1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Thi trường càng ngày càng khó khăn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi minhmangck, 22/03/2007.

3218 người đang online, trong đó có 51 thành viên. 04:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1038 lượt đọc và 2 bài trả lời
  1. minhmangck

    minhmangck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Thi trường càng ngày càng khó khăn

    Sếp học chứng khoán

    Bước ra từ một chiếc xe đắt tiền, vội tháo cà-vạt, bỏ áo khoác ngoài chẳng cần chú ý đến người xung quanh, ông Vinh, phó giám đốc một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực hàng không, bước vào lớp học chứng khoán.

    Ông Vinh là một trong số những người đi học đúng giờ nhất trong lớp học chứng khoán tại Trường đào tạo cán bộ Phụ nữ trên đường Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội. Đúng 17h45, lái xe đưa ông đến cổng trường. Sau vài thao thác nhỏ chuẩn bị đồ đạc, sách vở..., 17h55 ông bước vào lớp, sớm 5 phút so với giờ học. Chỗ ông ngồi là một góc khá kín đáo, vừa có thể nghe rành rọt bài giảng, vừa giúp ông quan sát toàn bộ thành viên trong lớp học.

    Từng tốt nghiệp Khoa toán Đại học Kinh tế Quốc dân, rồi cao học Việt - Hà Lan, khóa học IBU, ông Vinh chẳng mấy xa lạ với các chỉ số P/E, PM, ROA hay một loạt khái niệm khác liên quan đến báo cáo tài chính, lưu chuyển tiền tệ, tỷ số thanh khoản, tỷ số giá trị thị trường... Song ông vẫn đi học. Phần vì ông muốn củng cố thêm kiến thức. Nhưng mục đích chính là công ty mẹ của ông (Vietnam Airlines) sắp cổ phần. "Thiên hạ chơi chứng khoán ầm ầm, mình đứng ngoài thấy lạc lõng với thời cuộc. Thôi thì cắp sách đi học chẳng thành nhà đầu tư cũng biết thế nào là buôn cổ phiếu", ông Vinh nói. Tham gia lớp học này ông mới hiểu vì sao dân tình ném cả gia tài vào chứng khoán, chẳng qua vì lợi nhuận của nó cao và không ít người nhờ cổ phiếu mà giàu lên một cách dễ dàng...
    Tại các lớp học chứng khoán, giáo viên giảng dạy chẳng mấy xa lạ với hình ảnh những vị comple, ca-vát chỉnh tề, đầu tóc bóng mượn, người thì tóc đã muối tiêu vẻ rất trí thức ngồi say sưa nghe giảng bài. Giờ ra chơi thay vì giải lao uống nước họ lên tiếp cận giảng viên và nhờ tư vấn xem đầu tư vào loại cổ phiếu nào. Phó giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh di động cho biết ông mới "bập bẹ" chơi chứng khoán được gần 2 tháng nay. Với tư tưởng "ăn chắc mặc bền", ông chơi hẳn trên sàn chứ không mua theo hình thức OTC mà mấy người bạn vẫn tư vấn. Nhân viên dưới quyền khá am hiểu về chứng khoán, thay ông ra sàn đặt lệnh mua con gì, bán con cổ phiếu nào, song để yên tâm với số tiền mình bỏ ra ông vẫn đi học chứng khoán. Ông giải thích: "Đồng tiền đi liền khúc ruột, chẳng gì bằng mình tự chơi, tự chịu trách nhiệm về các khoản lỗ lãi".

    Mấy ngày nay, nhân viên công ty tư vấn du học Đức - Việt ở Hà Nội thấy sếp rời cơ quan từ rất sớm. Nhân viên hí hửng tưởng "cụ khốt" ngoài 40 tuổi này đã "chung kết" được ý trung nhân, nhưng sếp Hạnh chỉ cười bảo: "Đi học cách làm giàu".

    Thực ra, ông Hạnh chẳng phải hẹn hò gì mà là ông đang theo học lớp chứng khoán kéo dài 2 tuần tại Học viện Ngân hàng Hà Nội. Là tiến sĩ từ Nga về, ông phấn đấu xây dựng sự nghiệp bằng chính khả năng của mình chứ chưa bao giờ tin vào sự may rủi. Mới đây nghe bạn bè xúi đầu tư vào cổ phiếu Công ty In Bưu điện theo hình thức OTC, mua đi bán lại lãi gần 700 triệu đồng, thế là thành mê. Tuy nhiên đây không phải là lý do khiến ông cắp tráp đi học. Số là kể từ khi thị trường chứng khoán bùng nổ, đi đâu cũng thấy bạn bè bàn tán về cổ phiếu rồi hàng loạt cụm từ khó hiểu như khớp lệnh, tham chiếu, giá đóng cửa, trần sàn... ông cảm thấy mình lạc lõng. Chưa kể mấy lần ông bị "hố" khi đi tiệc chiêu đãi với đối tác, cả buổi họ say sưa bàn về thị trường chứng khoán, chẳng hiểu mô tê gì ông ngồi im như ngậm hột thị. "Đúng là thời buổi này mà không biết về chứng khoán, cổ phiếu thì quả là lạc hậu", ông Hạnh nhận xét.

    Theo thống kê của Ban chủ nhiệm Khoa Tài chính Ngân hàng, Đại học Ngoại thương Hà Nội, số lượng người đến đăng ký tại các lớp học đa phần là dân công sở, cán bộ và nhân viên các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân. Trong số này những người giữ vị trí khá cao trong các tổ chức, doanh nghiệp chiếm tới 20%. Mỗi người đến học đều có mục đích và lý do riêng của mình, nhưng theo hầu hết các sếp khi trao đổi với VnExpress đều có chung một nhận xét: "Học không bao giờ thừa, và khi am hiểu về thị trường và nắm bắt quy luật quay của đồng tiền thì khi đầu tư vào chứng khoán sẽ ít rủi ro hơn".
  2. cohoinew

    cohoinew Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Học không thừa nhưng vẫn thiếu.
  3. minhmangck

    minhmangck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/2007
    Đã được thích:
    0
    thừa là thừa KT . thiếu là thiếu tiền

Chia sẻ trang này