Tây nó rút tiền liệu TTCK VN có ảnh hưởng, các bac cho ý kiến

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vugia2010, 29/08/2007.

6761 người đang online, trong đó có 612 thành viên. 21:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 811 lượt đọc và 14 bài trả lời
  1. vugia2010

    vugia2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Tây nó rút tiền liệu TTCK VN có ảnh hưởng, các bac cho ý kiến

    Nhà đầu tư ngoại rút bớt vốn khỏi chứng khoán châu Á

    Chỉ nội tuần trước, khoảng 2,6 tỷ USD vốn ngoại đã được rút khỏi châu Á, chủ yếu do những rối loạn của thị trường tài chính toàn cầu. Sáng nay, Giám đốc điều hành Citi châu Á Thái Bình Dương Yiping Huang trao đổi về tác động của cơn bão tín dụng này tới khu vực và Việt Nam.
    > Chứng khoán Việt Nam lãnh cảm với thế giới Cơn đại hồng thủy tín dụng ở Mỹ

    - Ông đánh giá thế nào về những rối loạn trên thị trường tài chính Mỹ và toàn cầu thời gian qua?

    Tiến sĩ Yiping Huang hiện là Giám đốc điều hành phụ trách bộ phận kinh tế và phân tích thị trường khu vực châu Á Thái Bình Dương của tập đoàn Citi. Ông là diễn giả chính tại hội thảo mang tên "Tình hình kinht ế và thị trường châu Á: Phòng tránh các cơn bão tín dụng dưới tiêu chuẩn" do Citi tổ chức tại Hà Nội sáng nay, 29/8.

    Trước khi gia nhập Citigroup vào tháng 5/2000, ông Yiping là Giám đốc Chương trình Kinh tế Trung Quốc tại Đại học Quốc gia Australia. Ông từng tư vấn cho các tổ chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Phát triển Á châu...

    - Xáo trộn trên thị trường gần đây, xuất phát từ rủi ro trong mảng cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn (subprime mortgage), cho thấy mối quan ngại ngày một lớn về lĩnh vực bất động sản và thị trường tín dụng ở Mỹ. Nó đã phần nào ảnh hưởng tới khẩu vị của các nhà đầu tư.

    Trên thực tế, tỷ lệ cho vay theo dạng thế chấp dưới tiêu chuẩn ở Mỹ không đáng kể so với các mảng vay khác cũng như so với tổng tài sản của các ngân hàng thương mại Mỹ. Vì vậy, lúc đầu, người ta cứ nghĩ đây là vấn đề nho nhỏ. Nhưng giờ đây, nó trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều. Tôi cho rằng đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng và rủi ro nằm ở chỗ, người ta không biết rõ giá nhà ở Mỹ còn xuống tới mức nào nữa. Hơn nữa, người ta không rõ đâu là điểm chạm đáy, liệu những vấn đề của thị trường tín dụng Mỹ còn lan rộng tới đâu và ảnh hưởng như thế nào.

    Rất khó có thể đoán biết trước bao giờ những cơn chấn động này sẽ chấm dứt, song tôi cho rằng có thể nó chỉ kéo dài một vài tháng nữa thôi. Hơn nữa, chúng tôi có một niềm tin là các ngân hàng trung ương trên thế giới như Mỹ, châu Âu và Nhật, đều tỏ rõ quyết tâm sẵn sàng phản ứng nhanh để giải quyết tình hình. Điều này rất quan trọng.

    - Thị trường châu Á, đặc biệt là Việt Nam, chịu ảnh hưởng như thế nào bởi cơn chấn động này?

    - Về vấn đề này, chúng tôi chưa có nghiên cứu riêng về Việt Nam, chỉ nghiên cứu tổng thể những tác động tới châu Á mà Việt Nam là một bộ phận trong đó.

    Dĩ nhiên, những xáo trộn trên thị trường tài chính Mỹ có ảnh hưởng nhất định tới châu Á, nhất là khi một số định chế tài chính trong khu vực có đầu tư vào các chứng khoán liên quan tới mảng cho vay thế chấp dưới tiêu chuẩn. Nếu rủi ro tín dụng ở Mỹ tiếp tục xảy ra, cũng sẽ ảnh hưởng tới tính thanh khoản của các tài sản ở thị trường châu Á. Trong trường hợp xấu nhất, do nền kinh tế châu Á vẫn còn phụ thuộc vào nhu cầu của nền kinh tế Mỹ, nên nếu kinh tế Mỹ chững lại vì rủi ro tín dụng, kinh tế châu Á cũng ảnh hưởng ít nhiều.

    Trên thực tế, thế chấp dưới tiêu chuẩn không phải là rủi ro nội tại của nền kinh tế châu Á, song đã có những ảnh hưởng nhất định. Trong thời gian từ 18/7 tới 17/8, trung bình giá cổ phiếu ở châu Á đã giảm 17%, trong đó Việt Nam giảm tới 11,2%. Riêng Trung Quốc vẫn tăng do họ vẫn kiểm soát về tài khoản vốn nên ít bị ảnh hưởng.

    - Nhưng có ý kiến cho rằng, sự ràng buộc giữa kinh tế Mỹ và châu Á đã ít hơn?

    - Còn quá sớm để nói kinh tế châu Á hết ràng buộc vào Mỹ. 50% GDP của châu Á được đóng góp bởi lĩnh vực xuất khẩu. 25% trong đó là xuất khẩu sang Mỹ. Tôi không cho rằng châu Á đã thoát khỏi sự ảnh hưởng của Mỹ. Người ta nói Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh và có thể thay thế sự ảnh hưởng của Mỹ tại châu Á. Trung Quốc nhập khẩu nhiều, song đa phần đều nhập khẩu về để hoàn thiện sản phẩm rồi lại xuất sang Mỹ. Xuất khẩu vẫn chiếm tới 36% GDP của Trung Quốc. Chỉ cần sự giảm nhẹ về nhu cầu bên ngoài sẽ là rủi ro rất lớn với kinh tế vĩ mô của Trung Quốc.

    Tất nhiên, châu Á có rất nhiều linh hoạt trong các chính sách kinh tế tiền tệ. Nên nếu kinh tế Mỹ chững lại trong ngắn hạn, họ sẽ có thể ứng phó. Song đó chỉ là về ngắn hạn. Nếu trong dài hạn cuộc khủng hoảng tại Mỹ vẫn diễn ra và ảnh hưởng mạnh tới kinh tế Mỹ thì châu Á cũng sẽ bị tác động.

    - Nhiều ý kiến lo ngại cuộc khủng hoảng tín dụng ở Mỹ có thể khiến các nhà đầu tư rút vốn khỏi Việt Nam để cơ cấu lại danh mục đầu tư. Quan điểm của ông?

    - Tôi không có thông tin về thị trường Việt Nam. Nhưng tính chung toàn châu Á tuần qua, các nhà đầu tư nước ngoài đã rút bớt vốn, khoảng 2,6 tỷ USD. Nếu điều này tiếp tục xảy ra, có thể khiến giá cổ phiếu nơi đây giảm nữa. Tất nhiên khó có thể biết là các nhà đầu tư nước ngoài có rút vốn nữa hay không, nếu có thì sẽ rút bao nhiêu.

    Thực tế các chính phủ châu Á đều rất thận trọng đối với dòng vốn ngoại tệ. Cuối năm ngoái, Thái Lan đã quyết định kiểm soát chặt, song đã vấp phải phản ứng. Việt Nam cũng có ý định tương tự, song may là các nhà lập chính sách đã áp dụng theo cách khác. Điều đó thể hiện các chính phủ không thích quá nhiều dòng vốn đổ vào, vì sẽ khiến giá tài sản tăng cao, nguy cơ dẫn tới bong bóng. Kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1998 cho thấy rõ điều này. Đồng vốn đi vào, rồi sẽ có ngày phải đi ra và một khi đi ra ồ ạt có thể dẫn tới đổ vỡ. Mặt khác, vốn vào nhiều sẽ làm cho giá đồng nội tệ tăng cao, ảnh hưởng tới xuất khẩu. Trong khi đó, các nước châu Á lại phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu.

    - Đầu năm nay, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải mua vào một lượng ngoại tệ rất lớn và có xu hướng tăng dự trữ. Ông lý giải hiện tượng này thế nào?

    - Sau cuộc khủng hoảng 1998, các ngân hàng trung ương trong khu vực đã rút ra một bài học đau đớn là phải tăng dự trữ ngoại tệ. Bởi lúc đó, họ không đủ ngoại tệ dự trữ để can thiệp thị trường và cứu đồng nội tệ. Nay ai ai cũng tăng dự trữ để phòng trừ rủi ro. Hơn nữa, các nước châu Á phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nên cũng cần tăng dự trữ để giữ giá nội tệ ở mức thấp.

    Song vấn đề nằm ở chỗ, người ta vẫn chưa thống nhất quan điểm nên dự trữ ở mức bao nhiêu là đủ? Ở Việt Nam, tại thời điểm hiện nay còn quá sớm để nói dự trữ như vậy là nhiều hay ít. Song cũng đến lúc cần cân nhắc, đặc biệt là nên dự trữ theo hình thức nào. Tại Trung Quốc, cũng đã có ý kiến lo ngại về chuyện đầu tư vào trái phiếu Mỹ. Chính phủ Trung Quốc cũng đã lập ra một công ty nhằm đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro.

    - Vậy thông điệp cuối cùng mà ông chuyển tới các nhà đầu tư là gì?

    - Chúng ta đang song trong một thế giới thực tại với nhiều rủi ro, thách thức. Chúng tôi tin tưởng và lạc quan vào tương lai của Việt Nam. Song tin tưởng không có nghĩa là bỏ qua những rủi ro, thách thức có thể có.
  2. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.904
    trong một tờ báo khác cũa mỹ trên yahoo có đoạn viết: thị trường Trung Quốc vẫn là tiềm năng khai thác lợi nhuận trong 10 năm tới và đang đứng thứ 5 thế giới và có khả năng đem lại lợi nhuận 30%/năm, rút đi là rút thế nào khi tỷ suất sinh lợi khủng thế đợi kaka trích cho
  3. sorosyud

    sorosyud Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2007
    Đã được thích:
    14.904
    FREE Bonus Report No. 1:
    4 Breakout Stocks for Big Profits


    These four stocks are all innovative growth companies that are changing the dynamics of their industries. David came to know them from his experience as an observant consumer, and he loved what he saw. After diving into their particulars and doing extensive research, he believes they have all the makings of big-time winners. One breakout stock is the most attractive property in family film today, and for good, sustainable reasons. Its recent release scored the highest-ever opening for an animated film. It has an exceptionally profitable business model that looks likely to improve. Truly an excellent long-term growth company. You''ll also discover a company that is basically China''s version of Yahoo!. China is already the world''s fifth-largest Internet market, and it is growing far and away at the fastest rate by far. David believes this firm has the potential to be a 10-bagger over the next 10 years.
  4. investip5

    investip5 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Tây nó làm gì mặc xác nó bác ạ
  5. vietnam2020

    vietnam2020 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy, tây làm gì mặc kệ nó
  6. hanhcot

    hanhcot Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Đã được thích:
    6.579
    Roài ơi, Tây nó rút các nước khác để ... chuyển đầu tư vào Việt Nam đấy ạ. FDI năm nay vượt kế hoạch là chắc roài.
  7. vugia2010

    vugia2010 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Uhm chắc vậy, hôm trước cũng lo quá, nhưng tháy thị trường có dấu hiệu lên, đỡ lo hơn hẳn. Hy vọng sau kỳ nghỉ 2/9 này thị trường lại lên. Chúc 2/9 vui vẻ
  8. leader001

    leader001 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Đã được thích:
    2
  9. pipihn

    pipihn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2007
    Đã được thích:
    5
  10. stockfun

    stockfun Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2007
    Đã được thích:
    0
    Dào ôi.
    Lo bò trắng răng.
    Tây nó rút vốn khỏi châu Á chỉ là con tép so với Tàu nó rút vốn khỏi châu Âu, châu Mỹ.
    Rồi nó đổ đi đâu? vào VN chứ còn đi đâu nữa.

    http://www.tinnhanhchungkhoan.vn/tintuc.php?nid=4148
    Tờ báo nhận xét: "Việt Nam (VN) đã trở thành thỏi nam châm đối với nhiều nhà đầu tư nước ngoài muốn tham gia vào sự bùng nổ kinh tế của đất nước. Từ các công ty xây dựng, phát triển bất động sản, các công ty công nghiệp dịch vụ, cơ hội đang nở rộ cho những ai muốn lên chuyến tàu kinh tế VN".

    http://www.*********.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=48945&ChannelID=38
    Điểm hẹn Việt Nam

    Chưa bao giờ thế giới tỏ ra quan tâm nhiều và có cái nhìn thiện cảm như vậy với nền kinh tế đang lên của Việt Nam. Việt Nam đang dần làm thay đổi suy nghĩ của người nước ngoài từ một Việt Nam chiến tranh sang một Việt Nam hấp dẫn với nhiều tiềm năng chưa được khai thác và hứa hẹn sẽ mang lại lợi ích xứng đáng cho các nhà đầu tư.

    Tạp chí Anh Finance Manager: ?oViệt Nam - điểm đến hàng đầu của ngành chế tạo?

    * AirAsia sẽ thành lập một hãng hàng không liên doanh tại Việt Nam

    http://www.*********.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=48934&ChannelID=38
    Tạp chí Finance Manager của Anh số ra mới đây có bài viết nhan đề ?oViệt Nam - điểm đến hàng đầu của ngành chế tạo?, trong đó dẫn báo cáo nghiên cứu của Công ty Kiểm toán - Tư vấn Price Waterhouse Coopers (PWC) nhận định rằng các công ty đang tìm kiếm cơ hội đầu tư ở nước ngoài có thể sẽ hướng sang các thị trường mới nổi lên khác bên cạnh các thị trường như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.

Chia sẻ trang này