Thị trường bất động sản: Sẽ giảm giá trong một năm rưỡi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thao_a_pao, 17/05/2008.

6380 người đang online, trong đó có 692 thành viên. 08:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 530 lượt đọc và 3 bài trả lời
  1. thao_a_pao

    thao_a_pao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Thị trường bất động sản: Sẽ giảm giá trong một năm rưỡi

    Đó là nhận định của hầu hết các chuyên gia về nhà đất và thị trường bất động sản (BĐS). GS.TSKH Đặng Hùng Võ, Chủ nhiệm Bộ môn Địa chính (Đại học Quốc gia Hà Nội) đánh giá, thị trường có biểu hiện đi xuống do tác động của chính sách tiền tệ và tâm lý lo lắng tính không ổn định của đồng tiền.


    Theo ông Võ, mặc dù chủ trương của các nhà quản lý muốn "tháo gỡ cho thị trường BĐS" nhưng các ngân hàng vẫn thắt chặt cho vay BĐS, mà cụ thể là việc tăng lãi suất rất cao do thiếu tiền mặt. "Với những thị trường cần đầu tư như BĐS, chứng khoán, vẫn sẽ tiếp tục khó khăn trong ít nhất một năm rưỡi nữa" - ông Võ khẳng định. TS Đinh Đức Sinh (Hiệp hội Kinh doanh BĐS) có vẻ lạc quan hơn nhưng cũng dự báo: "Tình trạng đi xuống của thị trường sẽ còn tiếp tục trong một thời gian dài nữa và phụ thuộc vào hiệu quả của các giải pháp kiềm chế lạm phát".

    Ông Lê Xuân Trường, chuyên viên tư vấn Công ty BĐS B.D.S cho biết, tại Hà Nội những khu vực dự án đã có nhà, giá giảm không nhiều, chỉ

    Các dự án chưa có nhà giá giảm rất mạnh
    khoảng 10%, chẳng hạn Trung Hòa - Nhân Chính hiện ở mức 28 - 30 triệu đồng/m2, Mỹ Đình II khoảng 12 - 13 triệu đồng/m2. Nhưng những dự án chưa có nhà, hoặc chuẩn bị giao nhà, giá giảm rất mạnh so với cách đây một tháng. Một căn hộ Ciputra 182m2, giá trên hợp đồng đã giảm từ 175.000 USD xuống còn 120.000 USD.

    Theo ông Trường, tất cả các khu vực tăng nóng thời gian qua đều giảm giá mạnh, 20 - 30%. Đặc biệt khu vực căn hộ cao cấp có nơi đã giảm đến 40%. Theo khảo sát của công ty B.D.S, lượng giao dịch đã giảm xuống chỉ còn bằng 1/10 so với cùng kỳ tháng trước. "Các khách hàng phần lớn chỉ thăm dò thị trường chứ không mặn mà với việc bỏ tiền ra mua" - ông Trường cho biết. Những giao dịch thành công chủ yếu là nhà đất có giá trị dưới 1 tỉ đồng, đó là những người thực sự có nhu cầu bức xúc về nhà ở. "Những người có nhu cầu về nhà ở nhưng chưa thực sự bức xúc thì cũng chưa "xuống tiền" vì chờ đợi mức giá thấp hơn", ông Trường nói.

    Cũng theo ông Trường, khu vực trung tâm thành phố Hà Đông (Hà Tây), giá nhà đất giảm rất mạnh, trong khi đó ở các huyện khác cũng của Hà Tây giá thậm chí còn lên chút ít do thông tin sáp nhập với Hà Nội hỗ trợ. GS.TSKH Đặng Hùng Võ phân tích: "Những diễn biến trên thị trường đã chứng minh rằng nhà đất bị làm giá do đầu cơ và hiện nay phần lớn nhà ở cao cấp đã "lộ sáng" khiến giá sụt giảm". Theo ông Võ, nếu các bộ ngành hữu quan thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bổ sung các chính sách về thuế, lệ phí liên quan đến thị trường BĐS theo hướng khuyến khích sử dụng có hiệu quả BĐS thì "tảng băng chìm" của những BĐS đầu cơ sẽ còn tiếp tục lộ ra và đó là cơ hội cho những người thực sự có nhu cầu về nhà ở và thị trường sẽ ổn định hơn.
    Theo Thanh Niên
    http://nhadat.timnhanh.com/tin_tuc/detail/tin_tuc/82118
  2. thao_a_pao

    thao_a_pao Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    30/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Cuối năm 2009, sau khi CK đã khởi sắc tăng mạnh thì nhảy vào BĐS. Còn bây giờ tạm quên BĐS đi.
  3. achyemt

    achyemt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2006
    Đã được thích:
    0
    Cái gì rẻ nhất thì mua, ok
  4. bkstocks

    bkstocks Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Cập nhật lúc 14h04 GMT+7, ngày 17/05/2008

    Hà Tây: ?oĐảo điên? giá nhà đất

    Việc giá nhà đất ở Hà Tây chững lại và giảm mạnh trên diện rộng hiện nay được giới đầu cơ cho là do các động thái: đánh thuế lũy tiến, siết chặt cho vay bất động sản (BĐS), thị trường chứng khoán lao dốc và thông tin sáp nhập vào Hà Nội có thể lui lại?

    Những tác động tâm lý

    Khi thông tin Hà Tây sáp nhập vào thủ đô thì nơi đây được xem là điểm đến lý tưởng về đầu tư BĐS chính vì thế mà các khu vực như Mỗ Lao, An Khánh, Văn Quán, Văn Phú? lần lượt được biết đến vì là nơi lý tưởng để đầu tư BĐS. Giá BĐS liên tục tăng đã có nơi tăng gấp 6 lần trong vòng chưa đầy một tháng.

    Điển hình như dự án khu chung cư 43ha do công ty Booyoung Vina làm chủ đầu tư, khu làng Việt kiều châu Âu 12,8ha do tập đoàn tài chính TQS làm chủ đầu tư, khu đô thị mới Mỗ Lao thuộc thành phố Hà Đông...

    Những mảnh đất nằm sâu trong ngõ nhỏ, địa bàn heo hút trước giá chỉ 2-3 triệu đồng/m2, đến nay nay chủ nhân đòi 6 triệu/m2, nếu làm sổ đỏ khách hàng phải trả 7 triệu/m2. Trong khi đất và nhà thuộc dự án hoặc gần các dự án cũng tăng lên 20 - 25 triệu/m2.

    Giá đất các dự án ở Hà Tây được giới đầu cơ cho là đang lao "dốc không phanh".


    Khu vực quốc lộ 6 cuối năm ngoái giá chỉ khoảng 15 triệu đồng/m2 có thời đã được đẩy lên 35 triệu/m2. Đất chia lô ở khu Văn Quán cũng ở mức xấp xỉ 30 triệu/m2. Xa hơn một chút như đô thị mới Văn Phú, Văn Khê, giá đất tăng lên 25 triệu/m2.

    Ấy vậy mà nay chỉ sau một thời gian ngắn nhiều khu vực ở Hà Tây thị trường đất đã ?ođóng băng?, nhiều trung tâm môi giới nhà đất phải đóng cửa. Giá đã giảm xuống nhưng cũng chẳng có khách hàng nào hỏi đến.

    Anh Ngọc, nhân viên một trung tâm môi giới bất động sản tại TP Hà Đông, cho biết cách đây chưa đầy 1 tháng, đất nền thuộc dự án Văn Phú được rao bán với giá từ 19 - 24 triệu đồng/m2. Dự án tại các khu Văn Khê, Văn Mỗ... đều ở mức giá 25 - 27 triệu/m2 nhưng giao dịch thành công vẫn ở mức rất cao thì đến nay, giá trên chỉ được giao dịch ở mức 17 - 19 triệu đồng/m2, nhưng vẫn không có người mua.

    Nhìn vào bảng giao dịch tại trung tâm này, chúng tôi thấy rất rõ đất tại các khu Văn Phú đã giảm 20 ?" 25% so với một tháng trước đó. Giá đất biệt thự trung tâm này đưa ra cao nhất cũng chỉ 30 triệu đồng/m2.

    Cả buổi sáng chúng tôi mới kiếm được một khách hàng tại Trung tâm anh Ngọc có nhu cầu mua đất. Anh Hoàng, một khách hàng cho biết: ?oGiá đất trong các khu dân cư hiện nay vẫn ở mức rất cao một phần là do suy nghĩ ?ođược chăng hay chớ? của người dân khi gặp khách hỏi mua?.

    Anh Hoàng còn cho biết thêm: ?oNếu đất trong khu dân cư, dù có sổ đỏ nhưng phát giá 15 - 17 triệu đồng/m2, thì tôi sẽ chọn mua đất dự án trong khu đô thị mới (hiện cũng chỉ ở mức 17 - 18 triệu đồng/m2), vì hạ tầng và quy hoạch kiến trúc tốt hơn gấp nhiều lần?.

    Còn với anh Minh, một chủ môi giới thì lý giải ?odo tâm lý có thông tin hoãn thời hạn về Thủ đô nên nhiều người muốn bán tống bán tháo suất của mình đi nên lượng hàng cũng quá nhiều, khiến cho thị trường náo loạn?.

    Nhớ thời "vàng son"

    Khi thông tin Hà Tây sáp nhập về Hà Nội thị trường nhà đất ở đây ?osốt? hàng giờ, việc kiếm ăn dễ dàng với lợi nhuận cao đã làm xuất hiện hàng loạt các văn phòng môi giới nhà đất. Giờ đây thị trường ?ođóng băng? thì các văn phòng môi giới này lần lượt ?ongủ đông?.

    Anh Nguyễn Ngọc Bảy, người đã từng có ?othâm niên? về môi giới nhà đất trên địa bàn TP Hà Đông, thống kê: ?oVào những lúc cao điểm, khu Hà Đông này có tới gần một trăm trung tâm ?omôi giới nhà đất?. Còn tại thời điểm này thì, con số này đã giảm đến 2/3."

    Nhiều văn phòng môi giới nhà đất trên địa bàn Hà Tây đã đóng cửa (Ảnh minh hoạ)

    Nghĩ lại khoảng thời gian sôi động, anh Nguyễn Ngọc Hải, chủ một văn phòng môi giới tại khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Tây, cho biết. ?oVào thời điểm đó, mỗi tháng văn phòng của anh thu nhập được trên dưới 10 triệu đồng/người. Còn bây giờ thì hầu như đều phải bỏ tiền nhà ra trả lương nhân viên. Nhân viên có hàng thì mới có tiền, nhưng hàng tháng trung tâm đều phải trả lương?.

    Còn theo lời của anh Tuyến, chủ một văn phòng khác, cũng nằm trên đô thị Văn Quán: "Trước đây nếu tính trung bình thì sau khi trừ đi tất cả các khoản, thu nhập chừng 5 triệu đồng/người/tháng. Nhưng cái thời đó đã qua lâu rồi". Anh Tuyến còn cảnh báo thêm, thời điểm này ai mà mở văn phòng nhà đất chỉ còn nước... đóng cửa!

    Vào thời điểm thị trường nhà đất đang lên, không khí mua bán, giao dịch diễn ra tấp nập, đông vui và nhanh chóng. Điều này trở thành một sự đối lập dễ nhận thấy so với sự im lìm, rền rứ ở hầu hết các văn phòng môi giới nhà đất trên địa bàn Hà Tây trong thời điểm hiện tại.

    Trong tình cảnh gần như ?obỏ nghề?, anh Ngọc, than thở: ?oChắc là cũng đến tháo biển thôi. Mình cũng thấy hướng đi sắp tới của mình: Phải chuyển sang nghề khác chứ trông vào nhà đất thì... chết đói!?.

    Đúng như dự báo của Hiệp hội BĐS TP.HCM trước đó, việc các ngân hàng siết chặt tín dụng, tăng lãi suất cho vay đã tác động trực tiếp đến doanh nghiệp kinh doanh BĐS, người vay vốn và nhà đầu tư thứ cấp.

    Bên cạnh đó, chính sách điều tiết vĩ mô của Nhà nước để chống lạm phát làm thị trường nhà, đất có nguy cơ ?ođóng băng? cục bộ. Nếu căn cứ theo số liệu về tốc độ giảm giá của thị trường nhà, đất do Bộ Xây dựng đưa ra trong tháng 4/2008 thì tổng giá trị hàng hóa đã mất từ 15% đến 20%.

    "Vấn đề ở đây là nguồn tiền đầu tư vào thị trường đến 80% là vốn vay ngân hàng nên sức ép sẽ rất lớn. Do đó, trong tháng 6/2008 có thể giá nhà, đất sẽ giảm thêm 10-15% so với mức giá hiện nay?- một chuyên gia dự báo.

Chia sẻ trang này