Thêm một bất ổn mới cho nền kinh tế. Đen thật!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi MartinStock, 16/02/2008.

2200 người đang online, trong đó có 35 thành viên. 04:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 858 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. MartinStock

    MartinStock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Đã được thích:
    2
    Thêm một bất ổn mới cho nền kinh tế. Đen thật!

    Dịch cúm H5N1 dễ bùng phát mạnh sau Tết


    Gà sống được bán và giết mổ ở rất nhiều chợ. Ảnh: Hoàng Hà.
    Bệnh nhân cúm gia cầm người Ninh Bình đã tử vong đêm 14/2. Một cháu bé 7 tuổi đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương cũng được xác định là nhiễm H5N1. Bộ Y tế cho biết có thể sẽ phát hiện thêm nhiều ca bệnh nữa.
    > H5N1 lại làm chết một người

    Sau Tết Nguyên đán, miền Bắc liên tiếp phát hiện các ca nhiễm H5N1, 3 trong số 4 bệnh nhân đã tử vong. Tiến sĩ Nguyễn Huy Nga, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) trả lời VnExpress về vấn đề này:

    - Theo ông, tại sao gần đây các ca H5N1 xuất hiện dày và mức độ trầm trọng như vậy?

    - Có nhiều ca cúm H5N1 xuất hiện vì xung quanh dịp Tết, người dân tiêu thụ rất nhiều thịt gà, trong khi công tác kiểm soát việc mua bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm chưa được làm tốt. Mặt khác vào mùa lạnh, dịch cúm trên gia cầm phát triển và làm tăng nguy cơ lây sang người. Mặc dù ngành y tế đã tuyên truyền là không ăn gia cầm ốm chết nhưng thực tế các bệnh nhân H5N1 gần đây đều có ăn gà chết.

    Các ca bệnh năm 2008 đều nặng, hầu hết tử vong do được phát hiện quá chậm, khi phổi đã tổn thương nặng và nhiều phủ tạng bị suy. Còn về sự biến đổi gene và độc lực của virus thì đến nay chưa có phát hiện nào mới.

    - Ông đánh giá như thế nào về nguy cơ bùng phát dịch cúm gia cầm trên người trong mùa xuân này?

    - Nguy cơ rất lớn. Hiện nay là dịp đầu xuân, các cuộc liên hoan, tiệc tùng có dùng thịt gà, lẩu gà vẫn rất lớn. Tôi cho rằng trong những ngày tới có thể còn nhiều bệnh nhân được phát hiện.

    Hiện H5N1 lưu hành trên gia cầm ở nhiều địa phương. Sự vận chuyển sẽ đưa mầm bệnh từ tỉnh này sang tỉnh khác, từ đó có thể làm bùng phát dịch ở người. Trong khi đó, sự kết hợp giữa người dân với thú y hiện rất lỏng lẻo. Chẳng hạn với vài bệnh nhân gần đây, gia đình có gia cầm chết đã 5-7 ngày, xung quanh có gà chết cả tháng mà không báo với thú y. Chỉ đến khi phát bệnh, y tế về xử lý mới phát hiện ra.

    Cũng vì không biết địa phương có dịch cúm gia cầm nên khi có bệnh nhân, y tế địa phương không nghĩ đến khả năng cúm H5N1 để sàng lọc, hậu quả là bệnh được phát hiện muộn.

    - Trước tình hình như vậy, Bộ Y tế đã có những hành động gì?

    - Bộ đã có văn bản gửi các tỉnh thành, yêu cầu y tế kếp hợp chặt chẽ với thú y để giám sát chặt chẽ dịch bệnh, ngăn chặn việc mua bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm ốm chết; đồng thời tuyên truyền cho người dân về các biện pháp phòng chống. Bộ Y tế cũng chỉ đạo các bệnh viện chuẩn bị sẵn sàng để chữa trị bệnh nhân nếu có. Với những người nhập viện do ho, sốt, cần tìm hiểu xem họ có ăn gia cầm, hay trong vùng có gia cầm ốm chết không.

    - Còn đối với người dân, ông có khuyến cáo gì?

    - Cần nhất là không dùng gia cầm ốm chết hoặc không rõ nguồn gốc. Thực ra ngay cả những con khỏe mạnh cũng có thể đã nhiễm virus H5N1. Do đó dù địa phương có dịch cúm gia cầm hay không thì vẫn cần thận trọng khi làm thịt và chế biến, chú ý rửa sạch tay và dụng cụ, không để chạm vào thịt gia cầm đã nấu chín.

    Nếu trong gia đình hay địa phương có gia cầm ốm chết, cần báo ngay với thú y. Khi xuất hiện các triệu chứng sốt, ho, khó thở, phải đến ngay bệnh viện.
  2. MartinStock

    MartinStock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Đã được thích:
    2
    Ngành dệt may dẫn đầu về đình công

    Hơn 100 cuộc tranh chấp lao động đã xảy ra trong năm qua tại TP HCM. Các doanh nghiệp dệt may, da giày có vốn đầu tư Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, chiếm số lượng đình công lớn nhất với 70 vụ. Đó là kết quả Liên đoàn lao động thành phố vừa tổng kết.

    Các vụ đình công xảy ra dồn dập khoảng giữa tháng 10/2007, mang tính phản ứng dây chuyền tại 63 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 41 doanh nghiệp ngoài quốc doanh trong nước.


    Công nhân khu chế xuất Tân Thuận than phiền mức lương tối thiểu quá thấp. Ảnh: L.H

    Các công ty vi phạm quyền lợi cơ bản của công nhân như tăng ca quá mức, định mức cao, đơn giá sản phẩm thấp, không ký hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm. Có 4 vụ đình công xảy ra do cán bộ quản lý có hành vi khiếm nhã với công nhân.

    Theo phân tích của Ban chấp hành Liên đoàn lao động thành phố, nguyên nhân xảy đình công chủ yếu do các công ty, doanh nghiệp không chấp hành đúng pháp luật lao động Việt Nam.

    Năm nay, TP HCM sẽ tập trung nâng cao dời sống vật chất, tinh thần cho công nhân bằng nhiều hoạt động cụ thể như xóa nhà dột nát, xây dựng nhà lưu trú, bán trả góp...cho công nhân.
  3. nguyengd

    nguyengd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Hế hế, Bác MartinStock hôm nay đưa ra nhiều tin xấu vậy?
  4. MartinStock

    MartinStock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Đã được thích:
    2
    thế này mà còn dám mạnh mồm nói tăng trưởng GDP năm nay phấn đấu đạt 8.5-9% à. Giảm 2% đi thôi. China tăng trưởng nóng thế mà còn phải giảm dự đoán 2% cơ mà


    Nhập siêu không đáng có

    Báo cáo tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 1.2008 cho thấy trong tháng đầu năm 2008, xuất khẩu đạt 4,5 tỉ USD, nhưng nhập khẩu lên tới 5,5 tỉ USD.

    Trước tình hình nhập siêu tới 1 tỉ USD, tăng cao hơn nhiều so với cùng kỳ những năm trước (nhập siêu tháng 1.2007: 0,1 tỉ USD; tháng 1.2006: 0,35 tỉ USD; tháng 1.2005: 0,2 tỉ USD), Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu các bộ, ngành phải tăng cường kiểm soát kinh tế vĩ mô, trong đó kiểm soát nhập siêu được đặt ở mức độ "đặc biệt".

    Có rất nhiều giải pháp kiềm chế nhập siêu như tăng xuất khẩu, tăng sản xuất trong nước để thay thế nhập khẩu, sử dụng hợp lý sản phẩm nhập khẩu..., trong đó không thể không tính tới việc giảm thiểu và tiến tới xóa bỏ những hạng mục nhập siêu không đáng có trong điều kiện cụ thể của Việt Nam. Một ví dụ cụ thể: trong danh mục nhập khẩu của cả nước, nhiều năm rồi vẫn thấy sự hiện diện của việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu cho công nghiệp xuất khẩu đồ gỗ: năm 2006 nhập 0,775 tỉ USD; năm 2007 nhập 1,002 tỉ USD. Bài toán khá rõ ràng rằng: nếu không phải nhập khẩu gỗ mà công nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam vẫn phát triển, thì riêng việc này, nền kinh tế đã bớt phải nhập siêu được trên 1 tỉ USD như năm 2007 (ứng với mức xuất khẩu đồ gỗ 2,35 tỉ USD), trên 3 tỉ USD vào năm 2010 (ứng với mức xuất khẩu đồ gỗ 7 tỉ USD theo mục tiêu đề ra của ngành này). Những con số đó không phải là nhỏ khi so sánh với tổng nhập siêu của cả nước năm 2006 là 4,81 tỉ USD; năm 2007 là 12,4 tỉ USD.

    Giả định "nếu không phải nhập khẩu gỗ" trên đây tỏ ra không hiện thực so với thực trạng nghề trồng rừng của Việt Nam lâu nay và hiện nay. Đó là thực trạng của một nghề, trong đó:

    - Hơn 10 triệu dân trên địa bàn có rừng không sống nổi bằng nghề rừng, phải tìm cách nuôi thân bằng sản xuất lương thực rất kém hiệu quả trên đất rừng. - Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng (thuộc chương trình trọng điểm quốc gia năm 1997) cho đến nay, sau hơn 10 năm thực hiện mà rừng vẫn chưa được định giá (mặc dù Luật Bảo vệ và phát triển rừng có hiệu lực từ 1.4.2005 đã có quy định về việc định giá rừng). Đất rừng và rừng tựa như đôi chân của nghề trồng cây lấy gỗ. Trong khi đất rừng đã được định giá, còn rừng thì chưa đã khiến cho nghề trồng cây lấy gỗ chỉ đi bằng một chân.

    - Sự phối hợp 4 nhà (nhà nông, nhà khoa học, nhà kinh doanh, Nhà nước) trong phát triển nghề trồng rừng đã không thực hiện được mặc dù cả 4 nhà đều khá mạnh trong lĩnh vực này.

    Thực trạng trên cho thấy trong 10 năm tới, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gỗ. Xu hướng này không thể đảo ngược được, bởi một chu kỳ từ khi trồng cây lấy gỗ cho đến khi có gỗ hàng hóa phải kéo dài tới 10 năm. Đây là giá phải trả cho quá trình nhiều năm nghề trồng cây lấy gỗ của Việt Nam chưa được chú trọng đúng đắn và tới mức cần thiết. Với giá phải trả đó, Việt Nam vẫn phải nhập khẩu gỗ nguyên liệu và sẽ tiếp tục ném thêm vào cán cân nhập siêu trên 1 tỉ USD năm 2008, trên 3 tỉ USD năm 2010, trên 10 tỉ USD năm 2018. Sự trả giá này sẽ còn tiếp diễn sau năm 2018 nếu ngay từ bây giờ không có những quyết định đột phá.

    Trong tiến trình đổi mới những năm qua, Việt Nam đã có không ít những đột phá, trong đó nổi tiếng đột phá về sản xuất và xuất khẩu lúa gạo. Nghề trồng cây lấy gỗ đang chờ đón những đột phá tương tự như vậy, trong đó:

    - Đất rừng cần được tạo điều kiện về pháp lý, cơ chế, chính sách để hình thành một thị trường tương tự như thị trường đất ruộng, đất ở đang vận hành có kết quả.

    - Cây gỗ là một loại bất động sản trên đất. Loại bất động sản này cần được tạo điều kiện về pháp lý, cơ chế, chính sách để hình thành một thị trường tương tự thị trường địa ốc đang được hoàn thiện hiện nay.

    - Người dân trên địa bàn có rừng cần được tạo điều kiện về pháp lý, cơ chế, chính sách để trở thành lực lượng chủ lực trong nghề trồng cây lấy gỗ. Lực lượng này với sự phối hợp chặt chẽ của nhà khoa học, nhà kinh doanh, Nhà nước sẽ thực hiện được mục tiêu xóa đói giảm nghèo, tiến lên làm giàu bằng chính nghề trồng rừng.

    Việt Nam hiện có trên 13 triệu ha đất trồng cây lâu năm, bằng 39% tổng diện tích tự nhiên của cả nước. Trong lịch sử, đã có năm, chỉ riêng khu vực rừng miền Bắc đã cung cấp cho nhu cầu sản xuất và chiến đấu tới trên 1 triệu m3 gỗ (năm 1965: 1,090 triệu m3 gỗ). Năm 1980, rừng cả nước đã cung cấp 1,576 triệu m3 gỗ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Thực tế đó minh chứng cho tiềm năng to lớn của rừng Việt Nam trong việc tạo cây lấy gỗ, cung ứng cho nhu cầu đang khát gỗ của thị trường trong nước và trên thế giới.

    Khi có được những quyết định đột phá cho nghề trồng rừng, Việt Nam sẽ lại tạo ra một bất ngờ lớn: chuyển từ một quốc gia phải nhập khẩu gỗ sang một quốc gia xuất khẩu gỗ, tương tự như đã từng làm trong lĩnh vực lúa gạo. Khi đó, gỗ không chỉ làm giảm cán cân nhập siêu mà còn đóng góp vào cán cân xuất siêu trong thương mại quốc tế của Việt Nam.
  5. five_mart

    five_mart Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Đã được thích:
    0
    Đúng là đã nghèo lại còn gặp cái eo
  6. MartinStock

    MartinStock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Đã được thích:
    2
    Tiền ném hết vào hàng hoá tăng phi mã rồi thì CK tăng kiểu gì đây

    Giá thép lại "dựng" lên

    Sau đợt tăng giá thép hồi đầu tháng 1-2008, nay giá thép lại tăng thêm ít nhất 700.000 đồng/tấn. Không chỉ nhà thầu mà nay chính những người xây nhà, chủ đầu tư công trình bị "lãnh đủ? vì giá thép cứ tăng đều đều.

    Đợt tăng giá mới được các doanh nghiệp thép đưa ra ngay trước tết, khi mọi người đang chộn rộn đón tết.

    Tăng giá trước... giao thừa

    Ngay 28 tết, tức ngày 4-2, Vina Kyoei thông báo điều chỉnh giá mới áp dụng cho nhà phân phối giao hàng tại nhà máy (chưa tính thuế) ở mức 13,56 triệu đồng/tấn đối với thép cuộn, khoảng 13,29-13,58 triệu đồng/tấn đối với thép cây. Mức giá này nếu so với giữa tháng 1-2008 đã tăng 630.000-1.050.000 đồng/tấn thép. Hai ngày sau, ngày 6-2, đúng vào... 30 tết (!?), Tổng công ty Thép VN chi nhánh phía Nam tăng giá bán thép đối với thương hiệu Thép Miền Nam lên thêm 550.000-800.000 đồng/tấn.

    Tương tự, Pomina tăng giá bán thêm 800.000-1.038.000 đồng/tấn so với giữa tháng 1-2008. Nhưng tăng mạnh nhất phải kể đến Công ty Gang thép Thái Nguyên, sau ba lần điều chỉnh giá kể từ đầu năm 2008 đến nay đã tăng tổng cộng 1,7-1,799 triệu đồng đối với mỗi tấn thép xuất xưởng, giữ mức 13,33 triệu đồng/tấn (thép cuộn), chừng 13,62 triệu đồng/tấn (thép cây). Với lý do giá phôi thép tiếp tục tăng mạnh, hiện đang giao dịch ở mức 730-735 USD/tấn, các doanh nghiệp sản xuất cho rằng việc tăng giá bán của họ là "chẳng đặng đừng".

    Người xây nhà "lãnh đủ?

    Giá thép tăng đã đẩy các doanh nghiệp xây dựng vào thế kẹt. Ông Nguyễn Đức Hùng, giám đốc Công ty TNHH xây dựng Nam Á (Q.9, TP.HCM), cho rằng lần tăng giá này không chỉ có nhà thầu nhỏ lẻ chịu thiệt mà ngay cả các chủ đầu tư, đặc biệt chủ đầu tư các công trình lớn, cũng bị "vạ lây". Theo ông Hùng, thông thường các công trình lớn được rót thẳng thép từ nhà máy xuống tận công trường với giá xuất xưởng. Nhưng với giá điều chỉnh mạnh như lần này, bản thân các chủ đầu tư sẽ là người "lãnh đủ?.

    "Giá thép tăng kiểu này dự toán phải làm lại và không biết khi nào công trình mới có thể khởi công xây dựng" - bà Nguyễn Thị Hồng Hương, giám đốc hệ thống siêu thị Vinatexmart (Tập đoàn Dệt may VN - Vitas), lo lắng nói. Theo kế hoạch, Vinatexmart đang triển khai ba dự án xây dựng với tổng vốn đầu tư lên đến trên 600 tỉ đồng từ tháng 1-2007. Nhưng vì giá thép tăng quá nhanh nên dự án cứ "lình xình" chờ qua tết rồi giải quyết.

    Chỉ sau một tháng, công trình chưa làm này nghiễm nhiên phải bù thêm ít nhất 3 tỉ đồng vì giá thép tăng. "Chúng tôi rất bị động trong công tác mời thầu vì các nhà thầu tỏ ra ngại ngần thương thảo trong giai đoạn giá thép ngày tăng tới mấy giá như hiện nay" - bà Hương nói. Ông M. - chủ đầu tư dự án xây khu nhà chung cư, căn hộ cho thuê tại Thủ Đức - cũng đứng ngồi không yên vì tính nhẩm sơ sơ công trình của công ty ông chưa gì phải "thủ sẵn" gần 10 tỉ đồng để bù thêm cho giá thép.

    Doanh nghiệp thép lãi to

    Theo các chuyên gia trong ngành xây dựng, sở dĩ giá thép tiếp tục tăng mạnh trong thời gian vừa qua là do nhu cầu xây dựng tăng quá mạnh, trên 30% so với năm trước. "Hầu như ngày nào chúng tôi cũng phải chở thép đến ít nhất cho mười công trình khởi công xây dựng mới, mà dự án nào cũng đầu tư rất lớn, vài chục tỉ đến vài trăm tỉ đồng" - giám đốc điều hành một công ty thép tư nhân nói. Đặc biệt, sau khi Thủ tướng Chính phủ yêu cầu thực hiện nghiêm qui định doanh nghiệp kinh doanh nhà ở, căn hộ phải hoàn tất phần móng mới được huy động vốn thì nhu cầu sử dụng thép tăng đột biến.

    Theo tính toán, với giá phôi thép doanh nghiệp đang sử dụng để sản xuất thép thành phẩm ở mức 735 USD/tấn như hiện nay, mỗi tấn thép xuất xưởng các doanh nghiệp lời ở mức thấp nhất 300.000 đồng/tấn. Nếu doanh nghiệp nào sản xuất được phôi thép thì mức lời sẽ không dưới 2 triệu đồng/tấn. Hiện có hơn 60% doanh nghiệp phải nhập khẩu phôi thép.

    Tuy nhiên, theo các chuyên gia, lượng thép thành phẩm nhập khẩu tăng rất mạnh từ đầu tháng 1-2008 đến nay, ít nhất trên 700.000 tấn. Vì vậy, đại lý nào đã và đang "ôm" thép phải cân nhắc nếu không có thể bị dội chợ do thép nhập khẩu quá nhiều.



    Thép bị làm giá ở khâu phân phối

    Theo ông T. - giám đốc điều hành thương hiệu thép P., giá thép bị đẩy lên quá cao một phần do phải qua quá nhiều tầng nấc trung gian. "Nhưng chúng tôi không thể đầu tư hệ thống đại lý, hoặc mở kênh phân phối bán lẻ như các đại lý đang làm vì không đủ sức, cũng như không đủ kinh phí để thực hiện, nếu muốn kiểm soát được giá thép từ A-Z" - ông này thừa nhận.

    "Muốn quản lý được giá bán cuối cùng, nhà sản xuất phải đầu tư hệ thống đại lý và hệ thống phân phối của mình, "mà điều này nằm ngoài khả năng của các doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp tư nhân lẫn doanh nghiệp nhà nước" - ông Phạm Chí Cường, chủ tịch Hiệp hội Thép VN, xác nhận.

    Thống kê sơ bộ, chỉ riêng phía Nam hiện có không dưới 1.200 đại lý và nhà phân phối tham gia phân phối thép.
  7. tireless_challenger

    tireless_challenger Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2006
    Đã được thích:
    6
    Thằng lợn này sủa kinh thật. Vãi. Anh cũng đợi TT xuống để gom như chú, nhưng không cần thiết phải sủa nhiều đâu, làm ảnh hưởng đến tâm lý người khác.
  8. tinhthanthep

    tinhthanthep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Đã được thích:
    5
    Sao vẫn chưa thấy anh ba cho thôi chức vài chú nhỉ? sao cứ lảng tránh cách xử lý hữu hiệu duy nhất này nhỉ? Chừng nào còn chưa tung ra đòn này chừng đó tình hình sẽ vẫn còn nhiều bất ổn.
  9. nguyengd

    nguyengd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Đừng chửi nhau như vậy bác, diễn đàn là nơi mọi người cùng chia sẻ thông tin mà, có thông tin TỐT ắt cũng phải có thông tin XẤU chứ!
  10. MartinStock

    MartinStock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2007
    Đã được thích:
    2
    đây là ví dụ về một người chơi cổ phiếu mà chỉ chăm chăm tham lam, ko cần biết đến hiểm nguy. Trong bầy gia súc chứng khoán, có tên của: bull, bear, chicken và pig. Hiện bull đang ẩn mình, bear thì đang ra khỏi hang, chicken ko dám chơi CK, đem tiền gửi tiết kiệm. Xem ra bác ko có cả 3 tố chất của 3 loài được nêu trên rồi

Chia sẻ trang này