Thế chiến w3 sự sụp đổ hệ thống tài chính toàn cầu

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi muaxuan60, 17/10/2024 lúc 18:17.

5168 người đang online, trong đó có 489 thành viên. 20:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 25 người đang xem box này (Thành viên: 2, Khách: 23):
Chủ đề này đã có 201 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. muaxuan60 Thành viên rất tích cực

    BRICS+
    Trước thềm Hội nghị thượng đỉnh ở Kazan ngày 22-24/10/2024.

    1.
    BRICS là từ viết tắt Brazil, Russia, India, China, South Africa. Từ năm 2006 BRICS mới có các cuộc họp thường kỳ chỉ ở cấp bộ trưởng, sau này mới cấp nguyên thủ.
    Năm 2023 năm ông BRICS bắt tay nhau thống nhất mời Argentina, Iran, Arab Saudi, Ai Cập, Ethiopia và UAE. Mỗi Argentina từ chối lời mời. BRICS thành BRIC+.
    BRICS+ hiện chiếm hơn 45% dân số thế giới, gần 28% GDP toàn cầu theo nominal và 35% GDP toàn cầu theo sức mua tương đương - PPP, trong khi các nước G7 chiếm tương ứng là 43% và 30%(Nguồn: Statista, BBC,CFR..org).
    30/01/2024, Henley & Partners, cùng với nhóm phân tích New World Wealth, đã phát hành “Báo cáo Tài sản BRICS+”. Theo báo cáo, tổng tài sản của BRICS+ là 45 nghìn tỷ USD và số lượng triệu phú trong BRICS+ sẽ tăng 85% trong 10 năm tới.
    Manh nha xuất hiện một cộng đồng chính trị hoàn toàn không chính thức, tự thân, không hạt nhân, không thủ lĩnh, bằng vai phải lứa.
    BRICS trở thành “cái gì đó” có vẻ như chính thức. “Cái gì đó” là gì chả thấy ai nói rõ cả.
    2.
    Hãy xét thử xem BRICS+ là cái gì trên thực tế?
    BRICS ban đầu chỉ là gom một nhóm các quốc gia được Jim O'Neill, kinh tế trưởng của Goldman Sachs, đặt năm 2001 trong báo cáo “Xây dựng những viên gạch (BRICS) kinh tế toàn cầu tốt hơn” nhằm marketing để bán các thị trường lớn đang phát triển này cho các nhà đầu tư: nhóm quốc gia này sẽ là động lực tăng trưởng toàn cầu trong các thập kỷ tới.
    BRICS không gắn kết bởi Sứ mệnh chung, Lý tưởng chung, Tầm nhìn chung nào. Cũng không Tuyên ngôn thành lập hay Mô hình tổ chức chính thức nào. Một cấu trúc không chính thức. Một kiểu góp gạo thổi cơm chung.
    Nhìn vào BRICS+ thấy họ mâu thuẫn, rời rạc, lỏng lẻo, thiếu niềm tin, dễ chia rẽ, khó thành liên minh vững. Vì vậy tôi không hiểu vì sao BRICS+ lại được sự quan tâm nhiều từ cả người trong lẫn ngoài cuộc. Họ nhìn nhận BRICS+ như một nhóm các thế lực đang manh nha tìm cho mình chỗ đứng hoàn toàn mới trong một trật tự thế giới mới như đang hình thành.

    a. Vậy cái gì thu hút gắn kết BRICS+? Từ việc lắp ghép chữ cái hay hay cho dễ nhớ phục vụ bán hàng thành một cộng đồng có vẻ rất nghiêm túc… Có lẽ bởi 6 điểm chung sau:
    - Các thành viên BRICS+ là các quốc gia có nền tảng tương đồng về quy mô, đồng cơ về thế lực, đang ở giai đoạn tăng trưởng mạnh. Đây là nguyên nhân để Jim O'Neill ghép họ lại với nhau. Do vậy họ có các nhận thức về mình, đánh giá về thế giới và gặp các vấn đề giống nhau.
    - Nhận thức chung quan trọng nhất của các thành viên BRICS: họ tự định dạng mình là một nhóm các quốc gia có chủ quyền đầy đủ, có một nền độc lập toàn vẹn, bao gồm cả độc lập về chính trị lẫn tiềm lực kinh tế để duy trì sự độc lập ấy. R,I,C đã có vũ khí hạt nhân, S đã tiến rất gần đến có nhưng cuối cùng đã dừng. Không có nhiều nước như vậy trên thế giới.
    - Chia sẻ chung quan trọng nhất của BRICS+ là một số đánh giá những gì đang xảy ra trên thế giới. Họ không hoàn toàn đồng ý với các quan điểm rằng: Trật tự thế giới hiện nay là bền vững, hợp quy luật và cần duy trì; Thế giới đang được vận hành ổn thoả và những gì không ổn chỉ là ngoại lệ; Mỹ Trùm của Trùm và các ông Trùm đang bảo kê trật tự ấy một cách đúng đắn.
    - Vấn đề chung bao trùm BRICS là đánh giá rằng họ không được đối xử xứng đáng với vị thế của mình. Nên nhớ ngoài R và C, 3 nước BIS đã nhiều lần đề xuất dành cho họ ghế tại TT HĐBA LHQ trong mấy thập kỷ qua nhưng đều bị từ chối thẳng thừng. Nga - quốc gia tiếp nối Liên Xô - tiếp nối luôn cả tâm thế thua cuộc trong chiến tranh Lạnh, bị làm nhục những năm 90s và ngay cả trong những lúc mặn nồng nhất với châu Âu luôn bị coi thường kiểu “gã nhà quê”. Trung Quốc sau thời gian bị xâu xé trước 1949, nghèo đói sau Cách mạng Văn hoá, nhẫn nhịn tích cốc chờ thời… bắt đầu vươn lên cạnh tranh với Mỹ nhưng vẫn cô độc kiểu trọc phú đang tìm đồng minh. BRICS cho rằng họ xứng đáng được có nhiều quyền hơn, được tôn trọng hơn và được chia nhiều hơn trong miếng bánh lợi ích toàn cầu.
    - BRICS, vì vậy, chung tham vọng thiết lập chủ quyền thực sự để quyết định số phận mình chứ không phải chấp nhận bị ngồi mâm dưới, bị áp đặt mô hình phát triển hay bị chạy theo ý chí chính trị của ai đó… kể cả đó là Mỹ và phương Tây những nền kinh tế phát triển hiệu quả nhất trên thực tế. Tham vọng chung trước mắt của BRICS+ có lẽ là mong muốn xây dựng một cái gì đó “không có Mỹ và đồng minh” hay “khác với Mỹ và phương Tây” bên cạnh chứ không phá huỷ những gì đang hiện hữu… một sân chơi riêng của mình.
    - Vì thế BRICS có chung ý đồ cùng nhau tạo dựng một nền tảng bình đẳng về tiếng nói: không áp đặt mô hình phát triển, chấp nhận sự khác biệt về cả Kinh tế, Văn hoá lẫn Chính trị, tôn trọng lợi ích quốc gia (theo cách hiểu của giới lãnh đạo) mỗi thành viên có mâu thuẫn lợi ích và sẽ luôn bảo vệ lợi ích riêng của mình. Và trên nền tảng đó cùng nhau xác lập và bảo vệ các giá trị cốt lõi chung.

    b. Mô hình tổ chức BRICS+: gọi sao cho phù hợp?
    BRICS+ là một cấu trúc không chính thức, vì thế, BRICS+ chắc không thể xây dựng cho mình các tiêu chí, lớp lang hay định hình bền vững nào. Khó có thể có các văn bản mang tính ràng buộc kiểu Điều lệ hay Hiến chương. BRICS+ càng không thể tổ chức kiểu Liên Hợp Quốc. BRICS+ sẽ không có cơ quan tập trung quyền lực nào kiểu Thường trực Hội đồng Bảo An.
    BRICS+ có lẽ chỉ nên như một loại câu lạc bộ nhằm thảo luận, tìm kiếm và hình thành những nhận thức cốt lõi chung.
    Do vậy mô hình có thể được BRICS xem xét lúc này là một “cái gì đó” mới mẻ kiểu “cộng đồng” hay “liên minh” hay “câu lạc bộ” các quốc gia thế lực tương đồng và cùng nhau tìm kiếm để có một số nhận thức chung, xây nền tảng chung, hiện thực hoá tham vọng chung.
    Câu hỏi hiển nhiên: Vô định hình bằng vai phải lứa… BRICS có bền?
    Có lẽ chính sự không định hình về tổ chức, không có các ràng buộc cứng, các thành viên ngang cơ, cùng có tính độc lập tự chủ trong quyết định, chung khát vọng có chỗ đứng xứng tầm trong trật tự thế giới, bình đẳng trong tìm kiếm các giá trị, lợi ích chung… lại có thể giúp BRICS+ ổn định, bền vững và phát triển. Việc biến thành tổ chức chặt chẽ có khi làm tan rã hay làm yếu BRICS.
    Sự ổn định ở chính sự không định hình cứng nên linh hoạt, bình đẳng tương đối không tập trung quyền lực và tôn trọng lợi ích khác nhau của các quốc gia thành viên. Kiểu như mô hình phi tập trung của mạng Web3, Blockchain, Sổ cái phân tán. Mạng ấy không thể sập vì không có máy chủ tập trung… trừ phi mạng internet chết.

    c. BRICS bằng cách nào có thể trở thành thế lực?
    Rõ ràng các nước BRICS ngồi với nhau không để cho vui. Họ muốn phát triển thành một thế lực. Thế lực đến đâu thì nhìn quy mô nhóm, cơ chế ra quyết định và thực thi quyết định.
    Với cách tổ chức trên BRICS+ khó có thể dùng áp lực cứng ép buộc ai làm điều gì. Tuy nhiên một cộng đồng quy mô đủ lớn, chung hệ giá trị, quan điểm, chuẩn mực và có thể ra quyết định cho hành động chung nào đó, dù chỉ là thái độ, chắc chắn sẽ là một thế lực… thế lực mềm.
    - Cơ chế ra quyết định:
    Với mô hình trên trong BRICS+ cơ chế ra quyết định chỉ có thể là đồng thuận. Điều này không đơn giản khi thành viên BRICS+ là các quốc gia có các nền văn hóa khác nhau, lợi ích quốc gia khác nhau đôi khi đối kháng, trình độ phát triển khác nhau. Việc tìm được sự đồng thuận là điều vô cùng khó khăn.
    - Mọi tổ chức đều có tham vọng mở rộng để lớn hơn và mạnh hơn. BRICS đang và chắc sẽ mở rộng.
    Nhưng lớn chưa chắc đã mạnh, đặc biệt là với tổ chức quyết định bằng đồng thuận. Bởi quá trình tìm đồng thuận sẽ khó khăn nhiều lần hơn khi số thành viên mở rộng. Việc có năm hoặc thậm chí mười quốc gia khác nhau là một chuyện, và việc có 30-50 quốc gia với các thể chế chính trị, văn hoá, kinh tế, lợi ích, rành buộc với bên ngoài, lịch sử phát triển… khác nhau lại là một chuyện khác. Do vậy để BRICS thực sự thành một thế lực mạnh tiêu chí kết nạp thành viên là vô cùng quan trọng để hài hoà các yếu tố mở rộng và đạt đồng thuận.
    Thách thức này vô cùng lớn. EU là bài học nhãn tiền khi chạy theo lượng mà quên đi chất khác biệt.
    - Cơ chế thực thi quyết định của BRICS: sẽ chỉ có thể là tự nguyện do quyết định bởi đồng thuận… nếu nguyên tắc đồng thuận được tôn trọng và không có các chiêu trò qua mặt hay sau lưng.

    3.
    BRICS chắc chắn nhận thức được các vấn đề nêu trên.
    Dự báo rằng Hội nghị thượng đỉnh BRICS+ sắp tới ở Kazan sẽ bắt đầu xem xét thảo luận các vấn đề dưới đây, nay đã trở thành bức thiết, nhằm định dạng “cái gì đó” là cái gì một cách rõ ràng hơn.
    a. Kết nạp các thành viên mới theo cơ chế nào?
    Dự báo tiêu chí quan trọng nhất sẽ là: không có nghĩa vụ đối với Mỹ và đồng minh, bởi điều này hạn chế quyền tự do hành động là yếu tố tiên quyết của chủ quyền đầy đủ, độc lập toàn vẹn trong bối cảnh hôm nay.
    Các nước BRICS+ hiện có quan hệ rất khác nhau với Mỹ và đồng minh: Iran, Nga đang trong một cuộc xung đột gay gắt; Trung Quốc đang trong mối quan hệ xung đột phụ thuộc lẫn nhau; Nam Phi, hay Brazil và Ấn Độ thì khác vì có mối liên hệ khá chặt chẽ với Mỹ và đồng minh. Nói chung có nhiều mức độ liên kết khác nhau. Nhưng không quốc gia nào trong số này có nghĩa vụ chính thức phải thực hiện với Mỹ và đồng minh… kiểu như Thổ Nhĩ Kỳ: là thành viên của NATO và hoàn toàn không có ý định rời NATO, mong muốn gia nhập EU nhưng chưa được. Nhưng Thổ cũng từng bày tỏ ý định tham gia BRICS+. Thế mới tài.
    Bất ngờ nhất là năm ngoái Tổng thống Pháp Macron bày tỏ mong muốn được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS+ ở Nam Phi, Nga đã phản đối rất gay gắt.
    Hiện tại BRICS+ đang dừng nhận đơn tham gia vào nhóm. Chắc để bàn thêm ở Kazan các tiêu chí tối thiểu.
    b. Nền tảng thanh toán, tài chính không SWIFT, USD, IMF-WB.
    Nhận thấy rõ là BRICS+ muốn trở thành một lực lượng thực sự mạnh mẽ và có ảnh hưởng, muốn là một cộng đồng rộng, muốn là một nền tảng có thể tự mình giải quyết hay đưa ra các cơ chế giải quyết các vấn đề Kinh tế - Tài chính Tiền tệ - Chính trị của mình mà không cần sự tham gia của đồng USD và hệ sinh thái SWIFT, IMF-WB do Mỹ và đồng minh làm chủ. Không thể nói về tự chủ, độc lập, tự quyết về Kinh tế - Tài chính Tiền tệ - Chính trị khi còn phụ thuộc vào hệ sinh thái USD như hiện nay. USD hiện đang là công cụ quyền lực chính trị quan trọng bậc nhất trên thế giới của Mỹ.
    Trung Quốc muốn BRICS+ dùng NDT nhưng khi ấy Trung Quốc lại có khả năng tạo ra các đặc quyền cho chính mình do chính sách không đủ tính công khai, bị chính trị hoá, thiếu minh bạch v.v. Khó được chấp nhận.
    Dự báo cuộc họp này Nga sẽ đưa ra một đề xuất có thể dễ chấp nhận hơn nhằm dần dần hướng tới việc hình thành một hệ thống tài chính và thanh toán thay thế và có thể chay song song bên cạnh SWIFT và USD.
    Để khi những quốc gia có một số mâu thuẫn với Mỹ và đồng minh hay buộc phải xung đột với Mỹ và đồng minh, và nếu có những lựa chọn thay thế USD, thì họ đơn giản là không dùng USD nữa. Malaysia thời ông TTg Mahathir Mohamad 1997-1998 rất thấm điều này.
    Về lâu dài, nếu thành công, đây là sự kiện rất quan trọng làm thay đổi trật tự thế giới.
    c. Nghe đồn vị thế “quốc gia đối tác” của BRICS+ có thể được xây dựng. Còn nhiều điều chưa rõ ràng:
    i. Địa vị của thành viên BRICS+ vốn rất vô định hình; nó không được mô tả ở bất cứ đâu ngoài cái tên của năm “chữ cái” sáng lập.
    ii. Nếu có thêm khái niệm “quốc gia đối tác” thì đó sẽ là một cái gì đó còn vô định hơn: có phải là thành viên hạng hai không? Điều ấy sẽ làm nhiều quốc gia cảm thấy bị coi thường. Bản thân BRICS mất nội hàm bình đẳng, ngang cơ và đồng nhất.
    iii. Giả sử có hàng chục quốc gia muốn tham gia có thể chấp nhận ngay lập tức không?
    BRICS ra đời bao gồm một số lượng hạn chế các quốc gia có cùng quy mô, tiềm lực. Khi BRICS có các thành viên mới (rất đa dạng về thể chế và rất khác nhau về quy mô kinh tế: Saudi Arab, Iran, Ai Cập, Ethiopia, UAE. Bênh cạnh đó Algeria, Indonesia, Honduras, Afghanistan… đang xếp hàng), thành BRICS+… nên dường như tính đồng nhất hiện đã bị vi phạm. Chắc chắn BRICS+ cần có cơ chế thành viên chi tiết hơn.
    d. BRICS+ và cuộc chiến Ucraina: có liên quan trực tiếp?
    Các nước BRICS+ chắc chắn hiểu cuộc chiến này không phải tự nhiên có mà là sản phẩm của quá trình phát triển quan hệ quốc tế kéo dài nhiều thập kỷ gần đây. Đây là một cuộc xung đột quân sự-chính trị không phải giữa Nga và Ucraina mà là sự bùng phát bởi những mâu thuẫn tích tụ nghiêm trọng hơn nhiều giữa Nga với Mỹ và đồng minh. Cho đến khi nước Nga với ông TT Putin cảm thấy bị ép quá nổi điên đạp đổ mâm bát bằng cuộc chiến ở Ucraina.
    Cuộc chiến Ucraina đã làm phát lộ nhiều vấn đề của hệ thống trật tự toàn cầu. Cuộc chiến trở thành một “chất xúc tác” quan trọng đẩy nhanh hơn quá trình hình thành “cái gì đó”. Cuộc gặp lần này ở Kazan như một thông điệp xác nhận rằng quá trình đó vẫn đang tiếp tục. Dù cách làm của Nga không này hoàn toàn được chia sẻ bởi các thành viên BRICS khác, họ vẫn âm thầm hưởng lợi và làm việc của mình. Nhưng để quá lâu hay leo thang quá cao “chất xúc tác” này có thể gây hại ngoài dự đoán: liều lượng xúc tác phải được kiểm soát.
    Nên BRICS+ ở Kazan chắc chắn sẽ bàn về Ucraina.
    Nhưng dự rằng sẽ không có quyết định hay đồng thuận nào vì không khả thi do các khá biệt quá sâu sắc.
    Cho đến nay, dường như tất cả các bên đều cho rằng chỉ có thể đạt được mục tiêu thông qua các biện pháp quân sự. Do vậy thảo luận về kế hoạch hòa bình nếu có sẽ kèm theo leo thang trên chiến trường trong tương lai gần. Bởi tầm nhìn và cách hiểu về hòa bình quá khác nhau:
    - TT Zelensky cho rằng hòa bình nghĩa là Nga đầu hàng, Nga phải chấm dứt chiến sự và rời khỏi lãnh thổ Ucraina đã được quốc tế công nhận, Ucraina được gia nhập NATO. TT Putin thì dĩ nhiên quyết sẽ không đầu hàng.
    - Nga cho rằng muốn có hòa bình thì Ucraina phải chấp nhận biên giới Nga đang kiểm soát hiện hữu bao gồm DNR và LNR sáp nhập Nga và không bao gồm Kursk, Ucraina trung lập không gia nhập NATO, phi quân sự hoá. Cả Ucraina và phương Tây đều không sẵn sàng chấp nhận điều này.
    - Mỹ và đồng minh đang cân nhắc giải pháp trung gian: đổi đất lấy hòa bình và cách nào đó NATO đảm bảo an ninh cho Ucraina. Anh kịch liệt phản đối giải pháp này.
    Tuy nhiên các động thái của Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil gần đây cho thấy BRICS+ có thể là nền tảng không yếu để giải quyết vấn đề Ucraina. Nếu BRICS+ đưa ra sáng kiến được các bên chấp nhận, vị thế BRICS+ hẳn sẽ nâng lên tầm mới. Cơ hội là có do ảnh hưởng của BRICS+ lên Nga không nhỏ.
    e. Nước Nga hiện đã leo lên lưng ngựa và không còn đường quay lại. Mỹ và đồng minh đang nỗ lực loại bỏ, phong toả Nga khỏi hệ thống Kinh tế -Tiền tệ toàn cầu do Mỹ lãnh đạo. BRICS+ hiện là tổ chức đa phương rất quan trọng, có thể là duy nhất, với Nga để thoát khỏi cảnh cô lập ấy khi Liên minh Kinh tế Á-Âu bị đóng băng, khả năng dễ chết yểu bởi vụ Ucraina. Nên Nga quan tâm đến sự phát triển của BRICS+ hơn các nước khác. Có vẻ mong muốn của Nga là từ mô hình của BRICS+ tạo ra một liên minh kinh tế, khối quân sự. Các thành viên BRICS+ khác không mặn mà đến mức đó nhưng không hẳn là phản đối kịch liệt hay bỏ qua ý đó mà có ý chờ đợi đánh giá thời cuộc theo kiểu “ Toạ sơn quan hổ đấu”.
    f. Mỹ và đồng minh có khoanh tay ngồi yên nhìn?
    Mỹ và đồng minh muốn tiếp tục vai trò Trùm của Trùm kiểm soát thế giới, muốn thế giới nằm trong bàn tay kiểm soát của mình. Ông trùm nào chả thế với địa bàn làm ăn. Thấy rõ hiện họ đang bằng mọi cách cách chống việc một mảng ở Nam bán cầu có thể rơi vào tay Nga, Trung Quốc, Ấn Độ hay BRICS nếu thành khối. Việc hình thành một cộng đồng như BRICS+ không có Mỹ và đồng minh chắc chắn làm họ bất an. Bên cạnh các động thái quân sự, sức ép ngoại giao, đòn bẩy kinh tế… không loại trừ khả năng Mỹ và đồng minh sẽ áp đặt các biện pháp trừng phạt các quốc gia tham gia BRICS+ hay hệ thống tiền tệ BRICS+ nếu có. Tuy nhiên cũng phải tính đến rủi ro rằng nếu không ai tuân thủ hay nhiều bên bỏ qua (mà những ông founders BRICS thì chắc là dám) dẫn đến trừng phạt sụp đổ sẽ gây mất uy của ông Trùm. Do vậy trừng phạt, nếu có, dễ là tất tay.

    Trước mắt BRICS chưa thể đe doạ vị thế ông trùm của Mỹ và đồng minh vốn hiện đang là vô đối. Nhưng không có nghĩa BRICS không có cơ thành thế lực.
    Giang hồ sểnh cái là lập bang hội riêng gầy lực lượng đòi chia lợi ích. Ly khai như đá lở không chặn sớm thành thảm hoạ. Nên mới chẳng thấy hoà bình.
    Chờ xem các nước đi tiếp theo của BRICS+. Kết nối với các sự kiện như không liên quan khác… khả năng xung đột lớn là rất cao anh em cầm cổ cẩn thận thiên Nga đen là đứt. Khi nào chứng khoán sàn trắng bản hãy gọi cho tôi qua số 0878917999 để chia buồn cùng anh em.
  2. willstrong

    willstrong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/04/2005
    Đã được thích:
    7.807
    Lại là cụ @Typhubaby đây :)
    Kể cũng lạ, bọn Nam Hàn choảng nhau với Bắc Hàn thì ko thấy ai nói gì, toàn hóng tận ả rập / ít xà !
  3. chuki

    chuki Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/04/2010
    Đã được thích:
    15.284
    Dầu xuống dưới 50 xem còn brics ko?

Chia sẻ trang này