Tháng 4-5 sẽ là những "ngày dài"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tranthlong, 16/04/2007.

4594 người đang online, trong đó có 331 thành viên. 00:11 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 372 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. tranthlong

    tranthlong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Tháng 4-5 sẽ là những "ngày dài"

    Chỉ số VN-Index: Vỡ "tuyến phòng thủ" 1.000 điểm



    Những chiếc ghế bỏ trống trong giờ cao điểm của phiên giao dịch, hình ảnh hoàn toàn trái ngược với 2 tháng trước đây (ảnh: D.Đ.M)
    ** Tháng 4-5 sẽ là những "ngày dài"

    Sau phiên sụt giảm ngày 16.4, chỉ số VN-Index của TTCK Việt Nam đã tụt xuống dưới 1.000 điểm - ngưỡng được nhiều chuyên gia chứng khoán coi là mốc dao động của thị trường. Chỉ số HASTC-Index của TTGDCK Hà Nội cũng tụt giảm mạnh. Màn hình chứng khoán trên cả hai thị trường gần như chỉ toàn màu đỏ, màu của sự thất vọng ở phần lớn các nhà đầu tư (NĐT).


    Dấu hiệu tích cực đối với tâm lý các NĐT trong phiên giao dịch ngày 16.4 là các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) tăng mạnh lượng mua vào so với các phiên trước với tổng giá trị mua vào lên tới gần 300 tỉ đồng. Trong số hơn 1,85 triệu cổ phiếu (CP) và chứng chỉ quỹ được thu gom, các NĐTNN tập trung vào các CP chủ chốt như REE, SAM, FPT, PVD, GMD... Tuy nhiên, ngoài tín hiệu mua mạnh của các NĐTNN, không khí trên thị trường không mấy khả quan, màn hình đỏ mà giảm giá kịch sàn của 75 loại CP. Tại một số công ty chứng khoán (CTCK), nhiều NĐT bỏ về sớm trước giờ khớp lệnh. Trong ngày 16.4, tại TTGDCK TP.HCM chỉ có 2 CP tăng giá là FPT và ALT.

    Bình luận về sự kiện VN-Index giảm 29,98 điểm, xuống còn 983 điểm sau phiên giao dịch 16.4, Chủ tịch Hội đồng quản trị một CTCK có trụ sở chính tại Hà Nội nói: "Không nên nhìn vào mức 1.000 điểm mà nên nhìn vào thời điểm. Kinh nghiệm nhiều năm trước đều cho thấy, vào tháng 4-5, giá của các CP đều tụt giảm mạnh". Ông này giải thích: "Trước thời điểm 31.3, các quỹ đầu tư nước ngoài đều muốn giữ một bản báo cáo đẹp để gửi về tổng hành dinh, sau khi đã báo cáo xong thì họ thả". Ông cũng nhận xét thêm: "Cuối năm trước và đầu năm nay, tin phát hành là tin tốt, cơ hội để đầu tư. Bây giờ cứ nghe tin phát hành là thấy tin xấu, càng phát hành nhiều thì càng xấu. Chỉ có công ty nào trả cổ tức bằng CP thì mới hy vọng vực lại được chút ít giá CP, còn nếu họ phát hành CP thì...".

    Những ngày dài trước mắt

    Dự đoán về mức giá của các đợt phát hành CP đầu tiên (IPO) thuộc loại... "khủng long" sắp diễn ra (PVFCCo, Tập đoàn Bảo Việt), vị Chủ tịch HĐQT nói trên nói: "Mức giá chắc chắn sẽ không cao bởi đây sẽ là giá của các tổ chức đầu tư lớn định đoạt. Các NĐT nhỏ lẻ sẽ không đủ sức để đẩy mức giá lên và cũng không dám liều như trước đây. Việc bỏ tiền cọc tới 12 tỉ đồng của phiên đấu giá Cadivi cho thấy điều đó. Mặc dù mức giá sẽ không cao nhưng các đợt IPO này cũng có tác động không nhỏ tới thị trường chính thức bởi nó cũng hút một lượng vốn rất lớn của thị trường".

    Một chuyên viên hàng đầu về TTCK Việt Nam lại có nhận định khác: "Việc đấu giá là ở thị trường sơ cấp còn việc giao dịch là ở thị trường thứ cấp. Vì thế, IPO của các công ty lớn sẽ không tác động đến mức giá của thị trường chính thức. Thêm vào đó, giá cả trên TTCK vừa qua là do các NĐT nhỏ lẻ dẫn dắt còn giá cả trên thị trường đấu giá các công ty lớn sẽ do các định chế tài chính lớn dẫn dắt. Mức giá của họ sẽ tạo ra mức quy chuẩn của thị trường và họ không phải là người mua bán ào ào nên giá CP sẽ không bị biến động bởi các đợt phát hành này".

    Phóng viên Thanh Niên cũng đã thực hiện thêm một số cuộc trao đổi với các chuyên gia về chứng khoán khác về tác động của các đợt phát hành "khủng long" sắp diễn ra thì nhận được thêm các câu trả lời khá giống nhau. Các chuyên gia được hỏi cho biết từ nay đến cuối năm, ngoài các đợt "siêu phát hành" của PVFCCo và Bảo Việt, còn có các đợt phát hành cực lớn của các ngân hàng như Vietcombank, BIDV, Incombank với số lượng mệnh giá lên tới hơn 10.000 tỉ đồng. Tất cả các chuyên gia đều nhận định, những đợt phát hành này sẽ tác động đáng kể tới TTCK.

    Giám đốc khối giao dịch chứng khoán của một CTCK quốc doanh lại đưa ra một nhận định khá thú vị: "Thực ra thì TTCK Việt Nam cũng không tuân theo những dự đoán logic kiểu đó. Khi thị trường lên người ta lao vào mua CP bất chấp là cung sẽ tăng như thế nào. Khi thị trường xuống, người ta sẽ tỏ ra thờ ơ dù thông tin từ các công ty thực sự là tốt. Tình trạng của thị trường hiện nay đang phụ thuộc vào một số NĐT lớn đặc biệt là khối các tổ chức tài chính và NĐTNN. Họ giống như những người đã được cơm no, rượu say và đang về nhà ngủ. Họ ngủ rồi thì đi chơi xem tình hình thế nào, nếu mà tốt thì họ lại chơi tiếp, không thì họ lại chờ... Chỉ có nhiều NĐT nhỏ lẻ trong nước là không chờ được nên phải chịu lỗ và bỏ đi". Ông này kết luận: "Tháng 4-5 sẽ thực sự là những "ngày dài" đối với nhiều người".

    Hoàng Ly
    Thanh nien

Chia sẻ trang này