Thị trường chứng khoán từ 13/8 - 17/8/2007: Ngập ngừng?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi giaodichnhanh, 13/08/2007.

5312 người đang online, trong đó có 454 thành viên. 19:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 272 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. giaodichnhanh

    giaodichnhanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Thị trường chứng khoán từ 13/8 - 17/8/2007: Ngập ngừng?

    (Trích từ tin chung khoan 23h)

    Nhóm nghiên cứu - phân tích TTCK Hà Nội - Boston tiếp tục gửi tới bạn đọc Tuần Việt Nam dự đoán về TTCK tuần từ 13/8 - 17/8/2007. Tuần qua, TTCK đã có dấu hiệu phục hồi trở lại. Nhóm phân tích dự đoán biến động trong một vài tuần tới có vai trò rất quan trọng cho việc dự báo hướng đi của thị trường từ nay tới cuối năm.

    Tuần vừa qua đánh dấu sự phục hồi tạm thời của thị trường sau một đợt sụt giảm nặng nề. Ba phiên tăng giá mạnh vào giữa tuần, cùng với khối lượng giao dịch gia tăng, đã giúp chỉ số VN-Index tăng 42,80 điểm, tức 4,8%, và đóng cửa ở giá trị 935,68 điểm.

    Như vậy, chuỗi ngày xuống giá liên tiếp và xuyên qua cả mức dự báo bi quan 900 điểm của HSBC, đã tạm chấm dứt. Các nhà đầu tư cá nhân, sau một thời kỳ dài bị tra tấn tâm lý liên tục, đã bớt bi quan hơn về triển vọng thị trường.

    Dù vậy, nhìn trên góc độ trung hạn, từ 1/6 tới nay, thị trường đã có 11 tuần giảm giá, và chỉ có 2 tuần tăng giá. Do vậy, xu hướng chung của thị trường vẫn đang là xu hướng giảm giá. Tâm lý bi quan vẫn chưa rời bỏ phần lớn các nhà đầu tư. Không ít nhà đầu tư tiếp tục cho rằng tuần tăng trưởng vừa qua chỉ là sự phục hồi giả tạo (bull trap) và họ đã thể hiện tâm lý phấp phỏng đó bằng việc gia tăng lượng bán ra, dẫn tới VN-Index giảm nhẹ trong phiên giao dịch cuối tuần.

    Tuy nhiên, đợt tăng giá mạnh trong tuần vừa qua cũng có thể là dấu hiệu chỉ báo sớm cho sự chững lại của xu hướng giảm giá và dần chuyển tiếp sang xu hướng biến động rập rình và tăng giá của thị trường. Biến động của thị trường trong một vài tuần tới sẽ có vai trò rất quan trọng cho việc dự báo hướng đi của thị trường từ nay tới thời điểm cuối năm.

    Bảo vệ lợi ích cổ đông thiểu số

    Những nhân tố trung hạn và dài hạn ủng hộ và kìm nén thị trường đã được chúng tôi phân tích trong báo cáo tuần trước. Đặc biệt, thị trường chứng khoán Việt Nam đang tiềm ẩn những yếu kém về cơ cấu rất nghiêm trọng, nhất là về quản trị công ty và bảo vệ cổ đông thiểu số, khiến cho rủi ro sụp đổ của thị trường vẫn chưa được loại trừ.

    Khi quản trị công ty chưa tốt, chưa minh bạch, lợi ích của cổ đông thiểu số chưa được tôn trọng đầy đủ, sự giám sát thị trường của cơ quan quản lý nhà nước chưa đủ hiệu lực, những rủi ro cơ cấu vẫn tiếp tục đè nặng lên thị trường.

    Bảo vệ cổ đông thiểu số thực chất là bảo vệ lợi ích trung hạn và dài hạn của các công ty cổ phần, và qua đó cũng là bảo vệ triển vọng phát triển bền vững của thị trường chứng khoán. Bên cạnh yếu kém cơ cấu về quản trị công ty, còn một vấn đề đáng quan tâm nữa là những quy định pháp lý chưa đủ mạnh về quyền lợi và nghĩa vụ của việc kinh doanh theo hệ thống công ty mẹ - công ty con, tập đoàn kinh tế, hoặc việc đầu tư đan chéo giữa các công ty theo kiểu kim tự tháp đầy rủi ro (đang xuất hiện khá nhiều trên thị trường chứng khóan Việt Nam).

    Chẳng hạn, điều 149 Luật Doanh nghiệp có quy định: ?oChính phủ hướng dẫn tiêu chí, tổ chức quản lý và hoạt động của tập đoàn kinh tế?, tuy nhiên hiện nay những quy định đó vẫn chưa được ban hành. Do vậy, trong thời gian tới, khung pháp lý về mô hình kinh doanh công ty mẹ, công ty con, tập đoàn kinh tế và nhóm công ty cần tiếp tục được hoàn thiện.

    Diễn biến thị trường tuần qua

    Trong báo cáo này, chúng tôi tập trung nhiều hơn vào các phân tích kỹ thuật về diễn biến của thị trường.



    Quan sát trên đồ thị, đã lược bớt một số chỉ số phức tạp, có một số điểm đáng chú ý sau đây:

    - Xét về phân tích kỹ thuật, biến động tăng giá của tuần vừa qua có vai trò rất quan trọng. Chỉ số VNIndex đã vượt qua khỏi kênh giảm giá màu xanh da trời và qua đó đột phá (break-out) khỏi xu hướng giảm giá mạnh kéo dài trên 1 tháng vừa qua. Đây có thể coi là một dấu hiệu rất tốt lành đối với các nhà đầu tư.

    - Biến động tăng giá của tuần vừa qua, cho dù rất khích lệ, chưa giúp VNIndex đột phá khỏi ngưỡng kháng cự trung hạn và dài hạn (đường màu đỏ và màu da cam). Do vậy, xét về trung hạn, VN-Index vẫn đang trong xu hướng giảm giá. VNIndex chưa chứng tỏ được khả năng đi xa chừng nào chưa break-out được khỏi đường màu đỏ và màu da cam (tương ứng với mức 950-970 điểm).

    - Trong mối quan hệ với đường trung bình trượt MA20, VNIndex cũng tiếp tục thể hiện sự ngập ngừng của mình khi tiệm cận tới đường MA20 (đường màu tím) nhưng vẫn chưa thể break-out vượt lên phía trên đường này. Trong quá trình đi xuống từ giữa tháng 6 tới nay, đã có 2 lần VNIndex tiệm cận được đường MA20 nhưng đều không đủ lực để đi xuyên qua đường này.

    - Cũng có tín hiệu tương tự đối với Chỉ số sức mạnh dài hạn (RSI) (khung hình vẽ dưới). Biến động của RSI cũng đang diễn ra theo chiều hướng khả quan và cũng đang tiệm cận tới đường kháng cự. Tuy nhiên, điểm break-out vẫn chưa xảy ra.

    Như vậy, từ góc nhìn của phân tích kỹ thuật, tuần tăng giá vừa qua là một chỉ dấu tốt đối với tương lai của thị trường. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ là khởi đầu. Thị trường bớt xấu đi, nhưng vẫn nằm trong xu hướng giảm giá trung hạn. Các điểm break-out quan trọng vẫn chưa xảy ra. Như vậy, đã có thể lạc quan nhận định xu hướng giảm giá mạnh đã được kìm hãm, tuy nhiên còn quá sớm để nói về một xu hướng đi lên của thị trường.

    Những dấu hiệu hiện nay chưa đầy đủ để dự báo về tương lai của thị trường trong các tuần tới. Nếu tuần tới thị trường đủ sức mạnh để breakout khỏi mốc quan trọng 970 điểm, thì hòan toàn có thể lạc quan kỳ vọng vào mức 1150 của VN-Index vào cuối năm.

    Tuy nhiên, đó là điều khó xảy ra trên thực tế. Theo quan điểm của chúng tôi, trong điều kiện các nhân tố cơ bản của thị trường không bị thay đổi mạnh (ví dụ thị trường chứng khóan quốc tế không biến động quá mạnh), nhiều khả năng trong một vài tuần tới chỉ số VNIndex sẽ tiếp tục rập rình (sideways) trong mức FIB50% và FIB 61,8%, tức tương ứng với khoảng giao động 890-950 điểm.

    Một số thông tin có tiềm năng hỗ trợ hoặc kiềm chế thị trường trong tuần tới

    Rủi ro kiềm chế thị trường:

    Xét về tương lai ngắn hạn, trong tuần vừa qua, có một số khả năng xấu có thể tác động tới diễn biến của thị trường trong thời gian tới:

    - Khả năng thị trường chứng khoán toàn cầu, đặc biệt là thị trường Hoa Kỳ và thị trường Trung Quốc, đi vào chu kỳ suy thoái. Trong tuần vừa qua, thị trường chứng khóan thế giới đã sụt giảm rất mạnh với xuất phát điểm từ những lo ngại nghiêm trọng ngay từ trung tâm tài chính thế giới là Hoa Kỳ. Trên hầu khắp khắp thế giới, từ châu Âu sang châu Á, bảng điện tử đều một mầu đỏ. Ngân hàng trung ương của các nền kinh tế lớn đang can thiệp mạnh mẽ nhằm nâng đỡ thị trường, nhưng kết quả vẫn là dấu hỏi. Nếu biến động mạnh xảy ra, thị trường Việt Nam sẽ bị cuốn theo dòng lũ giảm giá của thế giới.

    - Khả năng thị trường phản ứng tiêu cực với buổi trả lời online vào ngày thứ Sáu của Tổng giám đốc FPT, ông Trương Gia Bình. Thị trường sẽ là người phán xử công bằng nhất, và biến động tăng, giảm của cổ phiếu FPT sẽ tác động rất mạnh tới sự tăng, giảm của thị trường.

    - Khả năng thị trường phản ứng tiêu cực với việc một trong các công ty sáng giá nhất của thị trường, SJS, đã gặp thất bại lớn trong cuộc bán đấu giá cổ phiếu phát hành thêm. Số lượng cổ phiếu bán được chỉ chưa bằng 10% tổng số cổ phiếu đưa ra bán đấu giá, trong khi giá đấu giá thành công thấp hơn mức giá giao dịch hiện hành trên thị trường khá nhiều. Điều này phản ánh tâm lý chung của các nhà đầu tư cho rằng giá của nhiều cổ phiếu bluechips vẫn đang ở mức khá cao.

    Thông tin hỗ trợ thị trường trong tuần tới:

    Nhiều khả năng sẽ không có quá nhiều thông tin hỗ trợ thị trường trong tuần tới. Thông tin quan trọng nhất là báo cáo kết doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết đã được công bố gần hết. Tuy nhiên, trong tuần có thể có một số thông tin hỗ trợ đáng lưu ý như sau:

    - Thông tin về việc ký kết, hoặc khả năng ký kết trong tương lai gần, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lớn sẽ lần lượt được công bố trong tuần tới và các tuần tiếp theo.
    - Thông tin về khả năng giãn tiến độ IPO các doanh nghiệp lớn. Theo một nguồn tin thì có khả năng việc IPO của VCB sẽ không thực hiện kịp trong tháng 8 theo dự kiến.

    Kết luận và khuyến nghị

    Tóm lại, theo chúng tôi, thị trường trong tuần vừa qua đã cho thấy những dấu hiệu khả quan ban đầu, tuy nhiên những dấu hiệu đó chưa đủ mạnh để khẳng định xu hướng hồi phục vững chắc của thị trường vài tuần tới. Rủi ro giảm giá vẫn là khá lớn, đặc biệt trong bối cảnh thị trường chứng khóan thế giới đang rất bất ổn.

    Khuyến nghị trong tuần này của chúng tôi đối với các nhà đầu tư nhỏ lẻ là: ?oÁn binh bất động, tránh vội vàng bán tháo cổ phiếu?. Khi còn phân vân, chưa xác định được xu hướng của thị trường, tốt nhất nhà đầu tư nên giảm hoạt động mua bán. Việc vội vàng dự đóan xu hướng của thị trường theo kiểu cố gắng ?omua đáy, bán đỉnh? là một việc không nên làm đối với phần lớn các nhà đầu tư cá nhân vì điều đó chủ yếu có tính hên-xui, nhiều rủi ro. Thay vào đó, các nhà đầu tư cần theo doix sát biến động của thị trường và nhận biết sớm dấu hiệu các xu hướng thị trường đã thực sự xảy ra trên thực tế và tuân theo xu hướng thị trường để đầu tư. Trong tuần này, các nhà đầu tư cần theo dõi rất sát diễn biến thị trường, đặc biệt theo dõi chặt hai chỉ tiêu khối lượng giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài và cán cân cung cầu của thị trường, để nhận biết sớm tín hiệu break-out theo hướng lên hoặc hướng xuống của thị trường.

    Việc bán cutloss với mọi giá ở thời điểm này là không cần thiết, tuy nhiên việc giữ danh mục 100% cổ phiếu vẫn là quá mạo hiểm. Do vậy, các nhà đầu tư này cần bán gấp ít nhất 30% số lượng cổ phiếu của mình.

    Nhìn chung, trong tình hình hiện nay, các nhà đầu tư nhỏ cần giữ một danh mục đầu tư có tính phòng thủ với 30-49% cổ phiếu và 60- 70% tiền mặt. Nếu giữ 100% cổ phiếu, các nhà đầu tư sẽ hoàn toàn bị động và không thể sửa sai khi thị trường giảm mạnh hơn nữa. Nếu giữ 100% tiền mặt, nhà đầu tư có thể sẽ mất cơ hội khi thị trường đột ngột đảo chiều theo hướng gia tăng.

Chia sẻ trang này