THEO BẠN. GIÁ CỦA FPT SẼ LÀ BAO NHIÊU..???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi mhmhmh, 15/08/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
5446 người đang online, trong đó có 432 thành viên. 07:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1354 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. mhmhmh

    mhmhmh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Đã được thích:
    0
    THEO BẠN. GIÁ CỦA FPT SẼ LÀ BAO NHIÊU..???

    "Điều 4, khoản 15 Luật Doanh nghiệp quy định, một công ty được coi là công ty mẹ của công ty khác nếu thuộc một trong các trường hợp sau: Sở hữu trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần đã phát hành; có quyền trực tiếp hoặc gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả thành viên HĐQT, giám đốc và tổng giám đốc; có quyền quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ của công ty đó."
  2. minhmangck

    minhmangck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/2007
    Đã được thích:
    0
    1xx
  3. mhmhmh

    mhmhmh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Xung quanh việc Công ty Cổ phần Phát triển Đầu tư Công nghệ (FPT) thành lập nhiều định chế tài chính mang tên FPT như: Công ty cổ phần Chứng khoán FPT (FPTS), Công ty cổ phần Quản lý Quỹ Đầu tư (FPTC) và Ngân hàng TMCP FPT (FPTB)... nhưng trong đó HĐQT của FPT giành góp vốn phần nhiều, còn công ty mẹ FPT thì được ít hơn.
    Chưa nói đến tại sao FPT sử dụng vốn của cổ đông nhưng không công bố rộng rãi. Chỉ cần tỉ lệ góp vốn từ 10% trở lên, công ty phải triệu tập đại hội cổ đông bất thường để thông qua, bởi đây là tiền của nhà đầu tư. Đơn cử như vốn góp vào Công ty Chứng khoán FPT (FPTS) là 50 tỉ đồng (25% vốn điều lệ FPTS), nếu điều lệ của công ty cho phép tổng giám đốc FPT quyết định thì HĐQT cũng phải thông báo rộng rãi cho toàn thể cổ đông. Việc góp vốn vào công ty con mang tính nội bộ lãnh đạo công ty là thiếu minh bạch, dẫn đến những thiệt hại cho nhiều cổ đông khác.

    FPT Khong co tien..??

    Vì sao FPT không chiếm cổ phần lớn trong các định chế tài chính nói trên? Theo anh Bình cho rằng: FPT (mẹ) không thể. Vi vốn FPT tất cả có vào thời điểm đó là 608 tỉ đồng trong khi tổng vốn của 3 định chế mới này là 1.310 tỉ đồng (?). (FPTS 200 tỉ đồng, FPTC 110 tỉ đồng và FPTB là 1.000 tỉ đồng.)
    Được biết, FPT mẹ được góp vốn điều lệ tương ứng trong 3 định chế này là 25%, 33% và 15%. Do ngân hàng cần có vốn lớn, điều kiện thành lập khó khăn, thị trường cạnh tranh gay gắt nên HĐQT của FPT thận trọng cho góp ít vốn vào FPTB là điều dễ thông cảm. Nhưng đối với FPTS và FPTC thì sao?
    Theo số liệu của FPT công bố cho thấy, đến hết năm 2006 vốn chủ sở hữu của FPT là 1.565 tỉ đồng, trong đó có 608 tỉ đồng là vốn điều lệ, còn lại là các khoản như: thặng dư vốn, lợi nhuận chưa phân phối...
    Với nguồn vốn tự có như vậy, FPT dư khả năng chiếm 100% hoặc góp với tỉ lệ cao trong 2 định chế nói trên. Do đó, việc Chủ tịch HĐQT FPT cho rằng vì thiếu vốn nên FPT không thể góp cổ phần chi phối trong các định chế FPTS và FPTC là không thuyết phục.

    HDQT FPT

    Neu 11 thành viên trong HĐQT của FPT nắm giữ khoảng 22,72 triệu cổ phiếu trong chiếm tỉ trọng 37,4% vốn điều lệ FPT mẹ. Như vậy, khi công ty FPT mẹ góp vốn vào đâu thì HĐQT cũng được quyền hưởng theo tỉ lệ tương ứng.
    Trong số vốn điều lệ của FPTS (200 tỉ đồng) công ty mẹ được góp 50 tỉ đồng (25%), còn trong số vốn điều lệ của FPTC (110 tỉ đồng) công ty mẹ được góp 36,3 tỉ đồng (33%).
    Do HĐQT nắm giữ 37,4% vốn điều lệ của FPT mẹ nên mặc nhiên trong phần vốn góp này HĐQT được quyền hưởng 18,7 tỉ đồng trong FPTS và gần 13,6 tỉ đồng trong FPTC (lần 1).
    A. Bình cho biết, các thành viên HĐQT còn góp (lần 2) thêm 29% vốn trong FPTS (tức 58 tỉ đồng) và 47,7% trong FPTC (khoảng 52,5 tỉ đồng). Phần tỉ lệ còn lại do ai góp trong 2 công ty này đến nay hầu hết các cổ đông của FPT mẹ chưa được biết..????
    Cộng chung cả 2 khoản HĐQT đã chiếm 38,3% vốn trong FPTS và 60% vốn trong FPTC. Do FPT có lợi thế công nghệ thông tin nên 2 định chế này sẽ hoạt động rất thuận lợi và mặc nhiên nguồn lợi tương lai về giá trị cổ phiếu của HĐQT trong 2 công ty này có thể cũng sẽ rất lớn.
    Tuy chưa đi vào hoạt động nhưng hiện tại trên thị trường OTC cổ phiếu FPTS đã được chào bán cao gấp 8,5 lần mệnh giá. Phải chăng vì nhìn thấy lợi nhuận kếch sù như vậy nên HĐQT FPT đã giành phần lớn quyền góp vốn vào 2 định chế tài chính này?

    FPT không biết cách huy động vốn qua TTCK?

    Trong lúc anh Bình kêu FPT thiếu vốn thì kênh huy động vốn lớn nhất trên TTCK lại không được FPT sử dụng.
    Thông thường các công ty niêm yết mỗi khi cần vốn đầu tư thì phát hành đấu giá cổ phiếu ra công chúng qua TTCK. Do đó, nếu thật sự cần vốn thì FPT chỉ cần bán ra ngoài khoảng 10% vốn điều lệ, tương đương 60,8 tỉ đồng mệnh giá (lấy mức vốn cũ của FPT trước khi tăng mới đây). Tất nhiên, lúc đó vốn điều lệ của FPT sẽ tăng thêm 10%.
    Tạm tính giá cổ phiếu bán ra công chúng là 250.000 đồng/cổ phiếu (giá thị trường của FPT lúc cao nhất trên 600.000 đồng, lúc thấp nhất là 217.000 đồng/cổ phiếu), thì FPT thu được 1.520 tỉ đồng, trong đó nguồn thặng dư là 1.459,2 tỉ đồng.
    Số vốn này cho phép FPT đầu tư 100% vốn cùng lúc vào tất cả các định chế tài chính nói trên. Lợi ích của TTCK mang lại cho công ty niêm yết là như vậy, nhưng tại sao HĐQT của FPT không làm?
    Nhiều nhà đầu tư đặt câu hỏi, phải chăng HĐQT FPT không biết cách huy động vốn trên TTCK để làm lợi cho toàn thể cổ đông trong Công ty FPT mẹ? Hay chỉ vì muốn tạo ra quyền lợi lớn hơn cho HĐQT nên lãnh đạo FPT chỉ thực hiện những gì có lợi nhiều hơn cho nhóm (Những đối tượng đã được chọn) của mình?
  4. doiokia

    doiokia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Tình hình này khgoảng 70 là vừa
  5. mhmhmh

    mhmhmh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Đã được thích:
    0

    Suy nghi ve 3 dinh che tai chinh moi cua FPT

    Công ty mẹ góp vốn với tỉ lệ nhỏ nhưng để cho công ty mới thành lập mang thương hiệu mẹ chẳng khác nào ?obiếu không? giá trị thương hiệu cho công ty con. Lợi nhuận có được từ thương hiệu này chỉ có những cá nhân được FPT ?otuyển chọn? góp vốn là được lợi phần lớn (Phai chang FPT dang su dung von cua cac co dong de ban le cho mot phan nhung ca nhan do).

    Cau hoi cho FPT.!!!

    Vi sao FPT ko tập trung mang lợi nhuận về cho công ty mẹ, bảo đảm quyền lợi cho toàn thể cổ đông Trái lại đó là sự phân tán hoạt động đầu tư và thương hiệu dẫn đến nhiều ảnh hưởng cho chính hệ thống của FPT...???
  6. ngocmai82

    ngocmai82 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2007
    Đã được thích:
    141
    Ảnh hưởng đến hệ thống FPT nhưng làm giàu cho mấy bác to đầu là được. Cứ làm 1 mớ lớn thì công ty ra sao cũng mặc
  7. hainv76

    hainv76 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2005
    Đã được thích:
    1.770
    Cổ đông FPT có ?ohá miệng mắc quai??

    TT - Khi giá cổ phiếu của FPT giảm mạnh, nhiều cổ đông của Công ty cổ phần Phát triển đầu tư công nghệ FPT mới nhận ra họ đã dễ dãi khi trao quyền quá lớn cho hội đồng quản trị (HĐQT) trong việc lập các công ty con, khiến thương hiệu này bị ?opha loãng?...

    ?oTrào lưu? lập công ty cổ phần (CTCP) của FPT chỉ thật sự bắt đầu từ sau tháng 3-2007 khi thị trường chứng khoán đạt phong độ đỉnh cao. Hàng loạt pháp nhân mới ra đời như Ngân hàng cổ phần FPT (FPT Bank), CTCP Quản lý quĩ đầu tư FPT (FPT Capital), CTCP Chứng khoán FPT (FPT Securities), CTCP Dịch vụ trực tuyến FPT (FPT Online), Trường phổ thông Năng khiếu FPT. Đáng lưu ý là FPT chỉ góp một tỉ lệ vốn khá khiêm tốn, chỉ chiếm 15% ở FPT Bank, 25% ở FPT Securities, 33% ở FPT Capital? Nhưng với việc gắn với thương hiệu FPT, gần như đây là những FPT ?ocon?.

    ?oKim thiền thoát xác??

    * Ông Huỳnh Anh Tuấn (đại diện Công ty chứng khoán Ngân hàng Á Châu):



    Nói cho công bằng rằng việc một đơn vị nào đó góp vốn thành lập một đơn vị mới, trở thành cổ đông của đơn vị mới là hoạt động đầu tư tài chính bình thường. Nhưng điều bất thường ở đây chính là việc cho phép đơn vị mới sử dụng thương hiệu FPT nhưng lại không tính giá trị thương hiệu như một phần vốn góp.



    Trong trường hợp góp cả thương hiệu, FPT trở thành một cổ đông đặc biệt. Công ty FPT ?omẹ? phải nắm cổ phần chi phối để tận dụng cơ hội, đồng thời đảm bảo quyền lợi của tất cả những nhà đầu tư đang nắm giữ cổ phiếu của FPT.



    * Ông Huy Nam (chuyên gia chứng khoán):

    Cách giải thích của ông Trương Gia Bình cho rằng góp ít vốn để ?ođảm bảo an toàn tài chính cho FPT? là thiếu thuyết phục. Bởi lẽ một khi muốn bảo toàn vốn cho công ty mẹ, cũng không có bất kỳ lý do nào để tước quyền tham gia của các cổ đông bên ngoài đang nắm giữ cổ phiếu FPT.



    Bất cứ nhà đầu tư nào cũng có thể nhận thấy đây là cơ hội hơn là một nguy cơ, bởi lẽ ngay những lãnh đạo chủ chốt của công ty mẹ đã vội bán cổ phiếu FPT để tham gia những FPT ?ocon? này kia mà!

    Vì sao FPT không nắm cổ phần chi phối ở những FPT ?ocon?? Đây là một điều hoàn toàn trái ngược với những gì đại gia này từng làm ở những năm trước.



    Giải thích về lý do FPT ?omẹ? không nắm cổ phần lớn ở những công ty thành lập sau tháng 3-2007, trong cuộc phỏng vấn trực tuyến, ông Trương Gia Bình, chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc FPT, cho rằng do vốn của FPT còn nhỏ so với tổng vốn của các định chế mới và do yêu cầu cần đảm bảo an toàn tài chính cho công ty ?omẹ?.



    Thế nhưng cổ phần của FPT ?omẹ? trong các FPT ?ocon? quá ít lại chính là để ?onhường chỗ? cho một số thành viên trong HĐQT của FPT. Theo ông Bình, tỉ lệ góp vốn của các thành viên này cần ?otương ứng với những đóng góp trong quá khứ cũng như tương lai cho tập đoàn này? và ?ocũng là một sự đảm bảo cho sự phát triển bền vững của các tổ chức trên?.



    Chính vì vậy, tổng số vốn của riêng HĐQT FPT trong FPT Securities, FPT Capital và FPT Bank chiếm tương ứng là 29%, 47,7% và 4,5%. Một cổ đông FPT trong câu hỏi gửi đến ông Trương Gia Bình nói ông lo ngại HĐQT của FPT đang dùng chiêu bài ?okim thiền thoát xác?, để lại cho các lớp cổ đông bên ngoài một FPT chỉ sở hữu 10-20% ở các FPT ?ocon?, còn các vị trong HĐQT sở hữu phần lớn cổ phiếu ở tất cả các công ty đó.



    Bi kịch của các cổ đông nhỏ

    Câu hỏi được nhiều cổ đông nhỏ bên ngoài đặt ra là vì sao họ không được tham gia quá trình thành lập công ty ?ocon? và quyết định phương thức góp vốn vào những công ty này? Bởi lẽ nếu FPT sở hữu 100% thì lợi nhuận của những công ty con sẽ ?ochảy? về công ty mẹ và các cổ đông cùng được hưởng.



    Thế nhưng, tất cả chủ trương thành lập công ty con và quyết định phương thức góp vốn đã không được thông qua đại hội đồng cổ đông FPT. Đơn giản vì các cổ đông đã thông qua bản điều lệ công ty theo hướng trao quyền cực lớn cho HĐQT. Theo bản điều lệ này, chỉ có những khoản đầu tư có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của FPT mới phải biểu quyết tại đại hội cổ đông.



    Theo báo cáo tài chính 2006 của FPT, tổng tài sản của FPT lên đến 3.400 tỉ đồng, nghĩa là chỉ có những khoản đầu tư chừng 1.700 tỉ đồng trở lên mới đến tay đại hội cổ đông. Ngoài ra, điều lệ này cũng đã qui định ?oHĐQT được quyền thành lập công ty con?, tức đa số cổ đông đã tự gạt mình ra khỏi cuộc chơi góp vốn mở rộng kinh doanh này.



    Ở một góc độ nào đó, cổ đông đang bị thiệt vì tiềm lực của FPT đang dần yếu đi do phải chia sẻ bộ máy để hỗ trợ các công ty mới. Nhưng cái mất mát lớn hơn là thương hiệu của FPT đã được định giá bằng 0 khi HĐQT đem góp vào các công ty mới.



    Giám đốc một công ty chứng khoán cho rằng việc Công ty FPT góp vốn thành lập hàng loạt công ty mới mang thương hiệu FPT không ngoài mục đích hình thành các công ty ?osân sau?. Theo vị giám đốc này, chỉ sau khi được công bố thành lập, cổ phiếu của một ?oFPT con? đã được rao bán với giá nhiều ?ochấm?, những người hưởng lợi tất nhiên là một nhóm người tham gia đầu tư nhiều vào đơn vị này.
  8. eazy123

    eazy123 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Bình loạn chỗ này là: Nếu FPT vẫn lạ MẸ, mà nắm giữ <50%, nên suy ra là cổ đông sáng lập của Mẹ và CON là song sinh;

    Còn giá, khi mà đã giảm đi phần THƯƠNG HIỆU, CƠ HỘI PHÁT TRIỂN LÂU DÀI VỀ THỊ TRƯỜNG & QUY MÔ thì cũng không khó lắm.

    Chỉ cần mạn đàm là nếu không có chú TPG và Intel Cap thì thế nào nhỉ, cứ lấy giá trước ngày các chú đó múc mà làm 1 điểm tham chiếu.

    Sau đó, cứ thế mà tính toán với các phương pháp tính rất phức tạp như theo suất chiết khấu dòng tiền; giá trị nội tại; v.v.v thì ra các giá tham chiếu 2, 3, 4, .....

    Vâng, nếu không có gì thay đổi, sẽ có những điều chỉnh giá về sâu nữa, sâu nữa, .... và dừng lại ở giai đoạn xem FPT Mẹ được xem là phát triển ổn định và bền vững (giai đoạn 2, sau giai đoạn 1 là có tốc độ tăng trưởng cao cả về lợi nhuận và quy mô thị trường).



    Được eazy123 sửa chữa / chuyển vào 10:18 ngày 15/08/2007
  9. demcodon1

    demcodon1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2007
    Đã được thích:
    0
    Không có cách nào cho bọn FPT này 1 bài học à?
  10. lazy2008

    lazy2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/04/2007
    Đã được thích:
    6
    Anh Trương Gia Bình làm hoen ố TTCK non trẻ VN mất rồi
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này