Thi sắc đẹp chỉ là chọn "chân dài" cho đại gia ?

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi lehero, 22/08/2010.

7132 người đang online, trong đó có 924 thành viên. 09:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 432 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. lehero Thành viên rất tích cực

    http://www6.vnmedia.vn/newsdetail.asp?NewsId=198931&CatId=426

    Thi sắc đẹp chỉ là chọn "chân dài" cho đại gia ?
    Cập nhật lúc 12h55" , ngày 22/08/2010 - [​IMG]
    (VnMedia)- Sau khi đăng tải bài viết "Hoa hậu Việt Nam có đáng được tôn vinh đến thế?", VnMedia đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi của độc giả theo cả hai chiều: ủng hộ và phản đối. Thậm chí, một số ý kiến cho rằng thi hoa hậu chỉ là hình thức tuyển người đẹp cho các đại gia...

    >> Hoa hậu Việt Nam có đáng được tôn vinh đến thế?

    "Chọn chân dài cho đại gia"
    Đa số những ý kiến phản hồi đồng ý với nhận định của tác giả bài viết về những băn khoăn trong việc tổ chức hoa hậu khá tốn kém, tác động tốt cho xã hội không nhiều. Độc giả nbanh (Hà Nam,email: ...anh976@yahoo.com) cho biết: "Tôi cũng đồng tình với ý kiến của tác giả bài viết. Đất nước ta càn nhiều người đẹp nhưng nhiều cái khác cần hơn như hiện nay chúng ta đang làm tốt việc tôn vinh những doanh nhân,hơn nữa cần tôn vinh những nhà lãnh đạo giỏi, quản lý giỏi, tồn vinh những người làm khoa học giỏi, nhất là những người đi đầu trong các lĩnh vực mũi nhọn của đất nước (thiết nghĩ như khoa học cơ bản, giáo dục, y tế, công nghệ tin học...).
    Chia sẻ quan điểm này, độc giả Quốc Hoàn (Nghệ An,email: ...cxanh_1980@gmail.com) khẳng định: "Thực tế đất nước ta đang chuyển mình trên bước đường hội nhập với thế giới. Việc quảng bá hình ảnh của đất nước với thế giới là điều nên làm. Nhưng việc quảng bá đó phải căn cứ và tình hình thực tế của đất nước, của đời sống nhân dân. Một đất nước tổng thu nhập GDP mới khoảng gần 100 tỉ USD mà đòi đi xây dựng đường cao tốc với 56 tỉ USD, đó là chưa kể số tiền sẽ tăng chóng mặt trong quá trình thi công và bảo dưỡng. Một đất nước có tới 8000 lễ hội trong một năm, mỗi ngày có khoảng 9 lễ hội, cái đó để quảng bá nhưng số tiền bỏ ra với cái giá trị của nó mang lại là bao nhiêu? Cứ lúc nào cũng lễ hội thời gian đâu để lao động?"
    Tương tự, độc giả Lê Hoàng (Hà Nội, email ...angle@yahoo.com) cho biết: "Tác giả đã viết đúng tâm trạng của tôi (có lẽ của nhiều người nữa), Tôi không hiểu tại sao, một đất nước nghèo như Việt Nam mỗi năm lại sinh ra nhiều cuộc thi người đẹp hoành tráng đến như vậy ? Tôi thật sự không hiểu nổi các cuộc thi đó có ý nghĩa gì với xã hội, giúp ích được gì cho đất nước, sao họ không dùng những đồng tiền đó giúp dân nghèo, các học sinh giỏii mà không có đủ tiền để đên trường, người nghèo không có tiền vào viện,... nhỉ???????".

    [​IMG]
    Cuộc thi hoa hậu Việt Nam 2010. ảnh chỉ mang tính minh họa

    Nhiều độc giả khác như Đỗ Hữu Đôn (
    Hà Nội,email: ...inhanbanga@yahoo.com) Nguyễn Kim Châu (Đồng Nai PVDH (Hà Nội, email: ...anvudiemhang@yahoo.com) cũng đồng tình với tác giả bài viết và cho rằng, nội dung và văn từ chứng tỏ tác giả bài viết rất cẩn trọng. Đa phần người dân VN ta còn đang phải vất vả mưu sinh, còn khó nhọc nhiều. Vì thế, việc tập trung nguồn lực xã hội quá vào sự hưởng thụ, sự hiếm hoi, đẳng cấp cao...sẽ vừa lãng phí nhân lực, vật lực...

    Theo độc giả Hoàng Hà (
    Nha Trang,email: ...angha.hoang@yahoo.com.vn) nên ưu tiên tập trung những giải thưởng có giá trị, những cuộc giao lưu lớn trên truyền hình để tôn vinh những tài năng trẻ, những tấm gương nghèo học giỏi, vượt khó, những người con hiếu thảo , những tấm gương hy sinh vì cộng đồng...điều đó sẽ có ích nhiều hơn trong bối cảnh đạo đức xã hội đang bị tác động tiêu cực nhiều chiều như bây giờ.
    Thậm chí, độc giả Lê Phù Sa (Cà Mau,email: ...usabebong@gmail.com) còn khăng khăng: "Năm thi hoa hậu nào cũng thế, cuộc thi sắc đẹp nào cũng thế - mọi người cứ CHIÊM NGƯỠNG & NGỢI CA nó bằng tấm lòng chân thành & trong sáng... để rồi tẽn tò bởi nhiều chuyện cười ra nước mắt. Có vẻ như chức năng DỄ THẤY NHẤT của nó hiện nay là tuyển chọn chân dài cho các đại gia".

    Cũng liên quan đến mối quan hệ hoa hậu - đại gia, độc giả Thanh Le Qui (
    Hà Nội,email: ...anhlq@yahoo.com) cho rằng: "Việc tôn vinh hoa hậu thì cũng phải tôn vinh thôi vì trào lưu này tràn lan trên toàn thế giới. Phải nhìn thẳng vào vấn đề là: Thi hoa hậu không chỉ tôn vinh người đẹp mà còn để làm thương mại nữa. Đấy mới là mục đích chính. Tuy nhiên ở Việt Nam ta, cứ mỗi 01 hoa hậu đăng quang sẽ có 01 đại gia .....lao đao. Chỉ khổ cho đại gia nào "dính" vào hoa hậu thôi!".
    Nước nghèo cũng có nhu cầu thưởng thức cái đẹp
    Bên cạnh những ý kiến phản đối nêu trên, nhiều ý kiến độc giả lại ủng hộ các cuộc thi hoa hậu hiện nay. Bạn Trần Huy (Hà Nội,email: ...ytran1989@yahoo.com) cho rằng bài viết quá phiến diện: "Nói như vậy thì thôi, Việt Nam không cần phải tổ chức hoa hậu Việt Nam, nhà nhà chả cần phải giải trí, các công ty cũng chẳng cần phải cho nhân viên đi nghỉ mát, các lễ hội như 1000 năm cũng không nên làm...".

    Theo bạn Huy, cần nhớ rằng, con người ngoài nhu cầu vật chất còn có nhu cầu tinh thần. Không phải tự nhiên mà các cuộc thi Miss World, Miss Universe, Miss Earth hay hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu thế giới người Việt lại được tổ chức. Các cuộc thi này tìm ra những người đẹp, đại diện cho cái đẹp để nhân rộng lòng nhân ái, từ đó góp phần giúp đỡ các mảnh đời nghèo khổ, chung tay với cộng đồng làm những việc có ích.

    "Đấy cũng là giúp dân nghèo, chứ có phải cứ mang tiền ra cho người nghèo thì mới là đúng đâu? Mà tại sao lại cứ vin vào cái cớ là Việt Nam là một nước nghèo nên không nên tổ chức thế này, thế kia? Người nghèo cũng có nhu cầu được thưởng thức cái đẹp, các bạn ạ!" - bạn Huy kết luận.

    Một Việt kiều Pháp là ông Vũ Linh (email ...linhtam@noos.fr) chia sẻ: "Đọc bài báo của ông Nguyễn Quý Dương tôi thấy tác giả có cách nhìn thiên lệch về những chi phí cho việc tổ chức thi Hoa Hậu Việt Nam . Tôi thấy việc này còn có ích cho mọi người dân còn hơn là việc "đốt nến ở Hoàng thành" , rước "xá lỵ" , xây các chùa chiền tô xanh đỏ lòe loẹt , rồi đúc các vật thể nửa rồng nửa rắn.....Còn rất nhiều. Số tiền 7 tỷ cũng chưa bằng số mấy đại gia mua máy bay để khoe của. Tóm lại "...Thời thế thế thời phải thế...".Âu cũng là : "...Hay hèn thì cũng nối điêu...".

    Ông Vũ Linh cho rằng dầu sao dân Việt Nam vất vả mưu sinh còn được phút vui ngắm các Hoa hậu hơn là những thứ thậm lãng phí gấp nhiều lần đã nêu trên nhưng khóe che đậy bịt mắt mọi người mà thôi .

    Trong khi đó, độc giả Nguyễn Thương Huyền (Hà Nội, email: ...olet13789@yahoo.com.vn) cho biết: "Nhà Mỹ học Nga Secnưsepxki từng viết "Cái đẹp là cuộc sống", và tôi nghĩ rằng, cái đẹp về hình thể, về tâm hồn đều rất đáng quý (dĩ nhiên, "tốt gỗ hơn tốt nước sơn", "cái nết đánh chết cái đẹp"). Thực ra, việc chúng ta tổ chức thi Hoa hậu không có gì không nên cả...".
    Độc giả Cuội Đất (Hà Nội,email: ...oidat@yahoo.com) lại không hiểu tác giả viết về cái gì, ý của tác giả là gì: "Bạn bảo chúng ta tốn tiền vào đó vậy bạn có bao giờ tự hỏi ngược lại là các hoa hậu làm được gì sau khi đăng quang không ? Tôi lấy ví dụ như Hoa hậu Mai Phương Thúy , bạn có biết là suốt 4 năm vừa qua Thúy đã làm được bao nhiêu việc tốt , quyên góp được bao nhiêu tiền để làm từ thiện không ? Nếu không có những cuộc thi như HHVN , liệu người ta có biết Mai Phương Thúy là ai không? Liệu có làm quyên góp được nhiều tiền thế không? HHVN là một cuộc thi mang tầm cỡ Quốc gia, người đăng quang đại diện cho vẻ đẹp phụ nữ của một Quốc gia nó phải được trân trọng chứ. Cứ theo như bạn thì chúng ta không ăn không chơi không giải trí gì cuộc sống tẻ nhạt liệu có sống được không ? Sao bạn không nhìn thấy mặt tích cực của nó nhiều hơn là tiêu cực nhỉ ?"
    Tôn vinh đến đâu cần cân nhắc
    Đan xen giữa những luồng ủng hộ và phản đối quan điểm của bài viết, cũng có khá nhiều độc giả cho rằng cân nhắc tính thiết thực của các cuộc thi hoa hậu, có tôn vinh nhưng mức độ đến đâu thì cần cân nhắc.

    Một độc giả không nêu tên tại TP.HCM
    (email ...yle511@yahoo.com) cho biết: "Sau khi dọc bài báo này tôi suy nghĩ rất nhiều. Xã hội ta đang ngày càng phát triển và hội nhập, việc tổ chức các cuộc thi hoa hậu không có gì là xấu, là quá đáng nhưng chúng ta phải nhìn lại cách tổ chức cũng như sự đầu tư nhân lưc và vật lực vào nó. Trước khi diễn ra cuộc thi thì nó luôn được PR một cách rầm rộ, trong khi một chương trình nói về một sự sum họp rất có ý nghĩa như chương trình "như chưa hề có cuộc chia ly" thì thử hỏi có được quảng cáo bằng 1 phần như cuộc thi đó không?...và với nhiều chương trình khác nữa. "

    Độc giả Lam Sơn (Hà Nội,email: ...nhphuongvnba@yahoo.com.vn) chia sẻ: "Tôi hiểu được suy nghĩ của tác giả bài báo, nhưng khổ nỗi, đây là cuộc thi mà bất kể quốc gia nào họ cũng làm rất hoành tráng. Đơn giản bởi vì ý nghĩa của nó không chỉ nhằm tìm ra một người đẹp. Địa phương nào cũng cần nâng cao hình ảnh nào là để thu hút đầu tư, du khách...và thêm nữa là sĩ diện của các vị lãnh đạo. Tôi chỉ xin có ý kiến là làm thế nào đó để giảm tối đa kinh phí, dành một phần kinh phí cho những hoạt động an sinh xã hội thiết thực hơn (không tính khoản mà các người đẹp tự nguyện trích từ phần thưởng). Bên cạnh đó, cần phải có biện pháp nâng cao chất lượng cuộc thi, bởi như HHVN 2010 vừa rồi, 5 người đẹp lọt vào vòng trong trả lời thật...không thể tưởng tượng nổi. Cái đẹp của tri thức ở đâu khiến cho khán giả xem vô cùng ngán ngẩm".
    Bạn Hoàng Liên (Công ty TNHH Vân Hà,email: ...ychonguoi_nguoisechota@yahoo.com.vn) cũng cho rằng: "Thi cũng được nhưng khi đã là Hoa hậu thì nên để cho mọi người tôn trọng, đừng như một số người đẹp trước đây đã được vinh danh nhưng sau đó lại làm cái việc không đáng làm, trái với thuần phong mỹ tục người Việt Nam. Các người đẹp phải hiểu tại sao cái áo Bà Ba, cái áo dài Việt Nam lúc nào cũng được xã hội trân trọng và đó mãi là biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam chân chính".
    Khá tâm huyết với vấn đề VnMedia đưa ra, độc giả Sỹ Văn (189 Mai Dịch,email: ...sy@mic.gov.vn) chia sẻ: "Cuộc đời chúng ta nhắm tới chân, thiện, mỹ. Cái đẹp cần dược tôn vinh, miễn nó là cái đẹp đích thực. Hoa hậu Việt Nam, nếu mà xứng đáng, công bằng, thì là người đại diện cho sắc đẹp (nếu cả vẻ đẹp tâm hồn , trí tuệ nữa thì càng tốt) phụ nữ Việt Nam, nên cũng cần được tôn vinh. Có những hoa hậu, sau khi đăng quang đã rất tích cực hoạt động từ thiện, dùng hình ảnh và danh tiếng của mình quyên góp được nhiều tiền ủng hộ những người nghèo... Tóm lại là họ cũng làm được nhiều việc cho xã hội, nên cũng đáng được tôn vinh. Còn tôn vinh vinh đến đâu thì cần phải có sự cân nhắc của những người quản lý văn hóa đất nước".
    Theo độc giả Văn, đôi khi các hoa hậu được "tôn vinh' theo ý đồ của nhà đầu tư, nhằm quảng cáo cho các sản phẩm của họ. Đây là điều bình thường của kinh tế thị trường. Nếu nhà doanh nghiệp bỏ tiền (của họ) ra để tài trợ tổ chức thi hoa hậu để rồi nhân đó quảng bá thương hiệu của mình thi chúng ta không nên phàn nàn về số tiền họ bỏ ra là quá lớn, vì lỗ lãi người ta đã hạch toán cả rồi. Đắt nó sắt ra miếng, đó là chuyện của doanh nghiệp. Còn nếu lấy tiền ngân sách ra làm, mà chi nhiều quá thì rõ ràng là không nên.
    Kết luận vấn đề này, độc giả Văn cho rằng: "Thi hoa hậu là một sinhh hoạt văn hóa thông thường, nhằm tôn vinh cái đẹp. Và cái đẹp nó tự nuôi sống được nó và lại còn đóng góp được cho xã hội thì chúng ta không phải ngại ngần về số tiền người ta đã bỏ ra. Tất nhiên, các phương tiện truyền thông cần dành thời lượng xứng đáng hơn cho việc đưa hình ảnh của các tấm gương tài năng, đức độ, có đóng góp nhiều cho đất nước để các doanh nghiệp vào cuộc, tài trợ quảng cáo, tôn vinh hình ảnh của họ gắn với lợi ích doanh nghiệp, để những người tài đức có cống hiến nhiều cho đất nước cũa phải được tôn vinh xứng đáng, vì có nhiều người trong số họ đáng được tôn vinh nhiều hơn các hoa hậu hiện nay. Các hoa hậu hiện nay thì may ra mới được "nước sơn", chứ còn "gỗ" thì "em còn bé lắm mấy anh ơi"".

    Quỳnh Trang - tổng hợp

Chia sẻ trang này