TCW - Sếu đầu đàn ngành kho vận logistic tại Việt Nam

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi OTC_HN, 15/03/2021.

3863 người đang online, trong đó có 619 thành viên. 08:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 9303 lượt đọc và 39 bài trả lời
  1. OTC_HN

    OTC_HN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2014
    Đã được thích:
    138
    Công ty Cổ phần Kho Vận Tân Cảng (KVTC) – Công ty thành viên thuộc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn, Quân chủng Hải quân được thành lập từ ngày 04/01/2010 trên cơ sở sáp nhập Xí nghiệp kho bãi Tân Cảng và Xí nghiệp kho bãi Tân Cảng-Cát Lái.

    Tọa lạc trong khuôn viên cảng Tân Cảng-Cát Lái, trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam bao gồm: Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu và vùng Đồng bằng sông Cửu Long – vùng kinh tế năng động nhất của cả nước, KVTC tự tin góp phần quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa xuất nhập khẩu trong nước và quốc tế.

    Trong định hướng chiến lược phát triển, Công ty Cổ phần Kho Vận Tân Cảng sẽ trở thành nhà cung cấp dịch vụ trọn gói hiện đại và chuyên nghiệp, đáp ứng mọi nhu cầu về dịch vụ kho bãi, vận chuyển hàng hóa với phương châm “ Dịch vụ chuyên nghiệp, Chất lượng hàng đầu”.

    Tình hình ngành cảng biển - logistic tại Việt Nam

    Sản lượng hàng hóa thông qua cảng biển duy trì trạng thái tăng trưởng trong năm 2020 (+3,68% yoy) dù chịu tác động nhất định từ dịch Covid-19 nhờ các yếu tố:

    Hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) và vận tải hàng hóa đường biển tương đối ít bị gián đoạn bởi các biện pháp giãn cách xã hội và kiểm soát dịch bệnh.

    Các hiệp định thương mại (CPTPP, EVFTA, RCEP) có hiệu lực đem đến động lực thúc đẩy kim ngạch XNK đặc biệt trong nửa cuối năm.

    Hưởng lợi từ xu hướng dịch chuyển sản xuất từ Trung Quốc, cụ thể:
    Nhu cầu di chuyển cơ sở sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia để cải thiện biên lợi nhuận ngày càng cấp thiết do: (1) Sự gia tăng trong chi phí nhân công tại Trung Quốc;
    (2) Áp lực từ chiến tranh thương mại và căng thẳng gia tăng trong quan hệ Mỹ - Trung;

    (3) Quá trình dịch chuyển sang cấp độ sản xuất cao hơn trong chuỗi giá trị của nền sản xuất Trung Quốc. ‐ Dịch Covid-19 và sự đứt gãy trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong năm 2020 đã cho thấy rủi ro khi chuỗi sản xuất tập trung tại một địa điểm duy nhất. ‐ Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế trong việc đón nhận dòng vốn đầu tư nhờ:
    - Vị trí gần Trung Quốc với bờ biển dài, kết nối với các tuyến giao thương lớn;
    - Môi trường kinh tế, chính trị ổn định và nhiều tiềm năng phát triển;
    - Lực lượng lao động dồi dào với năng suất đang được cải thiện nhanh chóng.

    Sản lượng tại nhóm cảng nước sâu ghi nhận mức tăng trưởng vượt trội cùng với sự gia tăng trong lưu lượng tàu container siêu trọng tải đi xuyên đại dương (>100.000 DWT) và được thúc đẩy bởi: ‐ Tăng trưởng tích cực trong sản lượng hàng hóa xuất nhập khẩu đến các thị trường Mỹ, EU khi:

    - Nhiều hiệp định thương mại tự do đi vào hiệu lực;

    - Vai trò gia tăng của Việt Nam như một trung tâm sản xuất mới bên cạnh Trung Quốc. ‐ Xu hướng gia tăng trọng tải đội tàu của các hãng tàu container lớn để tiết kiệm chi phí.

    Tại khu vực Cái Mép – Thị Vải, cảng SSIT dẫn đầu xu thế tăng trưởng với việc các cảng trong khu vực về cơ bản đã đạt giới hạn công suất . Sau 3 năm bắt đầu phục vụ hàng container, hiện cảng SSIT đã hoạt động ở mức gần 70% công suất thiết kế với sản lượng container năm 2020 ước đạt 1.000.000 TEU (+236% yoy) Cuối năm 2020, HĐND TP.HCM đã thông qua đề án thu phí hạ tầng tại các cảng biển trong địa bàn thành phố. Cùng với đó, quá trình di dời các cảng nội thành TP.HCM được thúc đẩy mạnh mẽ để giải quyết tình trạng ùn tắc và phù hợp với quy hoạch thành phố. Điều này mang đến động lực tích cực cho quá trình dịch chuyển nguồn hàng sang các cảng nước sâu tại khu vực phía Nam trong giai đoạn tới.

    Hiện tại EPS của TCW là : 3,6k trong khi giá trên sàn là 28.x Với mức giá cước mới áp dụng từ 1/4/2020 thì TCW sẽ được hưởng lợi lớn từ chính sách tăng giá này .
    http://tancangwarehousing.com.vn/tin-tuc/Pages/bieu-gia-dich-vu-cang-tan-cang-cat-lai-2021.aspx
    --- Gộp bài viết, 15/03/2021, Bài cũ: 15/03/2021 ---
    Đề xuất Tổng công ty tân cảng Sài Gòn sẽ là một trong 7 doanh nghiệp Sếu đầu đàn nhà nước của Việt Nam

    https://vnexpress.net/de-xuat-phat-trien-7-doanh-nghiep-nha-nuoc-thanh-seu-dau-dan-4247220.html
    --- Gộp bài viết, 15/03/2021 ---
    TCW là cổ phiếu có lịch sử chi trả cổ tức cao, tối thiểu 30% /năm. Giá hiện tại là mức giá quá hời cho nhà đầu tư
    --- Gộp bài viết, 15/03/2021 ---
    Ngày 20/01/2021 vừa qua TCW đã đưa vào khai thác kho CFS số 06 với tổng diện tích 4.960 m2, Việc đưa thêm kho CFS số 06 vào khai thác sẽ đáp ứng được phần nào thiếu diện tích kho bãi tại Cảng Cát Lái và tăng thêm nguồn thu của TCW từ năm 2021

    http://tancangwarehousing.com.vn/ti...im Thoa/Công văn thông báo kho mới CFS 06.pdf
    gallant10, z68Tommy_Teppy thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  2. OTC_HN

    OTC_HN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2014
    Đã được thích:
    138
    Kho bãi tại TCW không còn một chỗ trống các bác nhé :


    https://cafef.vn/bao-anh-con-sot-co...i-chon-luu-kho-ngan-han-20210315141923212.chn

    Báo Anh: "Cơn sốt" container vẫn chưa hạ nhiệt, doanh nghiệp Việt Nam phải chọn lưu kho ngắn hạn
    The Load Star (Anh) đưa tin, hiện nay, các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng khó tìm kho bãi chứa container khu vực bên ngoài Việt Nam. Do vậy, họ lựa chọn lưu kho ngắn hạn.

    Theo các đại lý giao nhận ở TP. HCM, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam đang tăng cao hơn bao giờ hết, song chỉ có các doanh nghiệp đa quốc gia mới có khả năng chi trả với giá cước cao như hiện nay.

    Một giám đốc điều hành kho bãi địa phương chia sẻ với The Loadstar: "Hiện các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang tìm kiếm kho chứa đối với hàng hóa không vận chuyển được vì họ không đủ khả năng, hoặc không sẵn sàng trả giá cước vận chuyển đường biển cao bất thường như vậy".

    "Các doanh nghiệp còn lại đơn giản là không thể đảm bảo lượng container, vì họ không đủ nguồn lực như các doanh nghiệp đa quốc gia". Ông nói thêm: "Hàng tuần, chúng tôi đều nhận được một lượng lớn yêu cầu lưu trữ ngắn hạn, do nhiều công ty vẫn muốn xem xét tình hình với hy vọng giá cước sẽ giảm trong tương lai gần".

    Ông Marc Guilhem, chủ sở hữu của Cargoteam cho hay, để đảm bảo container và kho bãi, khách hàng cần đặt trước 4 tuần. "Văn phòng địa phương của các hãng tàu thường sẽ ưu tiên giá thị trường giao ngay, cao gấp 2-3 lần giá hợp đồng. Nhưng ngay cả như vậy, nếu số lượng container cần đặt trước quá cao, chúng tôi cũng không thể đảm bảo có đủ chỗ chứa. Do vậy, họ phải chia nhỏ lô hàng".

    Một số hãng thậm chí còn được đặt trước cho đến tháng 6, trong khi những hãng khác cho hay, khi họ đặt nhiều container hơn, Trung Quốc sẵn sàng chi nhiều tiền hơn để các hãng vận tải đưa các container rỗng trở lại, khiến họ không biết phân bổ lượng container ra thị trường như thế nào.

    Ngoài ra, nhiều đợt luân chuyển kéo dài từ 1-2 tuần chủ yếu là do tắc nghẽn cảng và chậm trễ của các tàu khi quay trở lại cùng với các container rỗng. Ông Guilhem cho hay, khối lượng xuất khẩu hàng của doanh nghiệp ông đã giảm rất nhiều bởi chi phí tăng thêm. "Thật không may ở thời điểm hiện tại, tất cả các ngành đều bị ảnh hưởng, đặc biệt là các sản phẩm có giá trị thấp".

    Bên cạnh đó, nhập khẩu cũng bị ảnh hưởng bởi Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu về phục hồi kinh tế hậu Covid-19. Theo đó, đơn đặt hàng từ các khách nước ngoài tăng lên, dẫn đến nhập khẩu nguyên liệu thô cho sản xuất trở thành một vấn đề.

    Nhìn chung, việc tăng cường sức chứa cho thị trường châu Âu và Mỹ sẽ rất có lợi, tuy nhiên tình trạng tắc nghẽn cảng ở các thị trường điểm đến và thiếu thiết bị hiện rất nghiêm trọng, do vậy việc giảm giá cước sẽ khó có khả năng xảy ra trong thời gian ngắn.

    Ông Guilhem kết luận: "Một số khách hàng đang chờ đến lúc giá cước vận tải biển giảm. Nhưng tôi không nghĩ rằng giá cước sẽ giảm cho đến khi dịch Covid-19 kết thúc, tức là sẽ không thể giảm trong năm nay. Trong khi đó, hầu hết khách hàng cũng không muốn dùng dịch vụ vận chuyển hàng không bởi chi phí quá lớn".

  3. VPBankQuan

    VPBankQuan Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2015
    Đã được thích:
    12.263
  4. OTC_HN

    OTC_HN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2014
    Đã được thích:
    138
    Liệu tin này có làm lợi nhuận TCW tăng không các bác :

    https://ndh.vn/thoi-su/cang-cat-lai-tang-gia-dich-vu-tu-1-4-1287249.html

    Cảng Cát Lái tăng giá dịch vụ từ 1/4

    Giá dịch vụ tại cảng Cát Lái tăng giá từ ngày 1/4, tùy theo container hàng khô hay hàng lạnh.Việc tăng giá nằm trong lộ trình thực hiện nghị quyết của HĐND TP HCM quy định mức thu phí mới sử dụng công trình kết cấu hạ tầng và dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn.

    Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn vừa thông tin về việc tăng giá dịch vụ, trong đó mức tăng tùy thuộc theo loại container hàng khô hay lạnh. Việc tăng giá dịch vụ nhằm bù đắp các khoản trượt giá và chi phí đầu tư.

    [​IMG]
    Cảng Cát Lái tăng giá dịch vụ từ 1/4.

    Việc tăng giá dịch vụ tại cảng Cát Lái nằm trong lộ trình thực hiện nghị quyết của HĐND TP HCM quy định mức thu phí mới sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn.

    Theo mức thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ tiện ích công cộng trong khu vực cửa khẩu cảng biển trên địa bàn TP HCM đã được thông qua tại kỳ họp cuối năm 2020, hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan, hàng quá cảnh, hàng chuyển khẩu, áp dụng mức thu 50.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container; 4,4 triệu đồng/cont với container 40ft và 2,2 triệu đồng với container 20ft.

    Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa xuất khẩu mở tờ khai ngoài TP HCM sẽ áp dụng mức 500.000 đồng/cont đối với container 20ft; 1 triệu đồng/cont đối với container 40ft và 30.000 đồng/tấn đối với hàng lỏng, hàng rời không đóng trong container.
    z68 thích bài này.
  5. Kenkaka

    Kenkaka Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2020
    Đã được thích:
    83
    Thanh khoản ít quá bác ak
    OTC_HN thích bài này.
  6. OTC_HN

    OTC_HN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2014
    Đã được thích:
    138
    Giá cổ phiếu thấp thì thanh khoản lèo tèo, nhưng khi giá lên thì thanh khoản cổ phiếu tự khác nở ra bác à .
    Những cổ phiếu tốt như : RAL , PTK, CAP, IDV, DGC , SLS ... ở vùng giá thấp thì rất ít thanh khoản bác ạ. Nên vấn đề thanh khoản không phải là một vấn đề đáng ngại. Điều cơ bản là ta phải chọn đươc cổ phiếu tốt tăng trưởng trong dài hạn để đầu tư .
    Last edited: 15/03/2021
  7. OTC_HN

    OTC_HN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2014
    Đã được thích:
    138
    Tin tăng giá dịch vụ tại Tân Cảng tác động vào giá của TCW ngày hôm nay
    --- Gộp bài viết, 16/03/2021, Bài cũ: 16/03/2021 ---
    EPS 3,6K , cổ tức tối thiểu 30% tiền mặt giá 29.x quá hợp lý để đầu tư
    DautuBM thích bài này.
  8. DautuBM

    DautuBM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/03/2015
    Đã được thích:
    14
    CP cô đặc, lên 30 ngay mới kinh
  9. OTC_HN

    OTC_HN Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/10/2014
    Đã được thích:
    138
    Sóng tăng giá cước mà bạn
    --- Gộp bài viết, 16/03/2021, Bài cũ: 16/03/2021 ---
    TCW hôm nay break đẹp quá chắc sẽ vượt 32
  10. DautuBM

    DautuBM Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/03/2015
    Đã được thích:
    14
    Đề xuất phát triển 7 doanh nghiệp nhà nước thành 'sếu đầu đàn'
    Ngoài Viettel, MobiFone và EVN, Bộ Kế hoạch & Đầu tư đề xuất thêm VNPT, PVN, Tân Cảng Sài Gòn và Vietcombank vào đề án phát triển "sếu đầu đàn".

    Đề án phát triển doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn của Bộ Kế hoạch & Đầu tư đã nâng số lượng doanh nghiệp đề xuất tham gia lên 7 doanh nghiệp, thay vì 3 doanh nghiệp (Viettel, MobiFone và EVN) nhưdự thảo trước đó. Bốn cái tên mới gồm Tập đoàn Bưu chính Viễn thông (VNPT), Tập đoàn Dầu khí (PVN), Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và Vietcombank.

Chia sẻ trang này