Thật may mắn cho chúng ta là CP vẫn chưa mở ROOM cho NN.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi OhYess, 22/04/2007.

4705 người đang online, trong đó có 385 thành viên. 11:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1261 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. OhYess

    OhYess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Thật may mắn cho chúng ta là CP vẫn chưa mở ROOM cho NN.

    Nhận định của bạn khoaitay1 rất đáng suy nghĩ và cũng là điều lo lắng của không ít người hiện nay.
    http://www9.ttvnol.com/forum/f_319/909624.ttvn
    Tôi thấy các bạn trong lúc hào hứng thường ví cơn sốt CPH doanh nghiệp nhà nước hiện nay với với Nga những năm 90.Nhưng các bạn quên mất rằng giai đoạn đấy Nga đang khủng hoảng KT-CT trầm trọng.Đối với người dân Nga lúc đó mối bận tâm duy nhất của họ là làm thế nào để có đủ tiền sinh hoạt hàng ngày.Trong bối cảnh đó mới làm xuất hiện những Khodokovsky,Abmarovich...ngày nay.
    Còn VN hiện nay thì sao?Người người nhà nhà đua nhau mua ck bất chấp giá cả.Và vì vậy trở thành Abmarovich Vn là điều không tưởng.Hơn ai hết các NĐT NN hiểu rất rõ điều này.
    Quay trở lại nhận định của bạn khoaitay1.Trong trường hợp xấu nhất các NĐT NN có thể khiến TTTC vn rối loạn như Nga những năm 90 bằng cách tấn công đồng nội tệ của ta.Sau đó mới nhảy vào chiếm lĩnh thị trường.
    Tại sao dến giờ họ vẫn chưa làm vậy?Thật may mắn là ở thời điểm hiện tại họ làm vậy cũng chẳng có lợi gì.Bởi vẫn còn vướng rào cản về tỷ lệ sở hữu(room) trong các DN vn.
    Vì vậy có thể tạm kết luận rằng chúng ta vẫn còn an toàn ít nhất là đến khi có quyết định mở room từ phía cp.Thân ái.
  2. OhYess

    OhYess Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Ngân hàng nhà nước đã chính thức phát tín hiệu cảnh báo cho chính phủ roài các bác ơi :

    http://vietnamnet.vn/kinhte/2007/05/691348/
    ----------------------------------------------------------------------------
    Vốn gián tiếp vào TTCK mới đạt 1 tỷ USD
    Lần đầu tiên đại diện Ngân hàng Nhà nước đã cung cấp con số vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường chứng khoán Việt Nam. Con số này đến nay mới chỉ khoảng 1 tỷ USD.
    Thông tin này được Tiến sỹ Nguyễn Đại Lai - Vụ phó Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại hội thảo về Tự do hóa tài chính mới được tổ chức tại Hà Nội. Ông Lai cũng nhận định, đầu tư gián tiếp đang trở thành một làn sóng. Được chính thức khởi động từ khoản vay 750 triệu USD bằng trái phiếu Chính phủ trên thị trường quốc tế, dòng vốn này đã và đang liên tục gia tăng.
    Hiện nay, Việt Nam đã cho phép các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vốn gián tiếp vào trái phiếu, cổ phiếu các DN Việt Nam theo tỷ lệ hạn chế nhất định. Cụ thể là tối đa 49% vào DN niêm yết và 30% vào DN chưa niêm yết. Trong quyết định mới nhất về việc nâng mức trần lên 30% đối với vốn nước ngoài trong các ngân hàng mua cổ phần ngân hàng thương mại Việt Nam đã tạo điều kiện cho dòng vốn gián tiếp chảy mạnh hơn vào Việt Nam. Bên cạnh đó, lộ trình nới lỏng các hạn chế về quy mô và lĩnh vực hoạt động của các định chế tài chính - ngân hàng theo cam kết WTO cũng tác động làm cho dòng vốn chuyển dịch mạnh mẽ hơn.

    Việc góp vốn mua cổ phần được cho là đã mở khá "thoáng" và Ngân hàng Nhà nước quản lý thông qua tài khoản vốn đầu tư gián tiếp bằng đồng Việt Nam. Tuy nhiên, hiện nay, các hạn chế về chuyển vốn chưa được áp dụng cũng khiến cho không ít người lo ngại khi luồng vốn gián tiếp có sự đảo chiều.

    Theo tính toán của bà Nguyễn Thị Nhung - Vụ Quản lý Ngoại hối - Ngân hàng Nhà nước, với quy mô đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài ở mức 4 - 5 tỷ USD, chỉ số chứng khoán 1.000 - 1.100 thì khi có hiện tượng đảo chiều của luồng vốn gián tiếp sẽ gây ra không ít khó khăn cho Ngân hàng Nhà nước vì quy mô dự trữ của Việt Nam hiện còn khiêm tốn, chỉ khoảng 12 tuần nhập khẩu.

    Vì vậy, bà Nhung cho rằng, việc quản lý vốn gián tiếp cần được hoàn thiện theo hướng kiểm soát có chọn lọc, vừa tuân thủ nguyên tắc thị trường nhưng vẫn đảm bảo các mục tiêu quản lý, phòng chống sự đào thoát vốn ra nước ngoài và các nguy cơ tiềm ẩn phát sinh từ đầu tư vốn gián tiếp.
  3. khoaitay1

    khoaitay1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này