Tháo gỡ khó khăn khi giải ngân vốn đầu tư công tăng tốc "về đích"

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi fpts.com, 02/01/2025 lúc 10:48.

2886 người đang online, trong đó có 141 thành viên. 00:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1099 lượt đọc và 10 bài trả lời
  1. fpts.com

    fpts.com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    4.329
    (HQ Online) - Để đạt mục tiêu 95% kế hoạch giải ngân vốn đầu tư công Thủ tướng Chính phủ giao, trong 1 tháng nữa, các bộ, ngành và địa phương cần quyết liệt hơn trong thực hiện các giải pháp đã đề ra.
    Giải ngân vốn đầu tư công nguồn vốn nước ngoài đạt thấpTăng tốc thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư côngTháo gỡ khó khăn mang tính "điểm nghẽn" của giải ngân đầu tư công
    [​IMG]
    Đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng là động lực cho kinh tế phát triển. Ảnh: H.Dịu
    Ước giải ngân 12 tháng trên 70% kế hoạch

    Báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, giải ngân vốn ngân sách nhà nước (NSNN) kế hoạch các năm trước kéo dài sang năm 2024 từ đầu năm đến ngày 31/12/2024 là hơn 38.605 tỷ đồng, đạt 67,38% kế hoạch; ước giải ngân vốn kế hoạch năm 2024 là hơn 529.632 tỷ đồng, đạt 70,24% kế hoạch, đạt 77,55% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ năm 2023 đạt 73,5% kế hoạch và đạt 81,87% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).

    Kết quả trong 12 tháng của năm 2024, có 16/46 bộ, cơ quan trung ương và 37 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân so với tổng kế hoạch đạt trên mức bình quân chung của cả nước.

    Trong đó, một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân tốt như Đài truyền hình Việt Nam (100%), ngân hàng Chính sách xã hội (100%), Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật (98,22%), Văn phòng Trung ương Đảng (93,65%), Đài tiếng nói Việt Nam (88,34%), ngân hàng Nhà nước (84,83%), Bộ Giao thông vận tải (83,3%), Bộ ******* (81,88%); Bắc Kạn (91,32%), Bình Định (91,19%), Nghệ An (90,59%), Vĩnh Phúc (90,54%), Hòa Bình (89,47%), Hà Nam (89,25%).

    Tuy nhiên, vẫn có tới 30 bộ, cơ quan trung ương và 26 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước. Đặc biệt, báo cáo của Bộ Tài chính cho biết, việc địa phương có kế hoạch lớn như TPHCM (được giao 79.263,78 tỷ đồng, chiếm 11,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao cả nước) nhưng chỉ mới giải ngân 51,08% đã ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước.

    Với kết quả ước giải ngân nêu trên, báo cáo của Bộ Tài chính cho rằng, giải ngân vốn ngân sách trung ương đạt tỷ lệ cao hơn cùng kỳ năm 2023, trong khi đó, vốn ngân sách địa phương giải ngân còn thấp.

    Liên quan đến nguyên nhân khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án, báo cáo của Bộ Tài chính cho rằng, hiện nay, Chính phủ đã trình Quốc hội ban hành một số luật để tạo cơ chế thông thoáng trong quản lý dự án đầu tư công. Tuy nhiên, các luật này có hiệu lực từ năm 2025 nên các vướng mắc trong giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 vẫn chưa được giải quyết triệt để.

    Ngoài ra, thực tế hiện nay vẫn còn một số khó khăn ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân các dự án chưa được giải quyết dứt điểm như: vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch sử dụng đất và nguồn cung ứng nguyên vật liệu; khâu hoàn thiện thủ tục đầu tư, quy trình giải ngân của các dự án ODA....

    Riêng đối với vốn ngân sách địa phương, các khó khăn liên quan đến nguồn thu sử dụng đất do chưa đảm bảo so với dự toán được cấp thẩm quyền giao, dẫn đến chậm phân bổ nguồn thu sử dụng đất, ảnh hưởng việc triển khai thực hiện và giải ngân các dự án sử dụng nguồn vốn này.

    Cụ thể, tính đến ngày 19/12/2024, số tiền thu sử dụng đất của 63 địa phương chỉ đạt 91,13% so với dự toán được giao (206.256,6 tỷ đồng/226.333,2 tỷ đồng). Trong đó, còn 24 địa phương có tỷ lệ thu tiền sử dụng đất dưới 70%, trong đó có 11 địa phương, có tỷ lệ thu dưới 50% so với dự toán.

    Đối với địa phương có kế hoạch vốn năm 2024 lớn nhưng giải ngân còn thấp như TPHCM, bên cạnh vướng mắc chung về cơ chế, chính sách, thủ tục bồi thường giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch thì sự chậm trễ chủ yếu do gặp khó khăn trong việc phối hợp với các nhà tài trợ nước ngoài.

    Cùng với đó là một số nội dung liên quan đến thẩm quyền giải quyết của các bộ, ngành trung ương đang phối hợp tháo gỡ. Dự án Đường sắt đô thị số 1 tuyến Bến Thành - Suối Tiên đang hoàn thiện thủ tục để giải ngân nên cũng chưa thể đóng góp vào kết quả giải ngân chung của TPHCM.

    Tăng tốc "chặng nước rút"

    Để thực hiện mục tiêu giải ngân tối thiểu 95% kế hoạch được giao theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ, Bộ Tài chính kiến nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công theo chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời phải rút kinh nghiệm trong công tác tổ chức triển khai.

    Đặc biệt, đối với các dự án có quy mô lớn, yêu cầu kỹ thuật phức tạp, trải dài trên nhiều địa phương, thời gian thi công gấp rút, điều kiện địa hình, thời tiết khó khăn, thiếu thốn nguyên vật liệu... thì phải phải tăng cường kiểm tra, giám sát, phân công rõ trách nhiệm, phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành đảm bảo khoa học, hiệu quả công việc...

    Thực hiện theo các chỉ đạo của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đều đang tăng tốc "chặng nước rút", đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, hướng tới mục tiêu đạt 95% kế hoạch vốn được giao.

    Mới đây, UBND TP Hà Nội đã yêu cầu các đơn vị, địa phương đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024. Thành phố cũng yêu cầu từng dự án xây dựng kế hoạch triển khai, giải ngân theo từng tuần để kịp thời đôn đốc nhà thầu, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện dự án...

    Bộ Giao thông vận tải - đơn vị có vốn đầu tư lớn cũng đã yêu cầu các chủ đầu tư tập trung đẩy nhanh tiến độ hạng mục bổ sung cũng như hoàn thiện thủ tục hoàn công, thanh quyết toán dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn năm 2024... Với dự án cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2021-2025 và một số tuyến cao tốc trục ngang đang thi công, Bộ Giao thông vận tải tiếp tục phối hợp với địa phương xử lý dứt điểm những vướng mắc.

    Phát biểu tại hội nghị tổng kết nhiệm vụ công tác năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025 của Vụ Đầu tư (Bộ Tài chính) mới đây, Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng đã cho biết, đẩy nhanh giải ngân vốn sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng, tạo việc làm cho nền kinh tế nên các đơn vị cần có các giải pháp để triển khai nhiệm vụ ngay từ đầu năm mới.
    CaptAdam thích bài này.
  2. Cuti_nghienchung

    Cuti_nghienchung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2016
    Đã được thích:
    4.067
    NHÂN TỐ MỚI- ĐỊNH HƯỚNG MỚI- KỶ NGUYÊN MỚI
    fpts.com thích bài này.
  3. CK_123

    CK_123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2023
    Đã được thích:
    1.046
    Chỉ tin vào khẩu hiệu phần nào thôi
    Đặt hết niềm tin vào khẩu hiệu sẽ có ngày nhận trái đắng
    fpts.com thích bài này.
  4. fpts.com

    fpts.com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    4.329
    vươn mình
    --- Gộp bài viết, 02/01/2025 lúc 11:01, Bài cũ: 02/01/2025 lúc 11:00 ---
    thực tế tiền giải ngân mà Bác, đặc biệt luật đầu tư công áp dụng từ 1/1/2025 sẽ tháo gỡ điểm nghẽn
    --- Gộp bài viết, 02/01/2025 lúc 11:03 ---
    phải theo chính sách Bác à
  5. CK_123

    CK_123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2023
    Đã được thích:
    1.046
    Ý kiến cá nhân tôi. Thì tôi chỉ tin phần nào đó thôi chứ ko phải là ko tin...nhưng tôi ko tin tuyệt đối.
    Bác ở VN thì quá nhiều khẩu hiệu để Bác kiểm chứng
  6. Hypatia

    Hypatia Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2018
    Đã được thích:
    5.337
    Còn gần 18% phải giải ngân trong 25 ngày nữa?:(( Năm nay khó mà đạt tỷ lệ như năm 2023.... :(( Năm 2025 càng khó hơn nữa, vì số tuyệt đối của năm 2025 cực lớn (bằng Kế hoạch trung hạn 2021-2025 trừ đi 4 năm vừa rồi) :((
    fpts.com thích bài này.
  7. fpts.com

    fpts.com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    4.329
    gỡ vướng luật đầu tư công rôi Bác
    --- Gộp bài viết, 02/01/2025 lúc 11:42, Bài cũ: 02/01/2025 lúc 11:41 ---
    chứng khoán là môn tổng hợp, nhiều biến số mà Bác, trong đó phải kết hợp nhiều thứ để đưa ra quyết định, cá nhân em thấy cổ phiếu đầu tư công đang rẻ hơn ngành khác
    --- Gộp bài viết, 02/01/2025 lúc 11:43 ---
    hơn nữa, đang có dòng tiền lớn vào Bác ah, nên có thể nó đi ngược như phiên hôm nay
  8. Tsuy

    Tsuy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2020
    Đã được thích:
    293
    Nói chung không chơi khẩu hiệu mồm trên báo đài, cứ ra kết quả đi rồi tính, sẵn sàng mua cao hơn 30-40% nhưng phải có cơ sở ;)
    fpts.com thích bài này.
  9. fpts.com

    fpts.com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    4.329
    Nhất trí...
  10. fpts.com

    fpts.com Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    4.329
    Chuyên gia lựa chọn danh mục đầu tư mẫu cho năm 2025 với 8 cổ phiếu hot
    Nhật Hà • 02/01/2025 10:30
    Các chủ đề đầu tư chính được KBSV lựa chọn cho năm 2025 bao gồm: nâng hạng thị trường, làn sóng đầu tư công nghệ, đầu tư công, thu hút vốn FDI và tăng trưởng xuất khẩu.

    Hòa Phát (HPG) sắp chạy thử phân kỳ I siêu dự án 85.000 tỷ đồng vào đầu năm 2025

    Coteccons (CTD) cập nhật tiến độ siêu dự án 35.000 tỷ đồng tại Hà Nam

    Trong báo cáo “Triển vọng TTCK 2025 - Hành trình khởi sắc”, Chứng khoán KB Việt Nam (KBSV) nhận định, bối cảnh vĩ mô năm 2025 tiềm ẩn nhiều bất định khi bắt đầu nhiệm kỳ mới của Donald Trump, có thể đi kèm với nhiều xáo trộn về dòng chảy thương mại, môi trường lãi suất và tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Dù vậy, nhóm phân tích cho rằng năm 2025 nhiều khả năng sẽ là 1 năm ổn định về vĩ mô đối với Việt Nam ở góc độ tỷ giá (USD/VND tăng 1-2%), và lãi suất (mặt bằng lãi suất huy động tăng nhẹ 0,3%-0,5% ở nhóm ngân hàng quốc doanh). Kết hợp với mức tăng trưởng lợi nhuận ổn định của các doanh nghiệp niêm yết nhờ nền kinh tế tăng trưởng cao, TTCK Việt Nam được kỳ vọng sẽ có 1 năm khởi sắc.

    Theo nhóm phân tích, rủi ro và xu hướng biến động giằng co được dự báo sẽ còn duy trì trong quý đầu năm, đặc biệt khi thị trường có các phản ứng tiêu cực với tác động thực tế từ các chính sách mới của ông Trump được thể hiện qua đà tăng của chỉ số DXY và lợi suất Trái phiếu Chính phủ Mỹ. Mặc dù vậy, bất kỳ nhịp điều chỉnh đáng kể nào trong giai đoạn này sẽ là cơ hội để nhà đầu tư tích lũy cổ phiếu cơ bản tốt ở vùng giá thấp.

    KBSV dự báo vùng điểm hợp lý của chỉ số VN-Index thời điểm cuối năm 2025 ở mức 1.460 điểm, tương ứng với mức tăng 16,7% của EPS bình quân các doanh nghiệp niêm yết trên sàn HSX, vùng P/E mục tiêu là 14,6 lần (theo cách tính P/E của Bloomberg), tương đương mức ở thời điểm cuối 2024 và thấp hơn mức bình quân 10 năm ở 16,6.

    [​IMG]
    Nguồn: KBSV
    Các chủ đề đầu tư chính được KBSV lựa chọn cho năm 2025 bao gồm: nâng hạng thị trường, làn sóng đầu tư công nghệ, đầu tư công, thu hút vốn FDI và tăng trưởng xuất khẩu.

    Từ góc độ triển vọng ngành, trong năm 2025, nhóm phân tích đánh giá tích cực đối với triển vọng các ngành Ngân hàng, Chứng khoán, Bất động sản, Bất động sản Khu công nghiệp, Dầu khí, Bán lẻ, Cảng biển, Hàng không, Xây dựng, Điện, Công nghệ và Dệt may. Qua đó, KBSV chỉ ra danh mục đầu tư mẫu gồm 8 cổ phiếu sau: VCB, FPT, HPG, CTD, ACB, KBC, HCMKDH.


    >> Hòa Phát (HPG) ước nộp ngân sách khoảng 13.000 tỷ đồng trong năm 2024


    Bài thuộc chủ đề MUA GÌ HÔM NAY?
    Theo Kiến thức Đầu tư

Chia sẻ trang này