[Technical Analysis] Xử dụng PTKT như thế nào cho xác xuất cao nhất trong đầu tư

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hnxindex, 27/05/2021.

?

Bạn nghĩ gì về trường phái PTKT trong việc đầu tư chứng khoán?

  1. Không có ích

    20,8%
  2. Rất tốt, là chỉ báo xu hướng của tương lai

    79,2%
2916 người đang online, trong đó có 48 thành viên. 02:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5654 lượt đọc và 14 bài trả lời
  1. hnxindex

    hnxindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2009
    Đã được thích:
    391
    Về bản chất TA là một bộ môn thống kê, mặc dù vậy, đa phần người sử dụng hay bị bẫy bởi những thuyết âm mưu của chính bản thân họ. Nhiều chuyên gia TA hay nhắc tới: TA là một bức tranh và người vẽ tranh cũng như người xem tranh thì lại có những cảm nhận khác nhau.

    Còn đối với tôi – TA là khoa học thống kê. Loại bỏ hết thuyết âm mưu và sử dụng các chỉ báo đúng với chức năng của nó. Và, điều quan trọng nữa – hãy đơn giản hóa bức tranh của chúng ta. Simple doted – ĐƠN GIẢN LÀ DẤU CHẤM!

    Moving average (MA) – nghĩa chính xác của nó là “đường trung bình của sự chuyển động”. Nếu chúng ta áp dụng nó với Giá (Price) thì sẽ được gọi là “đường trung bình của sự chuyển động giá” hoặc nếu chúng ta áp dụng nó với Khối lượng (Volume) thì sẽ được gọi là “đường trung bình của sự chuyển động khối lượng”.
    Trend line – Đường kênh xu hướng

    Fibonacci - Dãy số Fibonacci được nhà toán học người Ý thời Trung cổ - Leonardo Pisano Bogollo sáng tạo và đặt theo tên ông. Đây là dãy số thể hiện những tỷ lệ có xác suất xảy ra cao trong tự nhiên. Trong phân tích đầu tư chứng khoán, dãy số Fibonacci được ứng dụng để xác định các mức hỗ trợ (mức giá kỳ vọng cổ phiếu không giảm quá mức giá này) và kháng cự (mức giá kỳ vọng cổ phiếu sẽ đạt) của đường giá cổ phiếu.
    Khi sử dụng các loại Fibonacci trong TA chúng ta cần hiểu rõ cách vẽ của no. Hôm nay, tôi xin được sử dụng công cụ mà hiện tại nhiều chuyên gia TA đang truyền thông tới các NĐT – Fibonacci extension.
    Để vẽ Fibonacci extension chúng ta cần 3 điểm: đầu tiền vẽ từ “Điểm thấp nhất – điểm số 1” tới “Điểm cao nhất – điểm số 2” và kẻ ngang tại “Điểm đảo chiều – điểm số 3”.

    STARTING… VNindex và xu hướng
    Nhất nhất về việc đơn giản hóa TA và không đưa thuyết âm mưu. Như vậy, chúng ta sẽ xem điểm thấp nhất của chỉ số VNindex tại ngày 31/03/2020 - 662.53. Nhìn hình 1, áp dụng chỉ số Trend line thì từ ngày 31/03/2020 đến nay 26/05/2021 xu hướng tăng của chỉ số Vnindex chưa bị phá vỡ. Kết luận – UPTREND

    [​IMG]
    Hình 1 - Hình xu hướng thị trường (Trend line)

    Xét về mô hình sóng Elliot thì từ ngày 31/03/2020 đến nay 26/05/2021 vẫn là sóng tăng 1. Trong sóng tăng 1 này có những con sóng nhỏ chúng ta sẽ gọi là sóng 1.X. Từ ngày 29/01/2021 đến hnay 26/05/2021 VNindex đang trong sóng tăng 1.5 và chưa bị phá vỡ xu hướng tăng.

    Sử dụng đường trendline nối từ đỉnh của sóng 1.3 vào ngày 18/01/2021 ở mức chỉ số VNindex cao nhất – 1200.85 với điểm cao nhất của vnindex vào ngày 20/04/2021 – 1286.32 chúng ta có được đường Kênh Kháng Cự (Hình 1). Nối điểm thấp nhất của Vnindex ngày 26/03/2021 – 1137.90 với điểm thấp nhất ngày 27/04/2021 – 1204.14 chúng ta có được đường Kênh Hỗ Trợ cho chỉ số VNindex (Hình 1).

    Như vậy, nếu sử dụng đường TREND LINE để trade thì chúng ta cần xác định hiện tại chỉ số Vnindex đang tiếp cận tới điểm KHÁNG CỰ - có rủi ro và đồng thời cũng có cơ hội. Trong trường hợp Vnindex thất bại tại điểm kháng cự (ngày 27/05/2021 dự kiến vùng 1320.50 hoặc các ngày tiếp theo cao hơn….) thì sẽ lùi về điểm hỗ trợ (ngày 27/05/2021 – 1266.80; ngày 28/05/2021 – 1270.10, ……)
    Quan điểm của tác giả - Với độ rộng chênh lệch của hai điểm Kháng Cự-Hỗ trợ quá thấp, kể cả phương pháp day trading NĐT không nên hành động trong lúc này (Kể cả Mua/Bán). Chỉ hành động khi phá vỡ điểm Kháng Cự (MUA)/ Hỗ trợ (BÁN). ĐÂY LÀ QUAN ĐIỂM NẾU NĐT CHỈ SỬ DỰNG ĐƯỜNG TREND LINE ĐỂ TRADE NHÉ!!!

    TIẾP… Sử dụng Fibonacci extension
    Xem hình 2 – chúng ta sử dụng công cụ Fibonacci Extension nối điểm thấp nhất tại ngày 31/03/2020 với điểm cao nhất ngày 13/01/2021 – 1200.82 và điểm thấp nhất tại ngày đảo chiều vào ngày 29/01/2021 – 998.33 hình thành dải Fibonacci tại các mức 38.2; 50; 61.8; 100. Điểm mục tiêu tại mức 61.8 – 1338.85

    [​IMG]
    Hình 2 - Fibonacci Extension cho chu kỳ sóng từ ngày 31/03/2021 đến nay

    Xem hình 3 – chúng ta nối điểm thấp nhất tại ngày 26/03/2021 – 1137.90 với điểm cao nhất ngày 20/04/2021 – 1286.32 kênh tại điểm thấp nhất ngày đảo chiều 27/04/2021 – 1204.14 được dải Fibonacci extention với các mốc: 61.8% - 1293.99 và mốc 100% - 1349.94.

    [​IMG]
    Hình 3 - Fibonacci Extension cho chu kỳ từ ngày 26/03/2021 tới này 26/05/2021

    Như vậy, nếu áp dụng Fibonacci extention kể cả ngắn hạn hoặc dài hạn thì Vnindex phải ở mức 1338(+/-) hoặc 1349(+/-).
    KẾT LUẬN: Để áp dụng riêng lẻ các chỉ số TREND LINE hay FIBONACCI EXTENSION chúng ta đã có tại các hình phía trên. Khi áp dụng kết hợp chỉ số Trend line và Fibonacci extension với nhau hiên tại VNindex đang tiệm cận tại điểm Kháng cự của chỉ số Trend line. Điểm Kháng cự của Trend line này khá yếu ớt vì lý do độ rộng của kênh TREND LINE không quá lớn. Tạm thời điểm ngày 27/05/2021 các nhà đầu tư ngắn hạn không nên hành động bất cứ điều gì khi chưa phá vỡ điểm kháng cự/ hỗ trợ.

    LƯU Ý: Tác giả chỉ sử dụng chỉ số VNindex cho việc xác định xu hướng của thị trường nói chung. Phương pháp day trade/ value trade sẽ được phân tích cho từng mã CP. Kể cả trong thời điểm ngày 27/05/2021 hôm nay, mặc dù VNindex có thể gặp điểm kháng cự nhưng có những mã CP trong DM của tác giả hoàn toàn đã phá vỡ điểm kháng cự gần nhất và khá xa so với điểm kháng cự tiếp theo. Sóng tăng dài hạn số 1 còn tiếp diễn...

    Tại bài viết này, tác giả chỉ muốn gửi thông điệp tới các NĐT rằng khi chúng ta sử dụng bát kỳ một chỉ báo nào trong TA, chúng ta cần phải hiểu rõ chức năng của nó và loại bỏ các thuyết âm mưu.
    Ngoài ra, bài viết này tác giả chỉ muốn làm công cụ phổ cập kiến thức trong PTKT chứ không khuyến nghị độc giả sử dụng làm hành vi đầu tư (MUA/BÁN). Tác giả không chịu bất kỳ tránh nhiệm gì đối với hành vi sử dụng các nội dung trong bài viết của độc giả.

    Trân trọng./.
    Bg87tohamtimtoi đã loan bài này
  2. Do_Quyen

    Do_Quyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2020
    Đã được thích:
    128.798
    Thank bác nhiều, mong bác post bài duy trì pic để mn học hỏi ạ ~o)~o)
  3. Ctlv

    Ctlv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/11/2020
    Đã được thích:
    6.022
    Thanks bác
    Do_Quyen thích bài này.
  4. hnxindex

    hnxindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2009
    Đã được thích:
    391
    Cám ơn bác gái Q.
    Do_Quyen thích bài này.
  5. hnxindex

    hnxindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2009
    Đã được thích:
    391
    Chào tất cả các thành viên F319 @All

    Được sự ủng hộ của hai thành viên F: @binhyen@slager , hôm nay tôi xin chia sẻ Phương pháp sử dụng HĐTL VN30 (PS) để bảo vệ DM đầu tư dài hạn.

    Như các NĐT chúng ta được biết, hiện tại TTCK VN chỉ có thể bán khống HĐTL của chỉ số VN30. Do vậy, để bảo vệ DM đầu tư, chúng ta chỉ có thể sử dụng HĐTL trong những lúc nhận định TTCK rủi ro xẩy ra có thể gây ảnh hưởng tới danh mục đầu tư dài hạn.

    Dựa trên hiểu biết của bản thân, tôi nhận thấy rằng các Quỹ Hedge funds ngoài việc kiếm tiền từ đầu tư giá trị (value) thị giá của CP cơ sở để phân phối chứng chỉ ETF họ còn kiếm tiền từ chênh lệch (Arbitrage) giữa thị giá của chỉ số và thị giá CP cơ sở. Thị giá cổ phiếu tăng hay giảm họ đều có thể kiếm được tiền.

    Sau đây, tôi xin được chia sẻ phương pháp bảo vệ DM của mình (đã được áp dụng 2 lần trong năm 2020 và 2021 vừa qua. Phương pháp này chưa được tôi hệ thống hóa, do vậy phần trình bầy chỉ là phân công thức, khi chúng ta áp dụng cần tính toán chi tiết.

    Dựa trên cơ sở công thức tính chỉ số VN30 (tại hình 1):

    [​IMG]

    Hình 1 - Công thức tính chỉ số VN30​

    Để tính chi tiết thị giá cổ phiếu trên tỷ trọng chỉ số VN30 chúng ta dùng công thức phía trên và sẽ nhận biết được 1 mã CP cơ sở khi giao dịch tại giá hiện tại và khối lượng giao dịch thì ảnh hưởng tăng hay giảm bao nhiêu phần trăm (điểm) của chỉ số VN30.

    Mặc dù có công thức trên, nhưng việc tính toán bằng thủ công khá phức tạp khi tôi thực hiện lần đầu vào trước tuần 20/12/2021. Do vậy lần thứ 2 vào ngày 22/03 tôi đã sử dụng chứng chỉ E1VFVN30 của Dragon Capital làm cơ sở tính toán tỷ trọng hoán đổi cổ phiếu. Link hoán đổi cổ phiếu: https://dcvfm.com.vn/quy-hoan-doi-danh-muc-etf-vfmvn30/etf-danh-muc-chung-khoan-co-cau/ (mã CK: E1VFVN30). Hàng ngày chúng ta cso được danh mục hoán đổi bằng cách cập nhập trên đường link phía trên và thị giá tham chiếu E1VFVN30 tại bảng giá của HOSE. Ví dụ tại ngày 28/05/2021 chúng ta có (hình 2).

    [​IMG]
    Hình 2 – Giá tham chiếu E1VFVN30 và Danh mục hoán đổi cổ phiếu cơ sở​

    Tại đây, thị giá E1VFVN30 ví dụ là 100% NAV thì chúng ta được biết trọng lượng (weight) của từng mã CP cơ sở là bao nhiêu. Vì lý do, Danh mục của chúng ta thông thường không phải 100% là thuộc nhóm này, tôi đạt giả thuyết danh mục của tôi gồm 10 mã sẽ tương đương = 100% NAV = E1VFVN30 = HĐTL.

    Sau khi đặt gải định như vậy thì dựa trên tỷ trọng của DCCap tôi lại tính lại tỷ trọng từng mã CP của mình/100% NAV. Ví dụ: DM bao gồm: FPT, HPG, MSN, MWG, SSI, TCB, VCB, VHM, VIC, VNM thì tại ngày 29/05/2021 tôi có tỷ trọng/NAV như sau (hình 3):

    [​IMG]
    Hình 3 – Tỷ trọng mới cho DM CP 10 mã/ chỉ số VN30​

    Như vậy, chúng ta có được tỷ lệ mới để cơ cấu cho đúng DM dài hạn của chúng ta. Và khi chúng ta nhận định thị trường rủi ro, ta đem bán HĐTL và giữ DM dài hạn.

    Câu hỏi: Khi nào thì chúng ta cần bán HĐTL hay khi nào thì thị trường rủi ro để áp dụng phương pháp tự vệ?

    Quan điểm cá nhân của tôi là chỉ sử dụng công cụ bảo vệ tại ngưỡng cản mà chúng ta cho rằng nó nguy hiểm. Tại sao trong suốt 2020 tôi chỉ sử dụng chúng trong tuần 21-25/12/2020 để bán HĐTL và tương tự như vậy vào tuần 22-26/03/2021 vì lý do: Lý thuyết TA bất kỳ khi chúng ta tiệm cận ngưỡng kháng cự thì sẽ có sự biến động chững lại, nếu khỏe xu hướng phá vỡ sẽ được xác nhận còn nếu yếu thì lùi lại và lấy lực để tiếp tục phá vỡ kháng cự. Đồng thời, mốc 1200 là một mốc tâm lý cản trong suốt 20 năm qua do đánh giá việc cần bảo vệ DM là cần thiết. Tương tự, ngày 22/03/2021 tôi nhận định nếu tiếp tục thất bại tại 1200 mà phá vỡ hỗ trợ 1154 thì sẽ phải rơi về mức xa, trong khi đó kịch bản thủng 1154 của tôi không cho là khả thi chỉ chiếm 20% nên tôi lại hành động bảo về DM dài hạn của mình.

    Hiện tại, tôi chưa thấy sự cần thiết để bảo vệ DM khi chỉ số chưa tiệm cận những điểm kháng cự mạnh (vì bản chất chỉ số không có đỉnh thì chưa thể nào biết được điểm nào là điểm kháng cự mạnh).

    Ngoài ra, tôi thi thoảng còn sử dụng arbitrage để tối ưu lợi nhuận của tôi như sau:
    Tại những ngày giao dịch, tôi tính toán và nhận thấy thị giá cổ phiếu cơ sở chênh lệch lớn hơn 2% so với thị giá mà chúng ta sẽ hoán đổi từ việc mua chứng chỉ E1FVVN30 (phải có TK tại DC nhé) thì tôi sẽ thực hiện việc mua/bán nếu tỷ lệ là Giảm/Tăng > 2%.

    Trên là một vài điều chia sẻ tới các độc giả. Tại bài viết này, tôi xin miễn trừ trách nhiệm và cảnh báo rằng nội dung trong bài viết hoàn toàn là để phổ cập kiến thức. Tôi không chịu trách nhiệm với bất kỹ hành động sử dụng nội dung trên làm phương pháp đầu tư của độc giả.

    Trân trọng cám ơn./.
    randy_orton, Do_Quyen, Dungm7710 người khác thích bài này.
  6. binboydaigia

    binboydaigia Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2008
    Đã được thích:
    2.357
    Mình có chút nhận định:
    1/ 28/5 đã vượt kc đường trendline trong Hình 1
    2/ sóng elliot, mình đếm là vni đang trong sóng 5. Cụ thể
    - fibo mở rộng: kẻ từ t3/20 lên đến t6/20 (900) xuống t7/20 thì cho ra đỉnh sóng 3 là 1k2 (t1/21)
    - fibo thoái lui: nối đáy t7 (780) vs đỉnh t1/21 cho ra 998 giảm về sóng 4 (tuơng ứng fibo50)
    - fibo thoái lui: nối đỉnh t1/21 vs đáy t1/21 (998) cho ra fibo (1.618) đang là 1325. Nhưng vni có thể lên tiếp fibo (2,618) là 1526 do vn30 quá mạnh đã vượt fibo (1,618) của chính nó.
    Notice thích bài này.
  7. cong1181

    cong1181 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/06/2020
    Đã được thích:
    1.940
  8. mrsimply52

    mrsimply52 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/02/2021
    Đã được thích:
    284
    Cảm ơn bác đã chia sẽ, món này em đọc mà khá khó nhằn, chắc phải ngâm cứu lâu mới vỡ ra đc mất:drm3
  9. hnxindex

    hnxindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2009
    Đã được thích:
    391
    Gửi tới các thành viên F @All

    Kịch bản TT trong giai đoạn T6-T7/2021

    Tổng quan: Với việc Việt Nam đang có nền móng và cơ sở hạ tầng kinh tế tốt, dự kiến GDP của Việt Nam sẽ tăng >7% vào năm 2021 và các năm sau đó giữ được độ tăng trưởng trong khoảng 6.5-7.5%. Do vậy, không thể phủ nhận rằng TTCK VN sẽ tăng trưởng theo mức độ tăng trưởng của các DN niêm yết trong 2021 và những năm tới. Trong quá trình tăng trưởng (đi lên) của TTCK sẽ có những đường ZIC-ZAC, tựu chung là đường ZIC-ZAC hướng lên.

    Nhận định: Sau khi Vnindex tiến tới các đỉnh cao nhất mọi thời đại, vào hai ngày cuối tuần trước tức ngày 05-06/06/2021 truyền thông đã có hàng loạt tít bài về Margin, TTCK VN đang neo ở vùng thị giá cao, có rủi ro và rồi họ cũng đã làm được đúng nhiệm vụ của họ là từ phiên giao dịch đầu tuần kế tiếp ngày thứ 2 và thứ 3 07-08/06/2021 có 2 phiên giảm điểm >30pts với Khối lượng giao dịch cao, tạo cho tâm lý NĐT lo sợ một đợt bán tháo và phân phối hàng trên diện rộng dẫn đến chỉ số VNindex sẽ về vùng 1200+/-.

    Kịch bản: Như vậy hiện tại trong T6/2021 TTCK VN có 3 kịch bản có thể xẩy ra:

    Kịch bản 1: Sau khi Vnindex lập đỉnh ngắn hạn tại 1375.xx ngày 07/06/2021, chỉ số VNindex đã chạm đáy tại 1312.xx và đang có xu hướng hứng lên để tiến tới vùng 1400. Với kịch bản này, chúng ta sẽ cần có một phiên giao dịch bùng nổ để cho phép chỉ số Vnindex trong phiên hôm đó tăng >2% với Khối lượng cao >= 850 triệu cổ phiếu. Quan sát thấy, để làm được điều này trong giai đoạn hiện tại, không thể nào thiếu được sự đóng góp mạnh mẽ từ các nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn là: VHM, MSN, VCB, GAS, VNM, FPT, SAB, VIC. Với quan điểm của tôi, để nhận biết được kịch bản này, chúng ta quan sát nếu VHM bùng nổ giá >107 và Vol > 8tr cổ; MSN không bị giảm giá dưới 101.5 và tăng dần thị giá cùng Vol hướng tới giá 113; VCB sẽ kiểm định lại vùng giá 99.5-100 thêm 1-3 phiên với khối lượng giảm dần và sau đó nhích dần hướng tới phá vùng 105; VNM sẽ củng cố hướng tăng điểm và tiến tới vùng 98 rồi tích lũy tại đây; VIC cũng sẽ đi lên từ vùng giá 117 này và tiến về vùng 130; SAB và GAS sẽ cũng như VNM hướng tăng chậm rãi nhưng với khối lượng giao dịch tăng dần. Khi các mã nói trên hội tụ đủ các yếu tố như vậy, em làm cho niềm tin của NĐT trở lại và Vnindex sẽ hướng tới 1400.

    Kịch bản 2: Sau khi Vnindex lập đỉnh ngắn hạn tại 1375.xx ngày 07/06/2021, chỉ số VNindex đã chạm đáy tại 1312.xx và tìm điểm cân bằng tại vùng 132x.xx với sự nghị ngờ cho nên khối lượng giao dịch thấp hẳn. Việc nghi ngờ còn lớn sẽ tạo cho tâm lý NĐT có hành động bán nhiều hơn sẽ đẩy chỉ số VNindex lùi về kiểm định lại vùng tích lũy trước đó 1270+/- 10pts. Dấu hiệu để nhận biết kịch bản này, chúng ta sẽ thấy các mã vốn hóa lớn như VHM, MSN, VCB, GAS sẽ tiếp tục bị bán và lùi về các vùng giá thấp hơn hiện tại khoảng 3-5%. Đồng thời, các mã dòng CK và Bank điển hình là những mã đầu đàn như SSI, VND, HCM, TCB, STB, MBB sẽ bị bán mạnh với khối lượng lớn và giảm dần về các vùng tương ứng tích lũy: SSI = 38.5+/-(1); STB = 26+/-(1); TCB = 48+/-(1); MBB = 33.5 +/- (1) rồi lấy lại cân bằng tích lũy đ ingang. Kịch bản này nếu xẩy ra thì sau đó Vnindex sẽ hướng tới để tích lũy lại vùng 137x.

    Kịch bản 3: Sau khi Vnindex lập đỉnh ngắn hạn tại 1375.xx ngày 07/06/2021, chỉ số VNindex sẽ lùi về vùng 120x. Tỷ lệ sắc xuất xấy ra thấp, trước tiên các mã CP nêu trong kịch bản 2 phải mất các mốc cân bằng nói trên. Hiện tại chúng ta cần quan sát kịch bản 2 nếu xảy ra mới tiến tới quan sát kịch bản này.

    Trên là một vài điều chia sẻ tới các độc giả. Tại bài viết này, tôi xin miễn trừ trách nhiệm và cảnh báo rằng nội dung trong bài viết hoàn toàn là để phổ cập kiến thức quan sát TTCK VN. Tôi không chịu trách nhiệm với bất kỹ hành động sử dụng nội dung trên làm phương pháp đầu tư của độc giả.

    Trân trọng cám ơn ./.
    Hongbinh, BiPham, pndstock15 người khác thích bài này.
  10. hnxindex

    hnxindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/06/2009
    Đã được thích:
    391
    @All

    COVID-19 sự khác biệt trong chu kỳ T03/2020 và T7/2021
    - Mức độ hủy diệt của Covid-19 như thế nào tại thời kỳ mới phát hiện (T12/2020) và bây giờ ra sao?
    - Sự hiểu biết của giới khoa học trong thời kỳ mới phát hiện và hiện tại?
    - Phác đồ điều trị bênh nhận nhiễm COVID tại thời kỹ mới phát hiện và hiện tại ra sao?
    - Những công cụ hỗ trợ gì tại thời điểm hiện tại để tiêu tiệt Virus COVID-19 trên cơ thể con người?
    - Hành động của các Quốc gia ngay tại thời điểm mới phát hiện và hiện tại ra sao?
    - Sự liên kết giữa COVID và TTCK.

    Hai ngày 17-18/07/2021 là những ngày nghỉ cuối tuần và truyền thông đã tiếp sức cho sự hoảng loạn của các NĐT CK Việt Nam bằng các con số thống kê ca nhiễm COVID trên toàn quốc, đặc biệt tại tp.HCM cùng với CT16 dành cho HCM++16 tỉnh thành phía Nam.

    Thoạt đầu, nếu chỉ nhìn vào các con số thống kê chúng ta đang thấy dịch trong cộng đồng bùng phát một cách nhanh chóng tại HCM, nhưng đi sâu vào chi tiết hầu hết 2.310 ca bệnh (BN51511-BN53820) ghi nhận tại HCM: 1.745 ca là các trường hợp trong khu cách ly, khu vực đã được phong tỏa; 565 ca là người tại khu vực ổ dịch, tới khám sàng lọc tại Bệnh viện. Như vậy, tôi được hiểu là hầu hết số ca 2.310 là bệnh nhân trong khu vực ổ dịch đã được cách ly theo CT16 trước đó, không phát sinh mới tại các khu vực chưa có ổ dịch.

    Tôi không phải là chuyên gia trong lĩnh vực y học, tôi là một nhà đầu tư, do vậy quan điểm của tôi sẽ phần nào đó liên quan tới việc sự sỡ hãi của dịch Covid-19 tới TTCK hơn là việc phân tích sự hủy diệt của COVID-19 tới sức khỏe con người.

    Quay lại các câu hỏi bên trên, tại thời điểm này các nhà khoa học tại Việt Nam cũng như toàn thế giới đã hiểu khá nhiều về các chủng loại thuộc họ COVID-19 này, cùng với sự chia sẻ của các Bác sỹ trên toàn thế giới với nhau một loại thuốc đặc trị COVID-19 đang dần tiến tới việc sản xuất hàng loạt vào cuối năm 2021/ đầu năm 2022. Các loại Vaccine thuộc Moderna, CureVAC, Pfizer, J&J, AstraZeneccz, Sputnik hay Sino đều cho thấy hiệu quả đạt >90% với các biến chủng trước đó và >70% so với lúc khi có biến thể Delta.

    Tại thời điểm tháng 12/2019 các tài phiệt tài chính trên toàn thế giới đã hoảng loạn bán tháo tất cả các tài sản rủi ro từ ngày 31/01/2020 đến hết ngày 31/03/2020 theo tôi phân tích là vì lý do thời điểm đó có quá ít thông tin về sự hiểu biết như: mức độ hủy diệt của COVID-19 cho toàn thể nhân loại trên trái đất; đây có phải là một loại vũ khí sinh học của quốc gia nào đó hay không? Khi họ có được các thông tin tình báo công với các video trên mạng xã hội về việc cách lý thành phố Vũ Hán, Trung quốc làm “đóng băng” các hoạt động sản xuất, dứt gẫy chuỗi cung ứng hàng hóa toàn cầu. Đặc biệt, họ chưa thể giải mã được Chính phủ các nước sẽ đối phó với sự “đóng băng” này ra sao.

    Chỉ trong vòng 2 tháng TTCK toàn cầu đã mất đi hơn 40% vốn hóa rồi sau đó đã phục hồi mạnh mẽ. Việc phục hồi chỉ bắt đầu khi các Ngân hàng TW các nước đưa ra các gói kích thích tài chính khổng lồ chưa từng có tiền lệ trước đó. Từ việc có quá nhiều tiền, hệ thống chuỗi cung ứng hàng hóa đứt gẫy từng phần, các khu vực hàng thừa do sản xuất ra vẫn thừa, các khu vực thiếu hàng vẫn thiếu do sự gián đoạn trong hoạt động sản vận tải để lưu thông từ các khu vực chuyển sản xuất đến khu vực tiêu dùng. Từ đây, tiền đề cho các tài phiệt bắt đầu đầu cơ các loại nguyên vật liệu/ hàng hóa sẵn có cục bộ như: giá đồng tăng điên loạn ngay từ những ngày đầu dịch bùng phát; rồi sau đó các loại hàng hóa khác như đỗ tương, thực phẩm nói chung, các loại quặng khoáng sản, v.v.. – CHU KỲ SIÊU TĂNG GIÁ BẮT ĐẦU. Chứng khoán cũng không phải là ngoại lệ.

    Sau một thời gian ngắn kích thích, mặc dù có những giai đoạn tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải giãn cách xã hội việc này tưởng chừng vẫn đóng băng các hoạt động sản xuất trong thời gian giãn cách nhưng thực tế nền kinh tế các quốc gia đã dần hồi phục. Đặc biệt kinh tế Mỹ đã tăng trưởng tốt trở lại và gây ra làm phát ngoài vòng kiểm soát. Tại Việt Nam, trong năm 2020 khoảng thời gian từ ngày 07/03/2020 đặc biệt cả tháng 04/2020 63 tỉnh thành trong thời gian giãn cách xã hội, sau đó có những thành phố bùng phát dịch theo các chu kỳ thời gian khác nhau như Đà Nẵng + nhưng kết quả cuối cùng là GDP vẫn tăng trưởng dương 2,91% TTCK VN bùng nổ cả về vốn hóa lẫn khối lượng giao dịch.

    Đầu năm 2021 sự kỳ vọng vào phục hồi nền kinh tế VN, vốn hóa TT liên tục được đẩy lên cao hơn, khối lượng và giá trị giao dịch trùng bình một phiên cũng gia tăng rồi đột nhiên những phiên giảm liên tiếp từ ngày 19/01/2021 và tưởng chừng sau đó được hồi phục nhưng ngày 28/01/2021 không một NĐT nào có thể đoán rằng vốn hóa TT mất đi 6,67%. Tại thời điểm này, sau khi chỉ số Vnindex giảm 73.23 điểm thì trên TTCK VN bắt đầu có những thuyết âm mưu vì lý do dịch COVID-19 bùng phát tại Hải Dương & Quảng Ninh.

    Kỳ lạ thay là mầm mống dịch dịch COVID-19 đã bùng phát trước đó rồi tại sao cứ khi TTCK giảm là COVID-19 lại là tội đồ. Hiểu biết cơ chế hoạt động của TTCK thì đối với tôi các tài phiệt họ có những thông tin tình báo trước đó, họ đã hành động BÁN ra trước đó và khi thông tin public tới công chúng làm cho NĐT hoảng loạn bán tháo chỉ là rọt nước tràn ly làm cho TT càng rớt xâu hơn theo ý đồ của họ mà thôi.

    Còn đối với các Quỹ đầu tư, họ có phương pháp đầu tư thiên về giá trị do vậy họ thường không hoảng loạn tại những vùng trũng đột phát như thế này. Tôi hoàn toàn đồng ý với tác giả Phil Town “Pay Back Time/ Ngày đòi nợ” những nhà đầu tư giá trị họ sẽ phục (chờ đợi) đến chu kỳ thời gian Ngài Thị trường “Mr.Market” bán rẻ tài sản với khối lượng lớn để lúc đó họ mua vào.

    Quay trở lại hiện tại, tháng 07/2021 dịch COVID-19 đã âm ỉ bùng phát trước đó tại Bắc Giang và không chỉ cần đến những thông tin tình báo thì ai cũng biết rằng mầm mống trong cộng đồng đã tồn tại rồi. Tại thời điểm này, NĐT cá nhân đang say mê với việc giá trị giao dịch bình quân trên TTCK vào khoảng 23K tỷ VNĐ/ 1 tỷ US $, cùng với các thuyết âm mưu BCTC quý II/2021 của ngành Thép có lợi nhuận khủng, ngân hàng phát hành tăng vốn điều lệ và đặc biệt các chủ sở hữu Cty chứng khoán không hề bỏ lỡ cơ hội để huy động lượng vốn giá rẻ bằng cách phát hành CP cho các CĐ hiện hữu mua ở mệnh giá. Đúng lúc này, là một thời gian tốt để một số các tổ chức thực hiện hóa lợi nhuận của họ.

    Quan điểm của tôi cho rằng, tại thời điểm này (tháng 7/2021), một chu kỳ chiết khấu cần thiết để tạo động lực cho sự tăng tiếp theo của TTCK là cần thiết. Mức chiết khấu cần phải vừa đủ không cao quá và cũng không thấp quá để bảo vệ thành quả của những chu kỳ trước đó. Chỉ số Vnindex 1420.27 đã làm cho đồng loạt vốn hóa của các Cty tăng trưởng mạnh, đặc biệt chỉ trong vòng 02 tháng qua (từ tháng 05/2021) dòng CK và một số ngân hàng hạng nhỏ đã có được vốn hóa tăng gấp 2 đến 3 lần đủ để tạo ra chỉ số P/E 12 tháng vừa qua ở mức 18.x, con số có thể dọa ma cho một chu kỳ thuyết âm mưu mới.

    Quay trở lại dịch COVID-19 thời gian (tháng 06 và tháng 07/2021) này đã làm gián đoạn sản xuất, thể hiện rõ việc chỉ số PMI tháng 06/2021 chỉ đạt 44.2 điểm. Từ thực tế Bắc Giang và Bắc Ninh, HCM + 16 tỉnh thành phía Nam có rất nhiều KCN đặt biệt là Bình Dương, Đồng Nai và HCM có khá nhiều DN FDI tại đó, những tỉnh đóng góp khá lơn trong rổ GDP của cả nước. Từ đây, nhiều NĐT bắt đầu liên tưởng tới sự hoạt động không hiệu quả 6 tháng cuối năm 2021 của những DN niêm yết trên TTCK VN.

    Quan điểm của tôi từ những thực tiễn đã cho thấy việc đóng băng sản xuất ảnh hưởng tương đối nặng nề tới nền kinh tế quốc gia, không những chỉ nền kinh tế mà còn an ninh xã hội (qua các ví dụ tại các quốc gia phương tây trong những đợt các ly phong tỏa trong năm 2020) thì việc phòng chống dịch cũng cần đảm bảo hoạt động sản xuất là ưu tiên đầu tiên. Cũng như quan điểm phía trên đầu bài viết, tôi cho rằng dịch tại HCM đang được kiểm soát rất tốt, số ca nhiễm tăng mới mạnh nhưng trong vùng ổ dịch đã được cách ly chứ không phải phát sinh mới.

    Cùng với việc từ ngày 16/07/2021 vừa qua, HCM đã có kế hoạch: 1) 3 tại chỗ dành – ăn, ở, làm việc và 2) 1 cung đường 2 địa điểm với mục đích duy trì hoạt động sản xuất của các nhà máy trong vùng dịch. Qua tìm hiểu, tôi được biết Bình Dương cũng đã áp dụng ngay sau đó mô hình này và Đồng Nai có khả năng sẽ áp dụng ngay từ ngày 19/07/2021. Tiến tới các tỉnh thuộc HCM+16 cũng sẽ áp dụng ngay thôi.

    Bộ kế hoạch và đầu tư cũng đã có bản báo cáo cho 2 kịch bản trước đó là GPD tăng 6.5% nếu khống chế dịch trong tháng 06/2021 hoặc 6% trong tháng 07/2021. HSBC, rồi CIEM cũng đã có cái nhìn nhận đánh giá GDP của VN 2021 khoảng 5.9-6.0%. Từ cái nhìn này, tôi cho rằng việc anh hưởng tới sản xuất là có, mặc dù vậy CP và Ban chống dịch sẽ có những hành động quyết liệt để duy trì sản xuất. Trong thời gian tôi phác thảo bài phân tích này, thì cả Bộ giao thông đã hướng tới việc lập Lập Ban Chỉ đạo tiền phương về vận tải hàng hóa.

    Như vậy, các doanh nghiệp được các chuyên gia & nhà phân tích trước đó đã tính toán số liệu dự ước về lợi nhuận cũng như EPS sẽ tính toán lại nhưng sẽ không thay đổi quá nhiều. Thời gian chu kỳ tới cho TTCK VN, là sự phân hóa để các DN có lợi nhuận tăng trưởng được định giá đúng giá trị của nó. Việc tạo ra sự sợ hãi (hoảng loạn) của dịch COVID-19 chỉ để thanh lọc các NĐT yếu kém và tạo cơ hội cho các NĐT giá trị sỡ hữu các DN có lợi nhuận khủng trong năm 2021 này.

    Kết luận: Dịch COVID-19 tháng 07/2021 này không thể làm cho các nhà tài phiệt tài chính sợ hãi như những ngày đầu của nó, do vậy để bán tháo tài sản của họ sẽ không xẩy ra. Sự khác biệt so với năm 2018 là hầu hết thị giá cổ phiếu đã vượt quá định giá trong tương lai của các tổ chức cũng như chuyên gia phân tích, còn tại ngày 16/07/2021 thị giá của nhiều doanh nghiệp đang dưới mức định giá rất nhiều. Sự bán tháo trên diện rộng (nếu có xẩy ra) cũng chỉ là cơ hội để các tổ chức và NĐT giá trị thực hiện mở mua mới với khối lượng lớn mà thôi. Họ là những người đã mong đợi cơ hội này từ rất lâu rồi.


    P.S. Bài viết được đưa ra tại diễn đàn là quan điểm cá nhân của tác giả. Tác giả chỉ mong muốn phổ cập cái nhìn riêng biệt của tác giả, không nhằm mục đích khuyến cáo/ khuyến nghị đầu tư. Tác giả không chịu trách nhiệm với bất kỳ lý do gì trong việc sử dụng nội dung của tác giả để thực hiện các mục đích của độc giả.
    Last edited: 19/07/2021
    hailua63, mrsimply52, pndstock23 người khác thích bài này.
    Vuthanhnguyen đã loan bài này

Chia sẻ trang này