Thị trường bất động sản 2012: Nhiều tín hiệu lạc quan

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongdatu, 15/01/2012.

4810 người đang online, trong đó có 437 thành viên. 22:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3752 lượt đọc và 54 bài trả lời
  1. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Thị trường bất động sản 2012: Nhiều tín hiệu lạc quan









    [​IMG]
    Thị trường bất động sản sẽ có nhiều cơ hội bức phá trong năm 2012

    “Năm 2012 sẽ là một năm mà các công ty và cá nhân có thể đạt được lợi nhuận từ chính những cơ hội trên thị trường bất động sản”.
    Đây là nhận định được ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc Điều hành của CBRE Việt Nam đưa ra tại buổi Hội thảo dự báo táo bạo được tổ chức định kỳ hàng năm.
    Theo CBRE, đối với một số người, các doanh nghiệp và cá nhân là năm đưa thị trường bất động sản Việt Nam trở nên thực tiễn hơn do gặp phải nhiều khó khăn thử thách, dòng tiền mặt thiếu thốn do những dòng vốn vào thị trường này bị thắt chặt và người mua không còn hứng thú nữa. Tuy nhiên, không phải là thị trường không có cơ hội để bức phá. Nguyên nhân là do giá vàng đang ở mức kỷ lục và một khi giá vàng có dấu hiệu sụt giảm thì mọi người sẽ lại chuyển từ kênh đầu tư vàng sang kênh đầu tư bất động sản. Và các phân khúc nhà ở trong năm 2012 sẽ có mức giá phải chăng hơn, hướng đến tầng lớp trung lưu đang ngày càng đông đảo, sẽ sôi động nhất.
    Thêm vào đó, những vấn đề về dòng vốn mà các chủ đầu tư đã nghiệm qua, lần đầu tiên làm xuất hiện các giao dịch “khát vốn” trên thị trường, đặc biệt là thị trường đất nền. Trong khi một bộ phận đã bỏ tiền đầu tư bất đắc dĩ phải chấp nhận giao dịch, thì đối với những nhà đầu tư muốn gia nhập thị trường, đây lại là cơ hội để mua với mức giá có thể xem là thực.
    Cũng theo CBRE, nguồn vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực bất động sản sẽ tăng đáng kể trong năm 2012 khi các nhà đầu tư đổ xô vào. Nguyên nhân là do Việt Nam vẫn là thị trường đầy tiềm năng trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, trong năm 2011, trên thị trường bất động sản Việt Nam đã xuất hiện sự tăng trưởng số lượng những hợp đồng đầu tư tổ chức với một số giao dịch nổi trội thực hiện bởi các nhà đầu tư nước ngoài. CBRE cho rằng những giao dịch này sẽ mở đường cho nhiều hoạt động hơn nữa trong một vài năm tới, và năm 2012 cũng không là ngoại lệ. “Chúng tôi tin rằng tất cả những yếu tố này sẽ giúp thúc đẩy lượng vốn FDI trong năm 2012”, ông Townsend chia sẻ.
    Theo Nguyễn Phước ​
    DĐDN

  2. taichinhtuvan

    taichinhtuvan Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    28/12/2006
    Đã được thích:
    4.203
    phải qua 2013 cưng ơi
  3. langtulanhlung4

    langtulanhlung4 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Vẫn còn tù mù lắm, 2012 mới thực sự là bi đát với BDS đấy nha.
  4. Keendy

    Keendy Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    03/03/2010
    Đã được thích:
    48
    Cùng quan điểm với bác
  5. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Bất động sản sôi động bất ngờ nhờ...xiết nợ !










    [​IMG]
    Sự săn đuổi các lô đất bán tháo, xiết nợ, giảm giá của giới đầu tư trong thời gian vừa qua đã phần nào thúc đẩy chuyển động của thị trường bất động sản những ngày cuối năm.
    Thị trường bất động sản năm 2011 đã chứng kiến 2 đợt bán tháo mạnh nhất đó là vào thời điểm giữa quý II và quý IV do trùng thời điểm ngân hàng rốt ráo thu nợ để kéo tỷ trọng dư nợ tín dụng phi sản xuất về mức mà Ngân hàng nhà nước yêu cầu là 22% vào cuối tháng 6 và 16% vào thời điểm cuối tháng 12.

    Lúc đó, do áp lực nguồn tiền nhiều nhà đầu tư bất động sản phải chấp nhận lựa chọn phương án cắt lỗ để thoát hàng, thu tiền về để trả nợ vay. Vì vậy, giá đất tại một số dự án đã liên tục lao dốc. Tuy nhiên, đà bán tháo đã không thể kéo dài do số lượng chào bán các lô đất theo kiểu này khá ít ỏi trong khi người mua luôn trực chờ.

    Anh Nguyễn Thanh Lâm (giám đốc sàn bất động sản Thành Đô) cho biết, thông thường các thông tin về một số lô đất bán tháo được giới trung gian, môi giới tiết lộ khá kín đáo. Thậm chí, nhiều lô vừa chào bán đã có người mua ngay vì vậy nếu là dân “ngoại đạo” khách hàng khó có thể mua được loại hàng kiểu này. Đó là chưa kể, nhiều chủ đầu tư dự án do không muốn bị phá giá nên sẵn sàng mua ngay khi có khách bán.

    “Đơn cử, các lô đất liền kề dự án Geleximco (Lê Trọng Tấn, Hà Đông) nếu tham khảo trên thị trường mức giá chung được chào bán trên 40 -45 triệu đồng/m2 tuy nhiên thực tế những lô đất chủ nhà cần tiền sẵn sàng bán với mức giá 30-35 triệu đồng/m2 ngay lập tức các chủ văn phòng nhà đất có sẵn tiền sẽ nhập vào ngay” anh Lâm tiết lộ.

    Cũng chính vì mức giá bán quá rẻ, giới buôn đất vẫn chớp cơ hội để lướt sóng kiếm lời. Anh Hải Minh – nhân viên môi giới nhà đất khu vực Xuân Phương- Hoài Đức cho biết, tuần trước anh đã bạo tay nhập lô liền kề Vân Canh với giá 35 triệu đồng/m2. Sau khi đặt cọc cho chủ nhà, 2 ngày sau anh bán tất tay với giá 37 triệu đồng/m2.

    “Thời gian vừa qua, do thị trường rơi vào tình cảnh quá xấu nhiều nhà đầu tư đã rời bỏ thị trường tuy nhiên không phải là cơ hội hết hoàn toàn. Nếu chịu khó săn đuổi không chỉ giới trung gian mà cả khách hàng vẫn có thể tìm kiếm lợi nhuận” anh Minh chia sẻ.

    Hay như với phân khúc chung cư mặc dù được đánh giá là đang gặp nhiều khó khăn trong thanh khoản do nguồn cung quá lớn. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng bởi những dự án chung cư có pháp lý tốt, tiến độ chuẩn, giá bán cạnh tranh, chủ đầu tư uy tín vẫn luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình từ phía nhà đầu tư, khách mua nhà. Nhiều dự án được ghi nhận giao dịch rất tốt bất chấp thị trường đang trong tình trạng bất động.

    Thời điểm cuối tháng 11 vừa qua, sự kiện chủ đầu tư dự án chung cư tại Linh Đàm đã mạnh tay giảm giá gần 600 triệu đồng/căn hộ cho cả khách hàng mua tại thời điểm trước và sau khi có quyết định này đã thực sự gây chấn động thị trường bất động sản. Bởi chưa bao giờ tại Hà Nội có doanh nghiệp nào đưa ra phương án giảm giá nhiều đến như vậy.

    Trả lời báo chí, đại diện doanh nghiệp cho rằng, việc quyết định đưa ra mức giảm giá 7 triệu đồng/m2 căn hộ là chủ đầu tư chấp nhận giảm bớt lợi nhuận có được để chia sẻ người mua nhà nhằm kích cầu thị trường. Cách làm này tốt hơn rất nhiều so với việc khoanh tay ngồi chờ thị trường khởi sắc.

    Theo tìm hiểu của phóng viên tại một số văn phòng nhà đất quanh khu vực Linh Đàm, Xa La việc giao dịch các căn hộ dự án này khá nhộn nhịp trong đó khách mua chủ yếu là người có nhu cầu ở thực. Các căn hộ được chào bán thành công đều là căn có diện tích nhỏ 55 m2 -81 m2 với giá trị dao động từ 1,3 đến 2,2 tỷ đồng.

    Vài tuần nay, giới đầu tư bất động sản liên tục rỉ tay về dự án chung cư cao cấp mặt đường Trần Duy Hưng (Hà Nội) đã được chủ đầu tư mạnh tay giảm giá hơn 10 triệu đồng/m2 theo đó giá bán điều chỉnh giảm trên 40 triệu đồng/m2 về giá 30 triệu đồng/m2 cho tổng số 20 căn hộ thuộc tòa nhà này. Ngay sau khi thông tin được phát đi, nhiều khách hàng đã đổ xô đi đăng ký mua….

    Có thể thấy, sự nhún nhượng của nhiều chủ đầu tư đã tạo động lực xua đi được không khí ảm đảm thị trường khi mà thời điểm kết thúc năm 2011 đang cận kề.

    Theo Khánh An
    VnMedia

  6. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Bất động sản năm Thìn: Rồng thiêng có cất cánh?










    [​IMG]
    Các nhà đầu tư chờ đợi vào sự khởi sắc hơn trong 2012, bởi năm con Rồng được kỳ vọng sẽ mang theo nhiều điều may mắn, tốt lành.
    Các nhà đầu tư chờ đợi vào sự khởi sắc hơn trong 2012, bởi năm con Rồng được kỳ vọng sẽ mang theo nhiều điều may mắn, tốt lành. Đầu Xuân mới, các chuyên gia bất động sản đã có những chia sẻ nhận định về thị trường năm nay.
    Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng

    [​IMG]Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình DũngMặc dù năm 2011, Chính phủ đã đưa ra những mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội song khó khăn còn chưa hết. Vì vậy kinh tế năm 2012, Chính phủ cũng không đặt mục tiêu tăng trưởng cao - kiềm chế lạm phát nhưng tăng trưởng hợp lý và điều này sẽ tác động ngay đến thị trường BĐS năm 2012. Hiện nay chúng ta đang khó khăn thì năm 2012 vẫn tiếp tục khó khăn, ít nhất là trong 6 tháng đầu năm.
    Ông Phan Thành Mai, tổng thư ký Hiệp hội bất động sản Việt Nam
    2012 tiếp tục là một năm khó khăn về nguồn vốn đối với các DN. Về kinh tế vỹ mô, dự báo của ADB, tăng trưởng GDP Việt Nam dự kiến là 6% và chỉ số tiêu dùng CPI được kiểm soát khoảng 10% cho năm 2012. Các doanh nghiệp BĐS sẽ tiếp tục thiếu hụt nguồn vốn và tìm kiếm các cơ hội hợp tác kinh doanh với các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt các đối tác khu vực Châu Á đặc biệt Đông Nam Á. Dự báo hết 2011 tăng trưởng tín dụng là 12% và M2 là 10%. Như vậy chúng ta có cơ sở để tin tưởng lạm phát sẽ kiểm soát tốt trong 2012 và mức tăng trưởng tín dụng có thể lại được tăng vào 2012.

    [​IMG]Một yếu tố quan trọng tích cực cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường BĐS nói riêng đó là Kiều hối dự báo cho toàn 2011 rất tích cực, khoảng 9 tỷ USD cho cả năm. Trong đó có 1 tỷ trọng lớn luôn dành cho thị trường BĐS. Với đà tăng trưởng này, dự báo năm 2012, kiều hối vẫn là một nguồn bổ sung tích cực cho thị trường BĐS Việt Nam. Với chủ trương tại chỉ thị 2196/CT-TTg liên quan đến thị trường BĐS và trong đó đặc biệt NHNN sẽ thực hiện việc nới lỏng tín dụng cho thị trường BĐS một cách phù hợp, đồng thời các cơ hội trong 2012 như phân tích trên được thực hiện, thì chúng ta có cơ sở tin tưởng, vào quý IV năm 2012, thị trường BĐS có thể sẽ ấm lên và khởi sắc.
    GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TNMT
    Năm 2012 là năm chuyển dịch, tái cấu trúc và phần thị trường giá rẻ sẽ tăng lên và nhà cao cấp sẽ giảm xuống, trong quá trình nhà đầu tư phải chủ động giải quyêt vấn đề đó. Hy vọng rằng gần nửa cuối của năm, thị trường sẽ ấm lên ở khu vực giá rẻ, giao dịch có thể tăng vì một số dự án giảm giá cộng với việc những dự án nhà thu nhập thấp được cấp vốn thêm tăng thêm nguồn cung nhà ở giá rẻ. Hiện nay, riêng giải quyết nhà giá cá đang tồn động không phải đơn giản.

    [​IMG]Xu hướng giảm giá chắc chắn sẽ diễn ra, nhất là những nhà đầu tư đoản vốn chắc chắn sẽ phải hạ giá, còn những nhà đầu tư có sức khoẻ tốt, trường vốn thì có thể giữ hàng đến mộtlúc nào đó khi thị trường phục hồi thậm chí khi hiện tượng đầu cơ sẽ quay trở lại thì lúc đó họ sẽ hy vọng được giải thoát. Mỗi một nhà đầu tư tùy theo tiềm lực tài chính của mình mà tiêu lượng những giải pháp cho phù hợp.
    Tôi hy vọng năm 2012 cung giá rẻ sẽ tốt hơn và cơ hội để người lao động bình thường có thể với tới được. Còn câu chuyện thị trường cũng phải có thời gian chứ không thể một lúc mà tốt lên ngay được.Năm 2012, thị trường có diện mạo mới đó là sự chuyển hoá thị trường, từ khu vực đầu cơ giá cao sang khu vực nhà giá rẻ.
    Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó giám đốc, Trưởng bộ phận nghiên cứu và tư vấn CBRE Việt Nam
    Với thu nhập khoảng 2.000 USD/năm/người ở HN thì phân khúc hạng trung sẽ là phân khúc phù hợp với xu hướng của người tiêu dùng hơn và cũng là phân khúc quan trọng trong năm 2012.

    [​IMG]Ông Nguyễn Minh Tuấn, Phó giám đốc, Trưởng bộ phận nghiên cứu và tư vấn CBRE Việt NamVới những chủ đầu tư đã đưa ra nhữg sản phẩm cao cấp cần có nhìn nhận, điều chỉnh để những người có thu nhập trung bình có thể tiếp cận, bằng cách giảm giá, thiết kế căn hộ có diện tích nhỏ để tổng giá trị thanh toán nhỏ đi, như thế chủ đầu tư sẽ tiếp cận được khách hàng dễ hơn.
    Ông Trương Chí Kiên - Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc về kế hoạch của Him Lam Thủ đô

    [​IMG]Ông Trương Chí Kiên, Phó Tổng Giám đốc Him Lam Thủ đô.
    Thị trường vẫn tiếp tục trầm lắng ít nhất trong hai quý đầu năm 2012. Hy vọng từ các quý sau thị trường sẽ ấm lên và chỉ diễn ra ở phân khúc trung bình và thấp. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế vĩ mô, tỷ lệ lạm phát và đặc biệt là tính thanh khoản của hệ thống ngân hàng. Tại sao lại phụ thuộc đặc biệt vào tính thanh khoản của ngân hàng, vì thị trường bất động sản phụ thuộc vào lãi suất, muốn lãi suất hạ thì thanh khoản của ngân hàng phải tốt.
    Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty tư vấn bất động sản Sohovietnam

    [​IMG]Ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty tư vấn bất động sản Sohovietnam.
    Chắc chắn năm 2012 có nhiều dự án bất động sản sẽ phải bán. Nói chung các dự án hiện nay đã cầm cự trong năm vừa rồi và cấu trúc lại nguồn vốn nhưng sẽ còn rất nhiều khoản tài chính của họ đáo hạn vào quý 1, quý 2 năm 2012, điều đó sẽ là áp lực cho chủ đầu tư dự án buộc phải bán đi dự án hoặc hợp tác đầu tư. Năm 2012 sẽ là năm có nhiều thương vụ M&A liên quan đến bất động sản, nếu thị trường tiếp tục không có đầu ra.
    Ông Park Chun Seon, tổng giám đốc công ty Inpyung
    Hiện tại thị trường bất động sản Việt Nam đang ở giai đoạn trầm lắng nhưng đất nước nào cũng vậy, trong tiến trình phát triển, luôn có trầm lắng và đi lên. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này. Khi bước qua giai đoạn trầm lắng, bất động sản sẽ có những bước phát triển lớn hơn. Tôi tin rằng, khoảng tháng 3-4 của năm 2012, thị trường sẽ ấm dần lên và đến cuối năm 2012, sẽ có bước phát triển đột phá hơn.

    [​IMG]Ông Park Chun Seon, tổng giám đốc công ty Inpyung.
    Mọi người cứ lo nguồn cung bất động sản căn hộ tại Hà Nội thừa nên khó bán hàng nhưng thực tế thị trường bất động sản trầm lắng thời gian qua, nhiều công ty thiếu vốn đề đầu tư xây dựng, hàng loạt dự án bất động sản đã dừng tiến độ. Vì thế, số ít dự án mà chủ đầu tư có năng lực tài chính, thi công với công nghệ tiên tiến, giữ đúng lời hứa bàn giao với khách hàng, có sản phẩm ra thị trường vào lúc này vẫn không khó khăn trong cạnh tranh.
    Tôi cho rằng, nhiều dự án căn hộ cao cấp tại Hà Nội chưa xứng đáng với tên gọi. Ngoài việc xây dựng khu đô thị quy mô lớn, các tiện nghi, chất lượng dịch vụ phục vụ cuộc sống chưa tương xứng. Thời gian tới, vấn đề chất lượng quản lý, phí dịch vụ hợp lý sẽ là một tiêu chí quan trọng của người tiêu dùng. Đây cũng chính là một chỉ báo cho các nhà đầu tư trong việc làm vừa lòng khách hàng.
    Ông Nguyễn Ngọc Thành, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Hải Phòng
    Trên cả nước, sức mua của thị trường BĐS giảm mạnh, nhưng thị trường BĐS Hải Phòng vẫn duy trì sự ổn định. Giá chào bán trên các sàn giao dịch mặc dù không có nhiều thay đổi, số lượng giao dịch tuy có suy giảm, nhưng số lượng được giao dịch vẫn kết nối thành công. Mặc khác , sự chuyển hướng đầu tư sang phân khúc nhà giá thấp được thị trường đón nhận tích cực, nhiều dự án chung cư mới ra đời có sức tiêu thụ tốt.

    Năm 2012, thành phố xác định chủ đề “Năm đô thị và an toàn giao thông”, theo tinh thần chỉ đạo của Thành ủy tại Nghị quyết 03-NQ/TU về phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp năm 2012 chỉ rõ: “khai thác và phát huy có hiệu quả các lợi thế của thành phố cảng, công nghiệp, cửa ngõ ra biển của các tỉnh miền Bắc để phát triển các ngành nghề kinh tế dịch vụ ”. Đây là một trong những định hướng quan trọng nhằm tập trung khai thác các lợi thế về vị trí địa lý của Hải Phòng để phát triển các dự án đầu tư bất động sản trong năm 2012 tầm nhìn tới năm 2015.

    [​IMG]
    Theo đó, thành phố sẽ xây dựng các chương trình, kế hoạch, dự án để triển khai thực hiện cụ thể. Trong đó, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch; quy hoạch thành lập các quận mới; đẩy nhanh các dự án thực hiện chỉnh trang đô thị và phát triển các đô thị mới… Đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu nhằm thực hiện mục tiêu phát triển và quản lý đô thị của Hải Phòng, quá trình thực hiện các nhiệm vụ này sẽ tạo ra những cơ hội mới cho các dự án đầu tư BĐS và tạo sự hỗ trợ tích cực cho thị trường BĐS Hải Phòng phát triển mạnh mẽ hơn. Đặc biệt, với việc tiếp tục chọn chủ đề “Năm đô thị và an toàn giao thông” sẽ có thêm nhiều yếu tố thuận lợi để khắc phục tình trạng khó khăn hiện nay.

    [​IMG]
    Ông Đàm Quang Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Đà Nẵng

    Thị trường BĐS được kỳ vọng sẽ sôi động trở lại trong nửa cuối năm 2012. Bên cạnh những ưu thế đã định hình từ "bao nhiêu năm cũ" thì cú hích cho BĐS Đà Nẵng vào năm tới là dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Dự án này sẽ tăng sức hút đối với người dân, du khách và các nhà đầu tư, tạo nên tiền đề và động lực cho việc phát triển BĐS du lịch, nghỉ dưỡng và sinh thái.

    Ông Nguyễn Văn Dược, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội BĐS Cần Thơ

    Năm 2011 đã qua để lại dấu ấn đầy thử thách khó khăn. Bước sang năm 2012 có những tín hiệu bước đầu mở ra tháo gỡ cho ngành BĐS. Nhưng thực tế vẫn còn nhiều khó khăn do Nghị quyết 11 về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội còn tiếp tục thực hiện.

    [​IMG]Nhiều khu đô thị mới khang trang và sạch đẹp hơn
    Các cơ chế của Thủ tướng Chính phủ bước đầu mở ra cho thị trường bất động sản phát triển do lạm phát từng bước được kiềm chế lãi suất giảm dần, van tín dụng đang hé mở cho nhà đầu tư và đối tượng mua nhà. Nhận định năm 2012 thị trường bất động sản sẽ lấy lại đà tăng trưởng và có bước phát triển vào sáu tháng cuối năm. Tuy nhiên việc phát triển nhanh hay chậm còn lệ thuộc vào sự ổn định nền kinh tế vĩ mô và chính sách tiền tệ của nhà nước.


    Theo Duy Anh - Nguyễn Khang - Phương Mai
    Đô Thị


  7. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
  8. LVHa74

    LVHa74 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/11/2002
    Đã được thích:
    0
    Ít cũng phải 5 năm nữa; năm nay chỉ có lạc luộc không có lạc quan!
  9. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Thị trường BĐS: Đã có ánh sáng ở phía trước










    [​IMG]
    Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng

    Trong năm 2012, thị trường bất động sản (BĐS) còn khó khăn song ánh sáng đã có ở phía trước.
    Người đứng đầu ngành xây dựng khẳng định sẽ áp dụng các biện pháp tăng tính thanh khoản, tránh đóng băng thị trường, tác động xấu đến hệ thống tín dụng và xã hội... Nhân dịp đầu năm, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng đã có cuộc chia sẻ với PV về thị trường BĐS năm 2012 trước hàng loạt các giải pháp đồng bộ sẽ được triển khai trong thời gian tới.

    Với tư cách nhà quản lý, Bộ trưởng nhận định thế nào về thị trường BĐS có thể nói là đang đóng băng như hiện nay?

    Ngoài những nguyên nhân khách quan do tác động tiêu cực của suy thoái kinh tế thế giới cũng như những hạn chế nội tại của nền kinh tế trong nước, thì để dẫn tới thị trường như hiện nay còn những nguyên nhân chủ quan.
    Đó là công tác quản lý Nhà nước về phát triển đô thị và nhà ở còn hạn chế. Tình trạng phát triển các dự án nhà ở còn tự phát khá phổ biến dẫn đến dư cung ở một số khu vực hay một số phân khúc.
    Bên cạnh đó là hiện tượng đầu tư theo phong trào, DN không có năng lực, thiếu kinh nghiệm, hậu quả làm doanh nghiệp yếu đã làm ảnh hưởng đến những doanh nghiệp có năng lực và ảnh hưởng chung đến thị trường. Điều này dẫn đến các nhà đầu tư đều khó khăn.
    Có thể nói, thị trường BĐS vừa trải qua một năm nặng nề nhất kể từ trước đến nay do chính sách thắt chặt tín dụng, kênh huy động vốn chủ yếu cho thị trường. Xin Bộ trưởng cho biết, làm thế nào để tạo dựng được những kênh huy động vốn khác giúp thị trường BĐS nhà ở phát triển ổn định, bền vững cũng như giúp cho các doanh nghiệp giảm bớt khó khăn?
    Đúng là dù đã có sự tham gia của một số định chế tài chính trong việc phát triển nhà ở, nhưng hệ thống tài chính nhà ở nước ta chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn, chưa thành lập được các quỹ đầu tư để phát triển nhà ở như quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ đầu tư BĐS…
    Thị trường thế chấp BĐS hoạt động chưa hiệu quả, nguồn vốn cho phát triển nhà ở còn thiếu, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng trung hạn và dài hạn. Việc thanh toán trong giao dịch nhà ở chủ yếu bằng tiền mặt hoặc quy đổi bằng vàng, ngoại tệ gây khó khăn trong công tác quản lý, thu thuế và nhiều rủi ro cho người dân khi thực hiện các giao dịch về nhà ở.
    Trong Chiến lược phát triển nhà ở mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt hồi cuối năm 2011 cũng đã đề xuất nghiên cứu hoàn thiện về tài chính - tín dụng theo hướng mở rộng nguồn vốn vay trung hạn và dài hạn; hoàn thiện mô hình hoạt động của Quỹ phát triển nhà ở, thành lập Quỹ tiết kiệm nhà ở; sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách cho vay thế chấp đối với lĩnh vực phát triển nhà ở; hoàn thiện chính sách thuế liên quan đến quản lý, sử dụng và phát triển nhà ở.
    Trong lĩnh vực nhà ở xã hội, xin hỏi Bộ Xây dựng có giải pháp đột phá gì để đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển nhà ở xã hội ?

    Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đã đưa ra những giải pháp cụ thể đối với nhà ở xã hội từ nay đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030. Nhưng theo tôi, trong các giải pháp về quy hoạch, cần phải pháp lệnh hoá các chỉ tiêu về xây dựng nhà ở xã hội trong dài hạn, trung hạn và hàng năm đối với từng địa phương để thực hiện bắt buộc thay vì thực hiện tự nguyện như hiện nay.
    Và một giải pháp quan trọng về tài chính là ngoài các chính sách hỗ trợ của Nhà nước thì cần phải xây dựng quỹ tiết kiệm nhà ở để hỗ trợ về vốn cho người dân có nhu cầu phát triển nhà ở xã hội. Mặt khác, Nhà nước sẽ trực tiếp đầu tư để có quỹ nhà tái định cư, nhà cho thuê giá rẻ hoặc nhà cho thuê mua giá rẻ…
    Các doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở xã hội sẽ được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước và người dân cũng được tham gia xây dựng nhà ở xã hội như: nhà ở cho công nhân khu công nghiệp, cho học sinh, sinh viên… thuê nhưng phải tuân theo quy chuẩn, tiêu chuẩn do các cơ quan quản lý Nhà nước ban hành.
    Một cách thẳng thắn, Bộ trưởng có thực sự lo ngại cho thị trường sẽ tiếp tục khó khăn trong năm 2012?
    Tất nhiên là có! Để khắc phục những yếu kém hiện nay của thị trường, theo tôi, cần tăng cường vai trò của Bộ Xây dựng và các địa phương trong công tác quản lý Nhà nước, nhất là trong việc kiểm tra, thẩm định, cho phép đầu tư phát triển các dự án phát triển nhà ở, thực hiện tái cơ cấu hàng hoá BĐS cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, cũng như đẩy mạnh các giải pháp phát triển nhà ở xã hội, nhà cho người nghèo…
    Bảo đảm tín dụng BĐS có tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng hợp lý, an toàn, phù hợp với chính sách điều hành tín dụng chung. Trước mắt, giảm tăng trưởng và tỷ trọng tín dụng BĐS với lộ trình hợp lý, tránh gây sốc. Ngoài ra sẽ áp dụng các biện pháp tăng tính thanh khoản, tránh đóng băng thị trường, tác động xấu lan truyền đến hệ thống các tổ chức tín dụng và đời sống xã hội...
    Như vậy, trước mắt, trong năm 2012, thị trường BĐS còn khó khăn song ánh sáng đã có ở phía trước. Về trung và dài hạn, thị trường bất động sản sẽ tốt lên, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhà ở của người dân.
    Xin cảm ơn Bộ trưởng!

  10. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    (29-01-2012)

    [​IMG] Thị trường bất động sản 2011 đã trải qua một năm điêu đứng nhất trong hơn 10 năm trở lại đây. Tuy nhiên, không nên quá bi quan.


    Thị trường trầm lắng đi để “lột xác” trở thành thị trường của mọi người dân chứ không phải của một nhóm nhỏ các nhà đầu cơ kiếm lợi khổng lồ.

    2011: Cơ hội cho thị trường lành mạnh

    Sau một thời gian dài phát triển “nóng”, thị trường bất động sản đã thực sự “ốm nặng” cùng với việc thực thi chính sách tài chính tiền tệ thắt chặt nhằm mục đích kiềm chế lạm phát. Các nhà đầu tư sau thời gian “gặt hái” nay đã thực sự “nếm mùi cay đắng” khi giá nhà đất sụt giảm, nguồn tín dụng cạn kiệt.

    Tình trạng thiếu vốn đã khiến hàng loạt chủ đầu tư phải dừng dự án. Hơn 350 sàn giao dịch đều vắng khách. Giá giao dịch ở thị trường thứ cấp giảm 20 – 30% so với thị trường sơ cấp. Giá giảm mạnh ở khu vực văn phòng và chung cư cao cấp. Cả nước có 260 khu công nghiệp, tỷ lệ lấp đầy ở mức 60%. Hoạt động sáp nhập và mua lại (M&A) đang thịnh hành. Thị trường rơi vào trạng thái căng thẳng, dù chưa đến mức “tê liệt” nhưng cụm từ “phá sản” xuất hiện nhiều hơn trên thông tin đại chúng. Nhà đầu cơ ngắn hạn rút lui, thay thế bằng nhà đầu tư dài hạn.

    Chuyên gia kinh tế Patrick Chovanec cho rằng, cũng giống như Trung Quốc, của cải của người Việt Nam hầu hết nằm ở bất động sản. Khái niệm giàu có về cơ bản tương đương với sở hữu nhiều nhà và đất. Quả bong bóng nhà đất đã hình thành từ rất lâu. Cũng có nhiều lần người ta dự báo nó sẽ vỡ nhưng thực tế lại không xảy ra. Chính điều này đã khiến tạo niềm tin rằng đà tăng giá bất động sản có thể chững lại, thanh khoản thị trường có thể sụt giảm nhưng đó chỉ là khoẳng lặng ngắn ngủi và rồi quỹ đạo tăng giá sẽ trở lại. Luôn luôn tồn tại một lực lượng đông đảo những người có nhu cầu nhà ở nhưng năng lực kinh tế chỉ đủ để tham gia thị trường lúc giá sụt giảm. Thế nhưng, thị trường năm qua đã diễn biến xấu hơn dự tính của nhiều người.

    Tuy nhiên, GS.TSKH Đặng Hùng Võ cho rằng không nên quá bi quan về thị trường bất động sản. Thị trường trầm lắng đi để “lột xác” trở thành thị trường của mọi người dân, trở thành một thị trường của số đông chứ không phải của một nhóm nhỏ các đầu cơ kiếm lợi khổng lồ. Đây là một thay đổi tích cực. Thực chất những siêu lợi nhuận mà các nhà đầu tư thu được từ những cơn sốt giá của thị trường bất động sản thời gian qua là một trong những nguyên nhân gây ra lạm phát. Nay việc kiềm chế lạm phát có làm cho thị trường bất động sản thua thiệt cũng là điều tất yếu. Thị trường đóng băng hôm nay là hậu quả đương nhiên của thị trường nóng bỏng trước đây.

    Kịch bản 2012: Tái cấu trúc thị trường

    Bước sang năm 2012, thị trường bất động sản Việt Nam đứng trước bối cảnh giá tiêu dùng có xu hướng giảm mạnh, lạm phát đang được khống chế và nhiều khả năng sẽ quanh mức 10%. Luống tín dụng cho thị trường đang được nới lỏng cho bốn nhóm dự án, một mặt có tác dụng tăng vốn nhất định cho thị trường, mặt khác làm tăng niềm tin cho thị trường. Thủ tướng Chính phủ đã hướng thị trường tới khu vực nhà ở cho người lao động như một tác động tái cấu trúc thị trường. Cả nước đang thảo luận việc ban hành Luật Đất đai mới vào thời điểm trước năm 2013, trong đó chắc chắn sẽ có nhiều đổi mới tạo thuận lợi cho thị trường bất động sản phát triển

    Các nhà đầu tư bất động sản đang chủ động thực hiện các giải pháp tái cấu trúc thị trường theo hướng giảm đi các nhà đầu tư thiếu năng lực và hướng đầu tư vào các dự án phục vụ cho đông đảo người lao động, các dự án nhà giá rẻ, các dự án nhà ở cho thuê ; các nhà đầu tư sẽ trở thành người “phục vụ” và người tiêu dùng sẽ trở thành “thượng đế”, đúng với quy luật của thị trường. Căn hộ nhà chung cư có xu hướng giảm giá mạnh hơn cả, tạo cơ hội có nhà ở cho những người có thu nhập thấp.

    Chính phủ sẽ ưu tiên thực hiện chủ động việc tái cấu trúc thị trường tiền tệ và hệ thống các ngân hàng thương mại, tạo giải pháp vốn hợp lý cho thị trường bất động sản trong tương lai.

    Vì vậy, theo GS Đặng Hùng Võ, cần nhìn vào sự trầm lắng lúc này của thị trường dưới góc nhìn tích cực hơn. Thị trường đang lột xác để trở thành một thực thể lành mạnh hơn, hữu ích hơn. Quá trình lột xác này chính là quá trình tái cấu trúc thị trường do các nhà đầu tư thực hiện để đưa thị trường bất động sản vượt qua khó khăn.

    Có thể thấy việc thị trường tự tái cấu trúc sẽ là diện mạo chính của bất động sản 2012. Nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà bình dân có khả năng phục hồi từ giữa năm 2012. Trong kịch bản xấu hơn, thị trường này sẽ phục hồi vào cuối năm 2012. Khu vực căn hộ chung cư, đặc biệt là chung cư cao cấp sẽ giảm giá mạnh. Giá nhà ở giảm dần tại các dự án đầu tư xây dựng kinh doanh nhà ở. Hoạt động đầu cơ cũng giảm dần vì nguồn tín dụng khó khă, đầu cơ không còn khả năng sinh lời lớn. CBRE Việt Nam cho biết các trung tâm bán lẻ ở vị trí tốt và được quản lý chuyên nghiệp sẽ cho thuê nhanh gấp đôi so với dự án mới.​

Chia sẻ trang này