Thế này...mà chứng khoán Việt Nam vẫn tăng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tmt108, 07/06/2009.

2183 người đang online, trong đó có 51 thành viên. 04:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 570 lượt đọc và 4 bài trả lời
  1. tmt108

    tmt108 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Thế này...mà chứng khoán Việt Nam vẫn tăng

    (CafeF) - Thâm hụt và sự yếu đi của đồng tiền có thể gây khó khăn cho việc huy động vốn của doanh nghiệp và chính phủ.

    Xin giới thiệu với bạn đọc tham khảo một phân tích mới đây về kinh tế Việt Nam trên báo Financial Times.

    Kinh tế Việt Nam mạnh hơn so với nhưfng ngươ?i bi quan vâfn nghif, nhưng nhiê?u phân tích vâfn ca?nh báo ră?ng một số thế mạnh có thê? suy yếu do sự thiếu ổn định của tiê?n tệ va? tình trạng thâm hụt ta?i khoa?n vafng lai (*).

    Nhiê?u nha? phân tích tin tươ?ng ră?ng kinh tế vâfn tăng trươ?ng 3-5% trong năm nay nhưng giá trị VNĐ sef tiếp tục gia?m.

    Trong nhiê?u tháng, VNĐ được giao dịch chính thức ơ? mức đáy cu?a biên độ cho phép va? va?o tháng 3, khi Ngân ha?ng Nha? nước Việt Nam nới rộng biên độ tư? 3 lên 5%, giá trị đô?ng VNĐ gia?m xuống mức thấp mới.

    Ty? giá chính thức cu?a VNĐ ( tỷ giá liên ngân hàng), đaf gia?m 9% trong năm vư?a qua, lại gia?m thêm 2% trong 6 tháng đâ?u năm nay.

    Nhưng VNĐ đaf mất 4,1% giá trị trên thị trươ?ng tự do va? John Shrimpton, đô?ng sáng lập va? Giám đốc Quyf Dragon Capital tại Tp.HCM nói ông sef không mấy bất ngơ? nếu VNĐ gia?m thêm 5% nưfa.

    Việt Nam chi? có 20 ty? USD dự trưf ngoại tệ ?" tương đương với gâ?n 4 tháng nhập khâ?u ?" nên phạm vi can thiệp hạn chế, dâfn đến thiếu hụt USD trên thị trươ?ng tự do.

    Chính phủ Việt Nam không muốn buộc các công ty pha?i chuyê?n đô?i khoa?n đôla mi?nh đang nắm giưf, nhưng đang sư? dụng mọi cách có thê? đê? gia?i quyết vấn đê? thanh khoa?n USD. Ba ngân ha?ng lớn nhất Việt Nam ?" BIDV, Vietinbank va? Vietcombank ?" cắt gia?m lafi suất tiê?n gư?i USD tư? 2% xuống 1,5%: lafi suất tiê?n gư?i VNĐ đang ơ? mức hơn 9%.

    Tuâ?n trước, Ngân ha?ng Nha? nước Việt Nam tuyên bố sef chấp nhận ba?o đa?m nợ trái phiếu bă?ng đô?ng USD.

    Một phâ?n vấn đê? la? niê?m tin ?" nha? xuất khâ?u giưf lại thu nhập bă?ng đôla thay vi? đô?i sang VNĐ ?" nhưng một yếu tố khác la? thâm hụt ta?i khoa?n vafng lai đaf lên tới 8,4 ty? USD, hay 9,3% GDP năm 2008.

    Xuất khâ?u va?ng lên tới 2,5 ty? USD trong ba tháng đâ?u năm, tăng 1.600% so với năm ngoái, va? các nha? phân tích ca?nh báo ră?ng con số na?y không bê?n vưfng.

    ?oXuất khâ?u tăng không bê?n vưfng vi? dự trữ va?ng đang gia?m va? xuất khâ?u nói chung sef gia?m mạnh hơn,? Prakriti Sofat, kinh tế gia tại HSBC, viết trong một nghiên cứu gâ?n đây.

    Tuy nhiên, ông Shrimpton nói thâm hụt thương mại lớn không pha?i điê?u bất thươ?ng tại một quốc gia đang phát triê?n như Việt Nam. Đâ?u tư trực tiếp nước ngoa?i, tô?ng cộng 2,8 ty? USD tư? đâ?u năm đến nay, sef ca?i thiện bớt ti?nh hi?nh.

    Nhưng việc đô?ng tiê?n tiếp tục yếu đi khiến doanh nghiệp Việt Nam khó vay vốn tư? thị trươ?ng va? chính phu? khó huy động vốn cho kế hoạch kích thích 8 ty? USD ?" lượng trái phiếu bán ra, ca? bán le? va? bán buôn, đaf gia?m mạnh.

    Minh Tuấn
    Theo Financial Times

    (*): Tài khoản vãng lai (còn gọi là cán cân vãng lai) trong cán cân thanh toán của một quốc gia ghi chép những giao dịch về hàng hóa và dịch vụ giữa người cư trú trong nước với người cư trú ngoài nước. Bao gồm: cán cân thương mại hàng hóa và dịch vụ (xuất khẩu, nhập khẩu), cán cân thu nhập (kiều hối, đầu tư), và các chuyển khoản khác. (Theo IMF)
  2. thelastfirstkiss

    thelastfirstkiss Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Đồng chí này lấy tin cũ rích ra, buồn cười thật. Không đầu tư thì thôi, tin này ai chẳng biết.
    Thời điểm này kinh tế có dấu hiệu bớt xấu và tốt dần lên. Chứng khoán Vnindẽ sẽ có đáy khác có thể xâu hơn đáy 235 vào 2015, đồng chí cố đợi nhé.

    Chúc đồng chí sức khẻo và thành công, tích lũy thêm ít tiền đợi đến 2015, chào tạm biệt ...!
  3. tmt108

    tmt108 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Dù chưa tới mức nghiêm trọng, nhưng đang xuất hiện một số dấu hiệu cho thấy tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam có xu hướng tăng đáng phải lưu tâm.




    Đó là cảnh báo của Ngân hàng Thế giới (WB) trong bản thuyết trình mang tên "Cất cánh" công bố trước thềm Hội nghị giữa kỳ các nhà tài trợ (CG) cho Việt Nam diễn ra vào ngày 8/6.


    Theo đó, dù không đưa ra một số cụ thể nhưng WB cho rằng danh mục cho vay của hệ thống ngân hàng ngân hàng Việt Nam đã được cải thiện vào cuối năm 2008 nhờ các khoản vay đầu tư bất động sản cuối năm 2007 đã đến thời hạn thanh toán, song sau đó tình hình lại xấu đi do suy thoái kinh tế.


    Mặt trái của chính sách hỗ trợ lãi suất


    Trong phần đánh giá về ngành tài chính-ngân hàng, Chuyên gia kinh tế trưởng Martin Rama của WB tại Việt Nam đã dựa trên các dữ liệu về tổng cung tiền tệ (M2), tổng tín dụng và tổng tiền gửi của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) để đưa ra nhận xét rằng các ngân hàng "đã kết thúc giai đoạn bình ổn".


    Theo ông Martin Rama, lạm phát trong những tháng đầu năm 2009 có xu hướng giảm nhờ có các chính sách bình ổn kinh tế trong năm 2008 và giá hàng hóa thế giới giảm. Tuy nhiên, ông lưu ý rằng các yếu tố này dường như sẽ không còn trong 6 tháng cuối năm nay.


    Nhìn vào chính sách tín dụng và lãi suất, theo báo cáo của WB, các ngân hàng thương mại quốc doanh đã cho vay 72% tổng tín dụng, tuy nhiên, khu vực tư nhân chiếm tới 79% tổng vốn vay.


    Chính sách hỗ trợ lãi suất đã khuyến khích các ngân hàng cho vay với lãi suất thấp hơn, đảm bảo chu chuyển tín dụng, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cơ cấu lại tình hình tài chính và tiếp tục sản xuất kinh doanh.


    Thế nhưng, ông Rama cảnh báo, nếu thất bại trong việc tái cơ cấu các khoản vay sẽ dẫn đến tình trạng giá trị danh mục cho vay của ngân hàng sẽ giảm nghiêm trọng.


    "Chính sách hỗ trợ lãi suất nên dựa vào cơ chế khuyến khích và hướng tới các doanh nghiệp có phương án kinh doanh khả thi", ông Rama khuyến nghị.


    Đó mới chỉ là phần đầu của chính sách hỗ trợ lãi suất hiện Chính phủ Việt Nam đang triển khai, và với giai đoạn 2 của chương trình này, theo nhận xét của các kinh tế gia tại WB, chính sách hỗ trợ lãi suất giai đoạn 2 có thời gian dài - lên đến 2 năm - với đối tượng vay được mở rộng hơn.


    "Cách tiếp cận chính sách hỗ trợ lãi suất này có rất nhiều điểm giống với với dạng "cho vay chính sách" đã được hủy bỏ vài năm trước. Như vậy, hỗ trợ lãi suất cho cả các phần vốn đầu tư trung hạn sẽ làm tín dụng ngân hàng tăng nhanh", ông Rama nói. Đây chính là điểm tín hiệu cảnh giới về tỷ lệ nợ xấu.


    Tuy nhiên, ông Martin Rama cũng thừa nhận, góc tích cực của vấn đề là tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng đang có những cải thiện.


    "Tỷ lệ an toàn vốn của các ngân hàng đã được cải thiện vào cuối năm 2008, chương trình hỗ trợ lãi suất có lẽ đã tạo lợi nhuận vào đầu năm 2009", ông Rama nhận xét.


    Để minh chứng ông đã lấy chỉ số VN-Index - tính đến cuối tháng 5/2009 - tăng 35% so với đầu năm. "Thị trường chứng khoán Tp.HCM (HOSE) nằm trong số các thị trường tăng nhanh nhất toàn cầu tính đến thời điểm này trong năm nay mặc dù có thời gian đã nằm trong số các thị trường yếu kém nhất", ông Martin Rama nói.


    Tăng cường chất lượng giám sát


    Với việc các khoản vay tín dụng đã được cơ cấu lại và chu chuyển tín dụng đã được nối lại, theo đánh giá của WB, hỗ trợ lãi suất (mở rộng cho cả vay đầu tư trung hạn) sẽ ít có tác dụng.


    "Tín dụng được trợ cấp lãi suất sẽ dẫn tới quá trình phân bố các nguồn vốn một cách ít hiệu quả, làm tổng tín dụng tăng nhanh. Tín dụng tăng nhanh cộng với nhu cầu nguồn vốn lớn có thể sẽ tạo ra những áp lực không cần thiết tới tỷ giá ngoại tệ", ông Rama cảnh báo.


    Đặt khả năng này trong bối cảnh hiện tại khi mà giá cả hàng hóa đang tăng trở lại, chuyên gia kinh tế trưởng của WB e ngại rằng nguy cơ lạm phát có thể xuất hiện trở lại trong nửa cuối năm nay.


    Theo ông, Việt Nam nên tách biệt từng giai đoạn hỗ trợ lãi suất, công khai rõ ràng các thu xếp tài chính trong lần hỗ trợ lãi xuất lần 1 (cho các khoản vay vốn lưu động dưới 9 tháng), chuyển dịch từ chính sách tiền tệ sang chính sách tài khóa, đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng phù hợp với mục tiêu ổn định giá cả, lạm phát.


    Đặc biệt, như đã từng nhấn mạnh nhiều lần trước kia, WB khuyến nghị Chính phủ nên tăng cường chất lượng của công tác giám sát ngân hàng, quản lý và theo dõi các luồng chu chuyển vốn quốc tế, cùng với việc tiếp tục cải cách khu vực công, thúc đẩy quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn và ngân hàng thương mại quốc doanh.


    Theo Hà Nguyên

    VnEconomy
  4. tmt108

    tmt108 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Từ 8/6, lãi suất huy động ngoại tệ tối đa 1,5%/năm (CafeF) - Đó là sự thống nhất từ các Ngân hàng thương mại cổ phần tại cuộc họp của Hiệp hội Ngân hàng diễn ra tuần qua.




    Theo đó, các NHTMCP đã thống nhất áp dụng mức lãi suất huy động và cho vay USD tối đa tương ứng là 1,5%/năm và 3%/năm, dự kiến bắt đầu áp dụng từ ngày 8/6/2009.

    Theo ghi nhận từ NHNN, mặt bằng lãi suất huy động USD tuần này (28/5 đến 3/6) giảm 0,4-0,6%/năm so với tuần trước. Từ ngày 01/6/2009, các ngân hàng thương mại nhà nước và NHTMCP Ngoại thương đã tiên phong áp dụng mức lãi suất huy động USD tối đa là 1,5%/năm và cho vay tối đa là 3%/năm.

    Với mặt bằng lãi suất huy động bằng VND của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng so với tuần trước tăng từ 0,3-0,5%/năm, mức lãi suất cao nhất hiện nay là 9,8%/năm, kỳ hạn 36 tháng của ngân hàng Phát triển Nhà TP. Hồ Chí Minh.

    NHNN đánh giá chênh lệch lãi suất giữa VND và USD được nới rộng, việc nắm giữ USD sẽ kém hấp dẫn hơn nên trong thời gian tới có thể hiện tượng găm giữ ngoại tệ sẽ giảm bớt.

    Theo NHNN, các NHTM giảm lãi suất huy động và cho vay ngoại tệ cho phù hợp với cung cầu vốn và đảm bảo tương quan trong mối quan hệ với VND trên thị trường, đồng thời góp phần hạn chế tình trạng găm giữ ngoại tệ và chuyển dịch từ nhu cầu vay vốn bằng ngoại tệ sang nhu cầu vay vốn bằng VND.

    Lãi suất VND liên ngân hàng giảm, USD tăng

    Theo số liệu báo cáo nhanh của các tổ chức tín dụng đến ngày 2/6/2009, ngoại trừ lãi suất bình quân kỳ hạn 6 tháng tăng nhẹ (0,09%/năm), lãi suất giao dịch bình quân bằng VND trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng ở tất cả các kỳ hạn còn lại đều có xu hướng giảm so với tuần trước đó.

    Trong đó lãi suất bình quân kỳ hạn 1 năm có mức giảm lớn nhất (2,46%/năm), lãi suất bình quân kỳ hạn 3 tháng có mức giảm ít nhất (0,04%/năm).

    Lãi suất bình quân qua đêm là 5,94%/năm (giảm 0,2%/năm so với lãi suất qua đêm tuần trước).

    Đối với các giao dịch trên thị trường liên ngân hàng bằng USD, lãi suất bình quân các kỳ hạn 1 tuần, 1 tháng và 6 tháng có xu hướng tăng nhẹ; lãi suất bình quân các kỳ hạn còn lại có xu hướng giảm so với tuần trước đó.

    Lãi suất giao dịch bình quân bằng USD kỳ hạn 6 tháng có mức tăng cao nhất (1,01%/năm), lên 2,48%/năm, lãi suất các kỳ hạn còn lại dao động trong khoảng từ 0,49%/năm đến 1,16%/năm. Trong tuần không phát sinh các giao dịch kỳ hạn 12 tháng.
  5. oishi75

    oishi75 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2004
    Đã được thích:
    117
    http://cafef.vn/20090606104516251CA31/nha-dau-tu-chung-khoan-tam-am-long.chn

    Nhà đầu tư chứng khoán tạm ấm lòng
    Cơ hội và thành quả đang tạm làm ấm lòng nhiều nhà đầu tư, sau những tổn thất lớn về vật chất lẫn tinh thần từ cuối năm 2007.



    Buổi giao lưu định kỳ với nhà đầu tư tháng 6, tại Công ty Chứng khoán Thăng Long (TSC), hai đầu cầu hội sở Hà Nội và chi nhánh Tp.HCM không còn chỗ len chân cho người đến muộn. Trên sàn giao dịch, lệnh chen mua cũng trở nên rất khó khăn trong phiên cuối tuần qua.

    Cơ hội hiếm có?

    Bất ngờ và hứng khởi. Đó là tâm trạng chung của nhiều nhà đầu tư có mặt tại buổi giao lưu nói trên, khi họ cùng nhận định những diễn biến vừa qua quá nhanh, nóng và vượt ngoài những tính toán thận trọng.

    ?oTôi chỉ còn lại khoảng 20% vốn sau năm 2007 và 2008. 20% đó hiện đã giải ngân tất cả, xem như quyết định cuối cùng. Giờ đã gỡ được gần 1/3 tổng vốn đã mất, nhưng chưa bán?, một nhà đầu tư cho biết. Quyết tâm nắm giữ của ông cũng tìm được ý kiến ủng hộ trong câu chuyện với nhóm bạn.

    Đó là cơ hội. Tại buổi giao lưu nói trên, yếu tố cơ hội được nhìn nhận ở bối cảnh khủng hoảng, suy thoái và hồi phục khó lặp lại của nền kinh tế thế giới, trong nước nói chung và của thị trường chứng khoán nói riêng. Tất nhiên điều này còn tùy thuộc vào khả năng nắm bắt của mỗi nhà đầu tư.

    Đó là bối cảnh chung. Còn những nguyên nhân cụ thể, theo phân tích của chuyên gia, của nhà đầu tư trong cuộc giao lưu, có thể khái quát ở một số điểm sau:

    Thứ nhất, chứng khoán Việt Nam đã chịu ảnh hưởng lớn và bắt nhịp theo thị trường Mỹ trong thời gian qua. Theo TS. Nguyễn Trọng Nghĩa, Giám đốc Phân tích của TSC, khi thị trường chứng khoán của đầu tàu kinh tế thế giới hồi phục, chứng khoán các nước sẽ nắm cơ hội ?ochạy theo?.

    Với thị trường Mỹ, đi cùng với niềm tin ?otốt hơn dự kiến? về sự hồi phục của nền kinh tế, một ?obàn tay hữu hình? đã và đang can thiệp, thúc đẩy sự đi lên của thị trường chứng khoán. Ông Nghĩa cho rằng, bàn tay đó có từ Chính phủ và Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED), bơm tiền và cho phép hệ thống ngân hàng mua bán, "thao túng" thị trường và đẩy thị trường chứng khoán lên cao, với mục đích chính là cải thiện niềm tin thị trường, cứu hệ thống ngân hàng (với điều kiện phát hành tăng vốn tốt lên) và cứu nền kinh tế?

    Bàn tay đó đi cùng với nguồn tiền rẻ (lãi suất 0%) ?otràn ngập? hệ thống ngân hàng và thị trường chứng khoán. Thay vì cho vay ra, nguồn tiền này được đổ vào chứng khoán và được minh chứng bằng các nguồn thống kê giao dịch với khối lượng rất lớn của các nhà băng Mỹ thời gian qua. Và theo nhận định của chuyên gia TSC, bàn tay hữu hình đó hiện vẫn đang hoạt động rất tốt.

    Thứ hai, với yếu tố nội tại của thị trường chứng khoán Việt Nam, đó là sự phản ánh (thường đi trước 6 - 9 tháng) những chuyển biến của các yếu tố cơ bản của nền kinh tế.

    Bên cạnh đó, dù đã tăng rất mạnh từ tháng 3/2009 đến nay, theo nhận định mà chuyên gia trên đưa ra thì chứng khoán Việt Nam vẫn chưa hẳn là đắt. Tính toán của TSC cho rằng, P/E bình quân thị trường tại thời điểm 5/6/2009 vẫn cho thấy sự hấp dẫn, là 17, thấp hơn Trung Quốc (28) và Mỹ (18), châu Âu (25).

    Và điểm nổi bật nhất của thị trường hiện nay là yếu tố sức mạnh của nguồn tiền. Tại buổi giao lưu trên, cũng như trong thảo luận bên lề giữa các nhóm nhà đầu tư, yếu tố quyết định nhất là tính hấp dẫn và khả năng sinh lời của chứng khoán. Yếu tố này đang kêu gọi các nguồn vốn từ gửi tiết kiệm ngân hàng, từ sàn vàng, từ bất động sản? sang. Và theo khẳng định của của ông Nghĩa, khi chứng khoán còn tăng thì dòng tiền đó sẽ không dễ bị chia sẻ.

    Chậm chân, còn cơ hội?

    Một câu hỏi khó trả lời, cũng như sự quan tâm nhất của nhà đầu tư hiện nay: thị trường có tiếp tục tăng, VN-Index sẽ lên bao nhiêu, nhà đầu tư chậm chân có còn cơ hội?

    Khó đưa ra câu trả lời cụ thể. Dưới góc độ kỹ thuật, nhà phân tích đang chờ đợi mốc ?ođầu vai? 484 điểm của đợt tăng này, kế đến là mốc tâm lý 500 điểm? Có khả quan khi VN-Index tiếp tục thể hiện thế ?ochẻ tre? ở phiên cuối tuần này, hiện đã đạt 478,72 điểm.

    Trong cuộc khảo sát trực tuyến vừa thực hiện sau 1 ngày, được lựa chọn nhiều nhất là ý kiến cho rằng VN-Index sẽ vượt 600 điểm trong tháng 6; một lựa chọn khác của số đông nhà đầu tư và thận trọng hơn là vùng 500 - 550 điểm. Kết quả mang tính tham khảo này cũng cho thấy kỳ vọng chung rất lớn.

    Với nhiều nhà đầu tư, kỳ vọng này phản ánh nỗ lực lấy lại những gì đã mất từ cuối năm 2007 và trong năm 2008. Và theo khuyến nghị của ông Nguyễn Trọng Nghĩa, với xu thế hiện nay, nhà đầu tư cần bám sàn sát sao hơn, lướt sóng và một khi thị trường Mỹ bứt phá thì VN-Index sẽ vươn lên "tầm cao" mới, 500 - 560 điểm.

    Cụ thể hơn, quan điểm đầu tư của chuyên gia này là nhà đầu tư có thể ngắm tới những cố phiếu chậm chân trong đợt tăng vừa qua như DPM, ACB hay họ dầu khí (PVD, PVS, PVT, PVC); cũng như những mặt hàng có tỷ lệ chia thưởng hấp dẫn như PNJ, HAS, NSC, VC2?; những cổ phiếu của doanh nghiệp có kết quả kinh doanh quý 2 chắc chắn tốt như một số mã trong ngành nhựa, cao su, thép, chứng khoán và tài chính?

    Về nhận định chung, ông Nghĩa cho rằng, về cơ bản, cho đến nay tất cả các yếu tố giúp đẩy thị trường chứng khoán Mỹ và Việt Nam đi lên vẫn còn nguyên vẹn. Tất nhiên, thị trường chờ đợi những yếu tố cơ bản rõ ràng hơn, như tình hình xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới. ?oSự gia tăng trở lại của xuất khẩu sẽ giúp Việt Nam thoát khỏi vùng đáy và điều này rất có thể sẽ diễn ra trong cuối quý 2 và quý 3?, ông Nghĩa nhận định.

    Bên cạnh đó, có những thông tin tác động khác cũng cần xét đến là việc hoãn thuế thu nhập cá nhân, trong đó có thu nhập từ đầu tư chứng khoán, sẽ được Quốc hội chính thức quyết định tại kỳ họp đang diễn ra; hay tình hình sức khỏe và hoạt động của hệ thống ngân hàng theo kế hoạch thanh tra của Ngân hàng Nhà nước bắt đầu triển khai từ ngày 10/6 này?

Chia sẻ trang này