơ chăng!?). Vòng quay này cứ tiếp tục, làm cho nguồn tiền của hội sở ngân hàng A dư thừa, rồi hội sở lại tiếp tục cung ra trên thị trường 2, và cứ thế, nhìn vào thanh khoản thì “xênh xang” nhưng càng kinh doanh càng… “lõm”, còn vòng quay kia không biết bao giờ dừng lại.

    “Lực lượng này không khác gì rùa tai đỏ, vừa trèo lên lưng, vừa gặm mai cụ rùa ở hồ Hoàn Kiếm”, vị giám đốc ban nghiệp vụ điều hòa nguồn vốn nói trên chua chát.

    Dĩ nhiên, hệ quả từ hành vi của những chú “rùa tai đỏ” (theo cách nói của vị này) chưa dừng ở đó. Sau khi lấy vốn từ ngân hàng A trên thị trường 2, ngoài đem gửi vào chi nhánh ngân hàng A (nếu có lãi), họ còn cho các ngân hàng khác, chẳng hạn như ngân hàng B vay với lãi suất 15% - 16%/năm, ngân hàng B cho vay ra thị trường 17% - 18%/năm.

    Tuy nhiên, khi Ngân hàng Nhà nước thắt chặt chính sách tiền tệ, đồng thời lãi suất trên thị trường 2 tăng cao, họ không thể nào lấy vốn ở đây, trong khi các khoản nợ vay trên thị trường 2 đến hạn, họ phải thu vốn về. Những ngân hàng đã vay vốn của “rùa tai đỏ” không dễ xoay xở kịp, vì: muốn vay “đấu” OMO nơi Ngân hàng Nhà nước thì phải sở hữu giấy tờ có giá đủ điều kiện. Còn nghiệp vụ tái cấp vốn thì tùy từng đối tượng và cũng phải có điều kiện, chứ không thể tái cấp vốn cho bất kỳ ngân hàng nào thiếu thanh khoản, kể cả có được cấp thì cũng không phải muốn bao nhiêu, có bấy nhiêu.

    Cùng đó, do tính tạo tiền từ vong quay nói trên nên khi “rùa tai đỏ” hút tiền về dù chỉ một đồng nhưng thị trường bị hụt tới mấy đồng. Thanh khoản căng, khiến lãi suất căng theo còn xuất phát từ lý do này. Và khi những ngả đường tiếp cận với nguồn vốn bị chặn, việc ngân hàng tìm mọi cách, kể cả việc dâng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tới 9% - 11%/năm là điều dễ hiểu.

    Dĩ nhiên, khi bị mất vốn, cuộc chơi sẽ bị đẩy đi xa hơn và khó có ai đứng ngoài. Khi bị tranh vốn thì phải tìm cách giành lại. Sau khi chúng tôi đăng tải bài viết “Báo động lãi suất tiền gửi không kỳ hạn”, nhân viên một ngân hàng cổ phần đã liên lạc và phản ánh rằng: “Đừng nói là ngân hàng nhỏ giành vốn ngân hàng lớn. Mới đầu giờ sáng, xe chở tiền của một ngân hàng lớn vốn dư giả thanh khoản cùng một khách hàng đang gửi tiền ở ngân hàng tôi đã chực sẵn. Chỉ chờ mở cửa, họ đến rút sạch tiền mà vị khách hàng này đang gửi ở đây”.

    Những ngày này, một số chuyên gia tài chính đã cảnh báo: thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát là đúng nhưng phải có sự kết hợp của chính sách tài khóa. Nếu quá lạm dụng chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, rất có thể cái giá phải trả là sự tổn thương nặng nề của sợi dây thanh khoản vốn đã mong manh.

Chia sẻ trang này