Thắng bại phụ thuộc tâm lý

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhlong_vn, 23/02/2008.

3416 người đang online, trong đó có 525 thành viên. 11:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 751 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Thắng bại phụ thuộc tâm lý



    Niềm tin đầu tiên được nhen nhóm là việc Chính phủ vừa chính thức cho Morgan Stanley International Holdings mua cổ phần của Công ty Tài chính Dầu khí bằng USD và chỉ đạo cho Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước cùng các cơ quan liên quan triển khai việc cho NĐT nước ngoài mua cổ phần bằng ngoại tệ. Điều này như ?olàn gió nhẹ? xua bớt không khí ngột ngạt bao trùm thị trường chứng khoán trong thời gian qua.

    Ông Nguyễn Thế Lữ, Giám đốc điều hành Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Anpha (Anpha Capital), cho rằng đây là động thái tích cực rất cần thiết cho nền kinh tế của VN. Đặc biệt, thông tin Thủ tướng Chính phủ có văn bản gửi các cơ quan chức năng về việc củng cố và phát triển, chống khủng hoảng thị trường, làm nhiều NĐT tin rằng Nhà nước không hoàn toàn ?ohy sinh? thị trường chứng khoán cho mục tiêu kiềm chế lạm phát.

    Tuy nhiên, nhiều NĐT vẫn còn ngần ngại khi quyết định mua vào tại thời điểm này, vì thông tin hỗ trợ thị trường chưa hấp dẫn. Chuyên gia chứng khoán Huy Nam cho rằng, thời điểm này NĐT phải hết sức bình tĩnh, đừng nên manh động bán tháo cổ phiếu giá rẻ. ?oĐây chính là giai đoạn thử thách, thắng hay bại ở thời điểm này hoàn toàn phụ thuộc vào tâm lý của chính NĐT?- ông Nam nói. Một số chuyên gia lạc quan, khả năng đầu tuần tới VN-Index sẽ tăng nhẹ.

    Phạm Đình
  2. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Khủng hoảng là quy luật của thị trường

    Cho đến nay vẫn còn quá sớm để có thể đưa ra nhận định chính xác về khả năng cuộc khủng hoảng hiện nay đối với nền kinh tế thế giới bắt nguồn từ Mỹ. Tuy nhiên, kể từ ngày 19-1-2008 đến nay, thị trường chứng khoán Mỹ liên tục giảm, các chỉ số chứng khoán chủ chốt tại thị trường Mỹ đã giảm rất mạnhngay đầu phiên giao dịch ngày 22-1 với mức giảm thấp nhất là 3,5% và vẫn còn đang giảm mạnh, báo hiệu các chỉ số chứng khoán Mỹ có thể có mức sút giảm mạnh hơn nữa.

    Hiện nay, các cổ phiếu lớn trên thị trường chứng khoán Mỹ như Exxon Mobil Corp, Barrick Gold Corp, Bank of America Corp đang trên đà mất giá.Theo dự đoán, các chứng khoán quyền chọn trong dải Dow Jones tính tới tháng 3-2008 đang mất466 điểm, xuống mức 11,640 điểm; Nasdaq 100 mất 80,75 điểm xuống mức 1.768,75 điểm. Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã hai lần quyết định cắt giảm lãi suất tiền gửi ngắn hạn đồng USD trong thời gian ngắn. Chỉ riêng lần thứ nhất, ngày 22-1, Fed đã cắt giảm hẳn 75 điểm phần trăm, từ mức 4,25% xuống mức 3,5%/năm. Đây là mức cắt giảm dữ dội nhất kể từ sau vụ 11-9-2001 tới nay và là bước đột phá quan trọng nhất nhằm vực thị trường tài chính Mỹ, tránh khủng hoảng. Fed sẽ phải liên tiếp có những động thái mới nhằm cứu vãn thị trường tài chính đang lâm vào tình trạng bi đát hiện nay.

    Khủng hoảng thị trường chứng khoán Mỹ đã tác động mạnh đến toàn cầu: các chỉ số chứng khoán tại thị trường châu Âu và châu Á đồng loạt giảm so với phiên giao dịch trước đó sau khi đã liên tục giảm trong nhiềungày gần đây. Cụ thể, tại châu Âu, chỉ số DAX giảm 194,41 điểm (tương đương 2,86%) xuống mức 6.595,78 điểm. Chỉ số FTSE 100 giảm 27,30 điểm (tương đương 0,49%) xuống mức 5.550,90 điểm. Chỉ số CAC 40 giảm 48,67 điểm (tương đương 1,03%) xuống mức 4.695,78 điểm. Tại châu Á, chỉ số Hang Seng giảm 2.061,23 điểm (tương đương 8,65%) xuống mức 21.757,63 điểm. Chỉ số Straits Times giảm 72,85 điểm (tương đương 2,5%) xuống mức 2.884,30 điểm. Chỉ số Nikkei 225 giảm 752,89 điểm (tương đương 5,65%) xuống mức 12.573,05 điểm.

    Tại Việt Nam, thị trường chứng khoán cũng chịu tác động từ sự sụt giảm đó. Kết thúc phiên giao dịch sáng nay 23-1, chỉ số VN-Index đã ở mức 776,68 điểm. Một nhà đầu tư đã cho biết, năm nay ông lỗ gần 40% số tiền tham gia chứng khoán. Ông đó rút đến 90% vốn khỏi thị trường.

    Có nhiều cách giải thích khác nhau về nguyên nhân của cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán hiện nay, nhưng từ góc độ kinh tế có thể khái quát một số nguyên nhân sau đây:

    Thứ nhất, đây là quy luật vận động của kinh tế thị trường - quy luật khủng hoảng chu kỳ trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lê-nin đề cập đến. Ngày nay, trong thời đại toàn cầu hoá kinh tế, nhưng nền kinh tế thế giới đang chịu sự chi phối chủ yếu từ các nền kinh tế lớn thuộc thế giới tư bản chủ nghĩa, đứng đầu là nền kinh tế Mỹ. Do đó, sự khủng hoảng của nền kinh tế lớn nhất hành tinh không thể không tác động đến phần lớn các nền kinh tế còn lại trong hệ thống kinh tế toàn cầu.

    Trong các thập kỷ vừa qua, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có sự thích nghi đáng kể để kéo dài sự tồn tại và phát triển của mình, nhà nước tư bản chủ nghĩa đã có những chính sách, những giải pháp để hạn chế mặt tiêu cực của thị trường. Tuy nhiên, sự can thiệp của nhà nước vào thị trường nói chung bao gồm cả thị trường chứng khoán cũng chỉ là giảm bớt độ sâu biên độ của chu kỳ khủng hoảng chứ không thể khắc phục hoàn toàn tính chu kỳ của nó. Chúng ta cũng cần nhớ rằng C.Mác, trong khi đánh giá rất cao vai trò nhân tố chủ quan vai trò của con người ?ocon người không chỉ nhận thức thế giới mà còn cải tạo thế giới?, cũng cho rằng con người có điều không thể làm được, đó là: xoá đi một quy luật này hay tạo ra một quy luật khác. Con người dù có thiên tài đến đâu cũng chỉ có thể vận dụng quy luật bằng cách tác động vào những yếu tố, điều kiện, môi trường mà quy luật đang vận động theo hướng có lợi cho mình. Điều này rất quan trọng khi xem xét nguyên nhân và tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng thị trường chứng khoán hiện nay của các nước và cả ở nước ta, trong đó có giải pháp cắt giảm lãi suất ngân hàng và bơm tiền vào lưu thông đang được thực hiện ở Mỹ và một số nước.

    Thứ hai, chưa nhận thức hết tính ?oảo? của thị trường chứng khoán - mặt trái của ?otư bản giả? nên trong quản lý thị trường đã để cho thị trường chứng khoán vận động đến mức giá cả tách rời quá xa giá trị thực tế của nó, vượt ra ngoài vòng kiểm soát vĩ mô của nhà nước. Chúng ta biết rằng đặc trưng của thị trường ?oảo? khác với các loại thị trường khác là rất nhạy cảm với thị hiếu và tâm lý, tức là những yếu tố phi kinh tế do số lượng ?otư bản giả? trên thị trường đã vượt xa số lượng tiền thật mà nó làm đại biểu. Tình trạng bán tháo cổ phiếu, xếp hàng dài để rút tiền ra khỏi quỹ tín dụng địa ốc ở Mỹ vừa qua là một minh chứng.

    Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu thị trường chứng khoán đã nêu 3 nguyên nhân chính tác động khiến thị trường có kết quả như hiện nay: sự đánh giá lại thị trường; sự biến động kinh tế chính trị xã hội trong nước, quốc tế; yếu tố tâm lý và một loạt yếu tố biến động của nền kinh tế có phần gây bất lợi thêm cho thị trường chứng khoán. Đó là lạm phát cao, lại vào dịp gần Tết nên thị trường không còn hào hứng, giá vàng và bất động sản tăng đã hấp dẫn hơn chứng khoán; đã thế, Quy định 03 còn khống chế cầm cố, thuế thu nhập cá nhân đang dự kiến thu đến 20% lãi giao dịch. Đó là những tác nhân khiến nhà đầu tư nản lòng. Tin đồn là một hoạt động vô thức nhưng lây lan rất mạnh. Trong khi đó tính minh bạch của thị trường lại chưa cao, có tín hiệu cho thấy nhiều công ty chứng khoán làm ăn không đảm bảo; nhiều công ty chứng khóan và doanh nghiệp niêm yết cùng cá nhân thành viên Hội đồng quản trị bị phạt vì vi phạm quy định, giao dịch không thông báo.Những lý do trên khiến cho thị trường đó như con ngựa bất kham, trong khi chúng ta lại chưa có kỵ sĩ giỏi.

    Email: baodientu@tccs.org.vn

Chia sẻ trang này