Thế này là sao nhỉ$$$$$$$$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xgame09, 07/03/2012.

7091 người đang online, trong đó có 1050 thành viên. 09:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2872 lượt đọc và 54 bài trả lời
  1. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    07/03 1,060,730 111,280 4,335 2,609
    06/03 691,460 238,860 6,219 4,271
    05/03 680,940 0 5,003 1,609
    02/03 541,610 215,560 4,395 3,863
    01/03 383,080 271,320 2,850 2,816
    29/02 249,900 297,190 2,389 3,153
    28/02 51,660 604,380 2,654 3,690
    27/02 379,580 129,720 3,082 2,324
    24/02 324,230 315,070 3,740 2,854
    23/02 576,300 141,290 4,062 3,471
    NTL SẮP CÓ BIẾN CÁC PÁC Ạ
    Lệnh vào tăng vẫi hàng [r24)][r24)][r24)][r24)][r24)][​IMG]
  2. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    NTL Nghe nói đánh lên 40 hỏng raòi . Pha này thị trường Dow mình em nó chạy[r24)][r24)][r24)][r24)]
  3. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Hôm nay có mấy Sếp mua Nhà LIDECO giá 8 tỷ mà không chọn được hướng . Nghe nói bán nhà liền kề sắp hết hàng . Khủng thật[r24)][r24)][r24)][r24)]
    [​IMG][/IMG]
  4. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Tại Lễ công bố, cùng với đại diện lãnh đạo Công ty LIDECO còn có sự tham dự của các lãnh đạo cấp cao của các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cùng các giáo sư, chuyên gia nghiên cứu kinh tế uy tín hàng đầu trong nước và quốc tế. Đặc biệt, tới tham dự Lễ Công bố VNR500 lần này, có Đoàn giáo sư, doanh nhân và nghiên cứu viên MBA, Trường Đại học Kinh doanh Harvard Hoa Kỳ. Nội dung trao đổi xoay quanh chủ đề: "Giao lưu Harvard: Tầm nhìn chiến lược - Doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức toàn cầu".
    Bảng xếp hạng 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, bảng xếp hạng uy tín hàng đầu Việt Nam, được xây dựng dựa trên kết quả nghiên cứu và đánh giá độc lập theo chuẩn mực quốc tế của Công ty Vietnam Report, định kỳ công bố thường niên từ năm 2007 bởi Báo VietnamNet.
    Năm 2012 sẽ là năm thứ 5 liên tiếp, Danh sách 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam tiếp tục được công bố và cũng là mốc son đánh dấu sự đồng hành của các doanh nghiệp VNR500 trong sự lớn mạnh của Bảng xếp hạng VNR500, ghi nhận khách quan thứ hạng và thành tích của các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam đạt được. Buổi lễ cũng giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam xác lập được vị trí của mình tại Việt Nam, từ đó xác lập vị thế xứng đáng hơn trong cộng đồng và các nhà đầu tư nước ngoài.
    Theo Ban tổ chức, điều kiện để được xếp hạng trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2011 khu vực mọi thành phần kinh tế thì doanh thu tối thiểu của doanh nghiệp phải trên 1.500 tỷ đồng. Và để vào bảng xếp hạng tương tự ở khu vực doanh nghiệp tư nhân thì doanh thu tối thiểu của doanh nghiệp phải đạt trên 600 tỷ đồng. Cũng theo Ban tổ chức, năm 2011 kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn, nhưng 500 doanh nghiệp được công bố là lớn nhất Việt Nam có sự tăng trưởng vượt bậc về doanh thu so với năm ngoái.
  5. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Ngày giao dịch không hưởng quyền: 22/02/2012 (Trường hợp giao dịch thỏa thuận từ 100.000 cổ phiếu trở lên trong các ngày 22/02/2012 và 23/02/2012 thì người bán không được hưởng quyền).

    - Ngày đăng ký cuối cùng: 24/02/2012

    - Lý do và mục đích: tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2012

    - Thời gian thực hiện: ngày 14/04/2012

    - Địa điểm thực hiện: Trung tâm Hội nghị Quốc gia, 57 Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội.

    - Nội dung họp: Thông qua báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2011 và phương hướng kế hoạch năm 2012; trích lập các quỹ và mức phân chia cổ tức năm 2011; một số vấn đề khác có liên quan.
  6. xgameno1

    xgameno1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    8.043
    Hàng khủng này khối đại gia muốn có thị phần:-w:-w:-w:-w:-w
  7. xgameno1

    xgameno1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    8.043
    Xem lại cafef đúng thật lệnh hóng to thật:-w:-w:-w:-w
  8. xgameno1

    xgameno1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    8.043
    Ngã ở đâu, đứng dậy ở đó”, nhiều NĐT dường như đang đặt cược số phận tài khoản của mình vào đợt tăng điểm này của thị trường. Sử dụng đòn bẩy (margin) là cách để họ nhanh chóng hướng đến mục tiêu kỳ vọng.

    Với giá trị giao dịch lên tới gần 4.000 tỷ đồng như phiên hôm qua (6/3), nhiều người đặt câu hỏi: tiền ở đâu mà nhiều vậy? Câu trả lời có thể đến từ một đáp án quen thuộc: margin. Tất nhiên, để sử dụng nhiều vốn margin, bản thân NĐT phải nộp vào một lượng tương ứng tiền thực có. Ở những CTCK có sự “linh hoạt” cung cấp đòn bẩy cho NĐT, trong vòng 1 tuần qua, khan hiếm vốn vay cho NĐT đã bắt đầu xảy ra.

    Anh Nguyễn Trọng Phúc, một NĐT tại Hà Nội cho biết, cách đây khoảng 10 ngày, CTCK nơi anh mở tài khoản chào mời NĐT sử dụng vốn vay với lãi suất 21%/năm. Thậm chí, nhân viên môi giới còn nói, nếu sử dụng dịch vụ cung cấp vốn vay của ngân hàng mẹ, cầm cố bằng bất động sản thì NĐT có thể được hưởng lãi suất 18%/năm. Nhưng đến cuối tuần trước, khi anh hỏi sử dụng dịch vụ margin thì nhân viên CTCK cho hay, lãi suất cho vay đã được nâng lên 23%/năm, cho vay theo hình thức cầm cố bằng bất động sản thì lãi suất cũng hơn 20%/năm. Việc tăng lãi suất cho vay trong bối cảnh TTCK tăng điểm có lẽ chỉ được giải thích bằng tình trạng khan hiếm nguồn cho vay tín dụng chứng khoán.

    Tại một số CTCK lớn, ĐTCK cũng ghi nhận tình trạng bắt đầu trở nên khan nguồn tiền hỗ trợ giao dịch chứng khoán cho NĐT. Ưu tiên khách lớn, khách VIP, nhất là “đội lái” là hiện tượng khá phổ biến tại các CTCK mà nguồn tiền hỗ trợ khách hàng bắt đầu cạn kiệt. Cũng vì thế, mức phí cho vay tuần qua đã tăng lên đáng kể so với trước đó, xấp xỉ 2%/năm so với cách đây một tháng.

    Tuy nhiên, câu chuyện khan hiếm nguồn tiền cho dịch vụ margin không phải câu chuyện chung của các CTCK. Khảo sát của ĐTCK với nhiều CTCK khác cho thấy một bức tranh khác.

    Tại CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS), ông Trần Hữu Chung, phụ trách môi giới SHS cho biết, hơn 2 tháng qua, tổng lượng tiền cho khách hàng vay thông qua margin tăng mạnh, nhưng đến thời điểm hiện tại, Công ty vẫn chưa thiếu tiền cung cấp cho khách hàng. Một trong những nguyên nhân là do từ giai đoạn trước, SHS đã phát hành trái phiếu doanh nghiệp, từ đó bổ sung được một nguồn tiền khá ổn định cho khách hàng vay.

    Theo ông Chung, SHS chủ yếu cung cấp dịch vụ margin ngắn hạn, tối đa là 30 ngày. Khách hàng sử dụng đòn bẩy cũng có xu hướng sử dụng thời gian vay trong phạm vi T+4 (gói T4) thay vì T30, nên tốc độ quay vòng tiền rất nhanh. Ngoài ra, từ hơn 1 tuần nay, Ban lãnh đạo SHS có chủ trương siết chặt tỷ lệ margin trên từng mã chứng khoán cụ thể để hạn chế rủi ro.

    Còn tại CTCK Tân Việt (TVSI), năm 2011, dịch vụ hỗ trợ tài chính cho NĐT đóng góp đáng kể vào hiệu quả hoạt động của Công ty, nhưng năm nay, khi thị trường tăng điểm mạnh, lượng khách hàng sử dụng đòn bẩy tài chính tăng không đáng kể. Ông Nguyễn Việt Cường, Phó tổng giám đốc TVSI cho biết, do Công ty áp dụng khá nghiêm ngặt tỷ lệ áp dụng cho vay đối với từng mã chứng khoán, nên trong thời gian qua, chưa khi nào khách hàng dùng hết số tiền mà Công ty phân bổ cho hoạt động margin. Trong giai đoạn vừa qua, tổng quy mô tiền khách hàng dùng đòn bẩy tại TVSI chỉ tăng khoảng 20%, thấp hơn nhiều so với tổng ngân sách mà Công ty sẵn sàng chi cho hoạt động margin là 300 tỷ đồng.

    Theo ông Cường, khách hàng của TVSI thời gian vừa qua sử dụng nhiều tiền vốn là tiền tiết kiệm. “Đa số khoản tiền chuyển đến Công ty đến từ các khoản chuyển khoản ngân hàng, mà theo chúng tôi khảo sát thì đó là do NĐT rút tiền gửi tiết kiệm”, ông Cường nói.

    Không chỉ sử dụng margin ít, thậm chí ĐTCK còn ghi nhận được trường hợp CTCK nằm trong Top 10 CTCK có thị phần môi giới lớn trên hai sàn, nổi tiếng là cho khách hàng sử dụng đòn bẩy cao trong quá khứ, nhưng gần đây gần như không cung cấp dịch vụ margin.

    Giám đốc chi nhánh Hà Nội của CTCK này cho biết, tại chi nhánh hầu như không có khách vay margin. Lý do của việc này chủ yếu là vì lãi suất áp dụng đối với khách hàng vay tiền lên tới 25%/năm. Vị này cho biết thêm, những ngày gần đây, các ngân hàng cũng chào mời lãi suất liên kết cho vay tới 23%/năm, nên bản thân Công ty không mấy mặn mà.
  9. xgameno1

    xgameno1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    8.043
    Trong 2 ngày 2 và 5/3, ông Đỗ Văn Bỉnh đã thực hiện mua vào 15,42 triệu cổ phiếu SJS.
    Theo thông báo từ Sở GDCK Tp.HCM, một cổ đông cá nhân là ông Đỗ Văn Bỉnh đã mua vào 15,42 triệu SJS, nâng tổng lượng nắm giữ lên 15.793.340 cổ phiếu, tương đương 15,79% cổ phần của CTCP Đầu tư và phát triển đô thị và KCN Sông Đà (Sudico).

    Trong đó, ngày 2/3 mua 10.220.340 cổ phiếu và ngày 5/3 mua 5.200.000 cổ phiếu.

    Đáng chú ý là giao dịch với khối lượng lớn như trên nhưng không hề có cổ đông lớn nào đăng ký bán cũng như không xuất hiện trên dữ liệu giao dịch của HoSE nên có khả năng đây là giao dịch trực tiếp tại Trung tâm lưu ký (?).

    Lượng cổ phiếu SJS mà ông Bỉnh đang nắm giữ hiện có trị giá hơn 500 tỷ đồng - tính theo giá ngày hôm nay của SJS là 31.700 đồng – đứng trong top 30 người giàu nhất trên TTCK Việt Nam.

    Ông Bỉnh cũng trở thành cổ đông lớn thứ 2 của Sudico sau Tập đoàn Sông Đà (36,3% cổ phần).

    Báo cáo giao dịch của ông Đỗ Văn Bỉnh

    Tiếp theo là NTL:-w:-w:-w:-w
  10. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Kháng cự vẫn là kháng cự cho tới khi nó được phá vỡ. Nguyên tắc của T.A là “Mua khi có break out và đặt trailing stops và thu hoạch tại các điểm kháng cự”.
    Diễn biến thị trường

    -Diễn biến thị trường hôm nay cho thấy những dự báo từ Phân tích kỹ thuật hôm qua đúng. Chỉ số chứng khoán hai sàn sau khi giảm mạnh vào những phút đầu giờ giao dịch có xu hướng phục hồi về cuối phiên;

    -Khối ngoại mua ròng về khối lượng trên cả hai sàn vào ngày hôm nay;

    -Khối lượng giao dịch vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao trên hai sàn giao dịch. Như vậy, sự chu kỳ tăng giá mạnh của thị trường kết hợp với việc kéo dài thêm giao dịch buổi chiều đã giúp tăng tính khoản cho thị trường. Đó là nét tích cực. Bên cạnh đó cũng có một bộ phận nhà đầu tư cảm thấy mệt mỏi khi thời gian nghỉ trưa quá ít. Có lẽ, UBCK nếu đã áp dụng giao dịch buổi chiều thì cũng nên đưa thêm các lệnh: Trailing Stop, Buy Limit, Sell Limit, Buy Stop, Sell Stop, lệnh thị trường và lênh Stoploss vào áp dụng vì nó sẽ giúp nhà đầu tư không phải lúc nào cũng ngồi canh bảng giá như hiện tại;

    · Nhóm cổ phiếu ngân hàng đã có sự phân hóa rõ nét HBB và SHB tiếp tục tăng trần trong khi đó ACB, STB, EIB điều chỉnh giảm sàn. MBB thì giảm giá còn VCB và CTG thì đứng giá;

    · VNE, VSP, SCR, SBS, ITA…vẫn tiếp tục hấp dẫn dòng tiền đầu cơ dù lực cung đã tăng mạnh;

    · Nhóm bất động sản hôm nay tăng mạnh trở lại. Dẫn dắt nhóm này là sự tăng giá ấn tượng của NTL và SJS. Đáng chú ý là SJS đã xuất hiện một cổ đông lớn mới là ông Đỗ Văn Bình khi đã bỏ ra 500 tỷ mua vào cổ phiếu này. Đợt sụt giảm giá mạnh của TTCK trong năm qua đã khiến nhiều công ty có tài sản ngầm hoặc giá trị bất động sản lớn là mục tiêu mua vào của nhiều nhà đầu tư lớn cũng như các tổ chức;

Chia sẻ trang này