Thành viên HD tư vấn tiền tệ phát tín hiệu giảm lãi suất cơ bản

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi mekongriver, 09/09/2008.

6913 người đang online, trong đó có 1221 thành viên. 15:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 376 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. mekongriver

    mekongriver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Thành viên HD tư vấn tiền tệ phát tín hiệu giảm lãi suất cơ bản

    (Theo Thời báo ngân hàng)TS. Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện kinh tế TP. Hồ Chí Minh, thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính tiền tệ Quốc gia, trao đổi về chính sách tiền tệ Việt Nam.

    Kể từ ngày 1/9, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản bằng VND (14%/năm), đồng thời nâng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc (DTBB) lên gấp 3 lần từ 1,2%/năm lên 3,6%/năm. Theo ông, với động thái này, nền kinh tế Việt Nam tới đây sẽ diễn biến thế nào?

    TS. Trần Du Lịch: Cả hai quyết định nói trên của NHNN vào thời điểm này, tôi cho là phù hợp. Việc NHNN tăng lãi suất DTBB để hỗ trợ ngân hàng thương mại (NHTM) giảm chi phí. Có thể xem đây là động thái của NHNN nhằm "bắn tín hiệu" cho các NHTM giảm lãi suất cho vay trong những tháng cuối năm. Nếu tình hình lãi suất thị trường diễn biến theo hướng đó, thì nền kinh tế sẽ thu lợi nhiều hơn.

    Ông có bình luận gì về điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong thời gian gần đây?

    TS. Trần Du Lịch: Tôi cho rằng, NHNN đang tuân thủ khá tốt chính sách tiền tệ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ (trong 8 nhóm giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô). Tức là thắt chặt tiền tệ nhưng có sự linh hoạt.

    Các chỉ số như huy động vốn, dư nợ tín dụng, cung tiền, xu hướng giảm lãi suất cho vay, mức cung ứng vốn cho nền kinh tế? đều diễn ra như đã dự kiến. Đặc biệt, sự ổn định tỷ giá hối đoái đã góp phần quan trọng vào mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ trong thời gian tới cần linh hoạt hơn nữa, nhất là đi dần theo hướng thị trường, giảm sự can thiệp của Nhà nước bằng các biện pháp hành chính nhằm mở rộng dư địa cho thị trường hoạt động.

    Dù mức tăng CPI của tháng 8 (1,56%) có cao hơn tháng 7 (1,13%) nhưng tốc độ tăng đang có xu hướng chậm lại. Một số ý kiến lạc quan cho rằng, giá đã trong tầm kiểm soát và đã đến lúc cắt giảm lãi suất cơ bản, chuyển từ chính sách tiền tệ "thắt chặt" sang "nới lỏng". Quan điểm của ông về vấn đề này?

    TS. Trần Du Lịch: Mặc dù tốc độ tăng chỉ số CPI có dấu hiệu giảm dần trong các tháng gần đây, nhưng chưa thể nói là chúng ta đã hoàn toàn có thể kiểm soát được tình hình lạm phát.

    Mặt khác, lãi suất tuỳ thuộc vào cung cầu của thị trường, mà mặt bằng lãi suất hiện nay vẫn đang còn ở mức xoay quanh 1,5 lần lãi suất cơ bản, nên đây chưa phải là thời điểm thích hợp để thay đổi chính sách tiền tệ từ "thắt chặt" sang "nới lỏng" nhằm tạo sức ép buộc các NHTM hạ lãi suất. Chỉ khi nào CPI xuống dưới 1%/tháng và dự báo chắc chắn xu hướng giảm dần thì lúc ấy mới nghĩ đến việc giảm lãi suất cơ bản.

    Theo ông, bao giờ thì lạm phát ở Việt Nam sẽ lên đến đỉnh? Ông hình dung như thế nào về kịch bản nền kinh tế Việt Nam từ nay đến cuối năm? Và bao giờ thì nền kinh tế nước ta sẽ được phục hồi?

    TS. Trần Du Lịch: Nếu tính theo tháng, thì lạm phát ở nước ta, theo tôi đã qua đỉnh và đang ở nhánh bên kia của Parabol. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ phục vụ cho mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô còn phải tiếp tục đến giữa năm 2009, chứ không phải chỉ đến cuối năm nay; nhưng trong giai đoạn này NHNN có thể xây dựng kịch bản linh hoạt hơn về lãi suất, mức tăng tín dụng và giảm tỷ lệ DTBB.

    Ông đã từng có bài phân tích khá sâu sắc về vấn đề kênh dẫn vốn cho thị trường vốn và thị trường bất động sản (BĐS), hiện thị trường BĐS đang giảm sâu 30 - 70% so với năm 2007, ông có thể dự báo gì?

    TS. Trần Du Lịch: Thị trường BĐS đang khởi đầu cho giai đoạn hồi phục. Tính thanh khoản đang có dấu hiệu cải thiện. Tuy nhiên, tính bất ổn của thị trường này vẫn chưa có gì thay đổi, khi mà nội dung và phương thức quản lý thị trường BĐS vẫn chưa có gì thay đổi.

    Còn thị trường chứng khoán (TTCK) thì sao, thưa ông? Sau một thời gian sụt giảm đến mức thê thảm, nay thị trường đã hồi phục và có xu hướng tăng mạnh, liệu đã đến lúc có thể cất lên "bài ca hi vọng"?

    TS. Trần Du Lịch: Nếu TTCK lại quay đầu tăng liên tục như đã từng xảy ra, thì chính là tín hiệu đáng lo chứ không phải đáng mừng. Từ thời điểm TTCK tuột dốc đến nay, chưa có loại chứng khoán IPO (cổ phiếu phát hành lần đầu ra công chúng) nào trên thị trường, nên chưa thể nói gì về quan hệ cung - cầu thực của thị trường.

    Các dấu hiệu kinh tế vĩ mô tác động tích cực đến TTCK còn khá yếu, nên dường như các nhà đầu tư còn rất dè dặt, hoạt động theo kiểu ?oqua sông dò đá?. Tình hình này còn diễn ra đến cuối năm.

    Chỉ tính riêng 8 tháng đầu năm, luồng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cấp mới và tăng thêm đổ vào Việt Nam đã lên tới hơn 47 tỷ USD, con số khá lớn so với cả năm ngoái, với ông, liệu đây có phải là con số đáng mừng?

    TS. Trần Du Lịch: Đáng mừng ở 2 khía cạnh: sự tin tưởng của nhà đầu tư nước ngoài vào nền kinh tế Việt Nam và nền kinh tế nước ta đang có tác nhân quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, con số trên chỉ là số vốn cam kết mà thôi, còn khả năng hấp thụ của nền kinh tế được bao nhiêu mới là điều đáng nói. Tôi chưa lạc quan lắm về khả năng hấp thụ có hiệu quả FDI của nền kinh tế nước ta, vì còn có quá nhiều lực cản cần phải có thời gian tháo gỡ.


    CPI tháng 9 dưới 1% do dự báo của GSO.
  2. VTHiep

    VTHiep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Giá dầu hiện đang chạm ngưỡng 101 rồi, theo dự đoán đêm nay sẽ về 100.

    Giá cập nhật vào hồi 19:43 đây
    [​IMG]

    Còn vàng thì mới cập nhật lúc 20:41, còn 777.
    Bằng chứng đây:
    [​IMG]
  3. mekongriver

    mekongriver Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Đã được thích:
    0
    VTV,1 7 giờ sáng 10/9, giá dầu còn 99$, CPI tháng 9 dưới 1% ==> 99,99% sẽ giảm lãi suất cơ bản 1% trong tháng 9

Chia sẻ trang này