Thị trường chứng khoán toàn cầu: Tìm lại phong độ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhlong_vn, 06/04/2007.

5321 người đang online, trong đó có 637 thành viên. 18:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 378 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Thị trường chứng khoán toàn cầu: Tìm lại phong độ

    Thị trường chứng khoán toàn cầu: Tìm lại phong độ

    Sau 5 phiên sụt giảm liên tiếp, thị trường chứng khoán toàn cầu đã uể oải gượng dậy. Nhưng, với mức tăng khiêm tốn 157 điểm của chỉ số Dow Jones song tín hiệu phục hồi đó cũng đủ để trấn an giới đầu tư, và hứa hẹn những kì vọng mới.

    Chưa biết kết quả lúc đóng cửa, nhưng dường như giới đầu tư quốc tế bớt lo lắng phần nào khi kết quả các phiên giao dịch đầu tiên trong ngày 7/3 cho thấy hầu hết các chỉ số chứng khoán toàn cầu từ Bắc Mỹ tới Châu Á đã nhích lên.

    Lấy lại sức sống?

    Chỉ số chứng khóan công nghiệp Dow Jones lấy lại 26% những gì đã mất trong 5 phiên giao dịch bán tháo hỗn loạn tuần qua. Con số 157 điểm tuy còn quá nhỏ, so với những suy giảm mà thị trường này hứng chịu sau những đợt rung động từ thị trường chứng khoán Thượng Hải, Trung Quốc, nhưng đây cũng là mức ghi điểm cao nhất kể từ lúc các nhà đầu tư thi nhau bán cổ phiếu trong những ngày qua. Bất chấp những e ngại vẫn còn luẩn quẩn về tương lại thị trường, hay những chất vấn đòi điều chỉnh lại hoạt động chứng khoán, song sự hồi phục ít ỏi đó cho thấy thị trường đang hoạt động theo quy luật. Và những phản ứng lên - xuống đang có tác dụng kiềm chế sự phấn khích, để thị trường giữ được nhịp sống thăng bằng hơn. Theo đánh giá của giới phân tích, sở dĩ thị trường chứng khoán toàn cầu chưa thực sự lấy lại phong độ là bởi giới đầu tư vẫn chưa tin tưởng vào sự ổn định của các cơ quan quản lý thị trường ở những thị trường đang phát triển mạnh Châu Á, thêm vào đó USD lại có dấu hiệu giảm khiến các chỉ số chứng khóan ở những trung tâm giao dịch lớn của Mỹ bật dậy cầm chừng. Giới đầu tư cho rằng, trong thời gian tới, thị trường chứng khoán chỉ thực sự lấy lại phong độ của mình khi những quyết sách ngoại giao của Mỹ với các khu vực kinh tế nhạy cảm, như ở các giếng dầu chiến lược rõ ràng và người Mỹ có những bước đi cụ thể để giảm bớt những thua thiệt trong kinh doanh. Ngay trước thềm chuyến thăm Bắc Kinh của phái đoàn tài chính Mỹ do Bộ trưởng Tài chính Mỹ Hanry Paulson dẫn đầu, một số chỉ số chứng khoán như Dow Jones, Naqdas hay S&P 500 đã nhích lên, bởi giới đầu tư tin rằng, cả Washington và Bắc Kinh đều không muốn những căng thẳng ảnh hướng xấu tới viễn cảnh kinh tế toàn cầu. Có thể sau những đổ vỡ từ Thượng Hải, Bắc Kinh mới thấy những nhượng bộ về tỷ giá, về cán cân thương mại là cần thiết để giữ vững ổn định kinh tế. Chỉ số Dow Jones trong phiên giao dịch sớm 7/3 đã lên tăng 1,30% đạt ngưỡng 12.207,59 điểm. Còn S&P 500 cũng lên 21,29 điểm hay 1,55%. Trong khi đó chỉ số Naqdas tổng hợp cũng tăng 44,46 điểm hay 1,90% bất chấp những tin tức kiện tụng đang nổ ra giữa các đại gia công nghệ.

    Truyền nhiệt sang Châu Á

    Hưng phấn mới từ thị trường Mỹ cũng ít nhiều lan rộng sang các thị trường Châu Á. Tại Tokyo, Nhật Bản, chỉ số chứng khoán Nikkei tăng 1,22% trong phiên giao 73. Còn tại Thượng Hải, nơi tâm chấn vừa qua, chỉ số Shanghai Index cũng tăng. Tuy nhiên, mức hồi phục mạnh nhất lại là các thị trường Malaysia và Ấn Độ. Tại Malaysia, Scott Lim - Giám đốc đầu tư CMS Dresder Asset Management - một trong những đại gia tài chính bất động sản ở Kuala Lumpur nói: "Riêng tôi, tôi không nhìn thấy hiện tượng tan băng ở Châu Á. Nhưng nền tảng của các thị trường Châu Á khác rất xa những gì mà người ta nhìn thấy ở châu Âu hay Bắc Mỹ". Chỉ sau mấy ngày mất giá, chỉ số chứng khoán ở Nikkei ở Nhật Bản, rồi các chỉ số ở Hồng Kông, Hàn Quốc đều phục hồi. Tại Hồng Kông và Seoul mức phục hồi còn lên tới 2%. Lim Chang-gue - Giám đốc quản lý vốn của Samsung Investment Trust Management tại Seoul còn nói: "Tôi cảm nhận những cảm giác dễ chịu đang tới gần". Tuy nhiên, ông Lim Chang - gue cũng thận trọng khi đề cập tới tương lai kinh tế thế giới, nhất là khi thị trường có vẻ chững lại trong phiên giao dịch cuối ngày 7/3 còn kinh tế Mỹ tiếp tục sa lầy, giữa lúc Trung Quốc vẫn còn đang choáng váng sau những cơn bão từ thị trường chứng khoán Thượng Hải tuần trước. Thiệt hại nặng nhất từ những đợt rung chấn của thị trường tài chính Trung Quốc và thế giới phải kể tới Thái Lan, khi những bất ổn chính trị trong nước đang lấy đi lợi thế của nền kinh tế mới thì những rung động từ khu vực càng làm tan đi những hoài bão sớm phục hồi ở con hổ kinh tế Đông Nam Á một thời này. Bởi những gì người Thái hi vọng lúc này đó là sự tăng đều của nhu cầu nhập khẩu từ hai trung tâm lớn là Mỹ, và Trung Quốc, nên có lẽ phải tới khi nào cả Mỹ và Trung Quốc lấy có được sức sống mới thì tương lai kinh tế Thái mới thực sự hồi phục.



    Theo Báo Diễn đàn doanh nghiệp điện tử
  2. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Thứ Sáu, 06/04/2007, 06:52

    4 tỉ USD đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam

    Ngân hàng Thế giới (WB) ước tính các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư khoảng 4 tỉ USD vào thị trường chứng khoán ở VN. Đây là số liệu đưa ra trong bản báo cáo cập nhật tình hình kinh tế khu vực Đông Á - Thái Bình Dương vừa được công bố hôm qua.

    WB đánh giá thị trường chứng khoán sẽ còn tiếp tục được mở rộng do 20 doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ niêm yết vào năm 2007. Mức vốn hóa của thị trường chứng khoán VN tăng mạnh từ dưới 0,5 tỉ USD vào tháng 12-2005 lên 13,8 tỉ USD (22,7% GDP) vào cuối năm ngoái và hiện nay đạt mức 24,4 tỉ USD.

    Cũng theo báo cáo này, mặc dù lạm phát hầu như có khuynh hướng giảm dần nhưng trong tương lai, áp lực về giá vẫn sẽ còn tồn tại, thể hiện rõ nét nhất với việc tăng giá của sắt, thép và ximăng.

    Tuổi trẻ

Chia sẻ trang này