Thị trường chứng khoán VN sẽ tiếp tục tăng trong năm nay

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi transonvn77, 27/04/2007.

4160 người đang online, trong đó có 337 thành viên. 20:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 301 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. transonvn77

    transonvn77 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Thị trường chứng khoán VN sẽ tiếp tục tăng trong năm nay

    Trước sự phát triển nhanh chóng của thị trường chứng khoán VN trong thời gian qua, báo trực tuyến ?oAsia Times Online? đã có bài nhận xét: sau thị trường chứng khoán Trung Quốc, thị trường chứng khoán VN là thị trường hoạt động tốt nhất ở châu Á cho đến nay.


    Năm ngoái thị trường chứng khoán Việt Nam đạt mức tăng 145%, sang năm nay tăng thêm 40%. Liệu thị trường chứng khoán Việt Nam có duy trì được được đà tăng trưởng ngoạn mục này không?

    Báo trên cho biết gần đây khi có những người nước ngoài bán cổ phiếu ra, khiến một số nhà phân tích cảnh báo rằng quả bóng chứng khoán Việt Nam sắp nổ do hoạt động đầu cơ trên thị trường bơm giá chứng khoán lên quá cao.

    Tuy nhiên, nhiều người khác lạc quan rằng những đợt đăng ký niêm yết cổ phiếu mới của các công ty lớn, việc khuyến khích các hoạt động sáp nhập và mua lại (M & A) và những dự đoán lạc quan về tiềm năng tăng trưởng kinh tế tổng thể của Việt Nam sẽ tạo động lực cho thị trường chứng khoán tăng tiến trong năm nay.

    Chương trình tư nhân hóa, hay cổ phần hóa theo cách gọi của Việt Nam, các công ty nhà nước đang hứa hẹn tăng thêm sức sống mới cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong những tháng tới.

    Công ty Đầu tư vốn Nhà nước ( SCIC), cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm giám sát việc bán cổ phần của Chính phủ trong các doanh nghiệp, đang kiểm soát về mặt hành chính khoảng 450 doanh nghiệp nhà nước, với mục tiêu cải tạo chúng thành những doanh nghiệp hoạt động theo cơ chế thị trường và kinh doanh có hiệu quả.

    Dự kiến số doanh nghiệp do SCIC kiểm soát sẽ lên tới khoảng 1000 với mục tiêu dài hạn là chỉ còn kiểm soát khoảng 100- 200 doanh nghiệp chiến lược, kể cả các doanh nghiệp trong các lĩnh vực hàng không, ngân hàng và bảo hiểm.

    Ông Trần Đắc Sinh, Giám đốc Trung tâm Giao dịch chứng khoán Thành phố HCM gần đây nói rằng mục tiêu của Chính phủ Việt Nam là tăng giá trị thị trường chứng khoán từ 6% GDP hiện nay lên khoảng 20 - 30%. Để khuyến khích thêm các công ty tư nhân niêm yết trên thị trường chứng khoán, năm ngoái Chính phủ Việt Nam đã tuyên bố giảm 50% thuế công ty cho các công ty mới niêm yết trên thị trường chứng khoán.

    Ít nhất sẽ có thêm 22 công ty đưa cổ phiếu ra bán trên thị trường chứng khoán trong 4 tháng tới, đưa tổng giá trị thị trường lên khoảng 10% GDP vào cuối năm nay. Một số nhà phân tích dự báo nếu Chính phủ thực hiện được toàn bộ các kế hoạch tư nhân hóa đầy tham vọng đã đề ra, tổng giá trị thị trường sẽ lên tới 24 tỷ USD trong 4 năm tới.

    Spencer White, nhà chiến lược của công ty Merrill Lynch ở Hồng Công nhận định: ?oChúng ta sắp được chứng kiến một quá trình cải tạo rất quan trọng của thị trường chứng khoán Việt Nam trong 2 - 3 năm tới, kể cả về chiều sâu lẫn chiều rộng, cả thị trường giao dịch tại quầy lẫn quá trình tư nhân hóa?.

    Làn sóng niêm yết mới sẽ thúc đẩy thêm các hoạt động M & A trong các công ty nước ngoài cũng như các công ty địa phương. Việc mở một liên doanh giữa công ty SABMiller của Nam Phi với công ty sữa hàng đầu Vinamilk của Việt Nam trong tháng trước, trong đó công ty SABMiller cung cấp công nghệ còn Vinamilk chịu trách nhiệm về thị trường, đã làm tăng hy vọng sẽ có thêm nhiều liên doanh giữa các công ty trong nước và công ty nước ngoài xuất hiện. Năm ngoái công ty Đài Loan Ta Ya Electric Wire and Cable đã niêm yết cổ phiếu một chi nhánh của nó ở Việt Nam để giao dịch và kiếm vốn tiền địa phương.

    Khu vực ngân hàng cũng đã xuất hiện nhiều hoạt động M & A. Các ngân hàng ANZ, HSBC và Standard Chartered đã mua được cổ phần của các ngân hàng địa phương trong những năm gần đây mặc dù tỷ lệ cổ phần của họ chỉ giới hạn ở mức 10%. Nghe nói Citigroup đang chuẩn bị mua cổ phần trong cả Ngân hàng Quân đội. Do những hạn chế về sở hữu cổ phần của nước ngoài trong các doanh nghiệp địa phương được nới lỏng, HSBC đang hy vọng tăng gấp đôi cổ phần của họ trong ngân hàng Techcombank lên 20%.

    Về mặt hạn chế, báo trên cho rằng ở Việt Nam, các hoạt động sáp nhập với các công ty nước ngoài vẫn đang trong thời kỳ phôi thai. Cho đến nay, hình thức M & A phổ thông nhất của người nước ngoài ở Việt Nam là vẫn thông qua phương thức chuyển giao vốn pháp định. Tuy nhiên các vụ liên doanh gần đây giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài trong lĩnh vực siêu thị và các cuộc thương lượng đang diễn ra trong các lĩnh vực kinh doanh khác cho thấy các hoạt động M & A vẫn không ngừng tăng lên.

    Trở ngại lớn nhất hiện nay đối với các hoạt động M & A là những hạn chế về pháp luật, quy định, kể cả các chính sách cấp phép, đầu tư nước ngoài và đánh thuế. Sở hữu cổ phần của người nước ngoài hiện chỉ giới hạn ở mức 49% trong các doanh nghiệp đã niêm yết và 30% trong các doanh nghiệp chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán. Trong khi, việc xét duyệt các dự án đầu tư nước ngoài do các quan chức chính phủ xử lý trên cơ sở từng dự án đang làm thất vọng nhiều nhà đầu tư nước ngoài.

    Chính phủ hy vọng sớm khai trương mạng internet hỗ trợ cho giao dịch chứng khoán để thu hút thêm nhiều công ty địa phương và nước ngoài vào tham gia thị trường. Động lực chính cho các hoạt động M & A là nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao của Việt Nam, đạt trung bình 7,5% trong thời gian 2001 - 2005, và có thể lên hơn 8% năm nay, thậm chí có tiềm năng vượt TQ, nước có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất châu á hiện nay.

    Mặc dù một số nhà phân tích còn lo ngại nguy cơ thị trường chứng khoán sụt giảm mạnh trong thời gian tới do hoạt động đầu cơ quá mức, về chất lượng quản lý yếu kém của nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhưng giới đầu tư nước ngoài cho đến nay không hề nản lòng.

    Họ, năm ngoái đã đóng góp 20% cho mức tăng 145% của thị trường chứng khoán Việt Nam, nay vẫn sẵn sàng tham gia vào ?ocâu chuyện phát triển lớn tiếp theo của châu á?. Số tài khoản kinh doanh địa phương đã tăng gấp gần 4 lần từ 32.000 lên khoảng 120.000 năm ngoái trong khi số công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán trong 6 tháng qua đã tăng hơn hai lần lên 107 công ty.

    Chính phủ Việt Nam đã có sẵn trong tay những kế hoạch thay đổi quan trọng về quản lý nhằm làm giảm bớt những lo ngại của các nhà đầu tư và đáp ứng yêu cầu của WTO. Luật chứng khoán mới ban hành đầu năm nay đang nhằm tiến tới xác lập các tiêu chuẩn mới cho việc quản lý và công khai hoạt động tài chính của công ty. Các nhà quản lý thị trường cũng đang tiến tới áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế về báo cáo tài chính quốc tế và giám sát tất cả các doanh nghiệp nhà nước

Chia sẻ trang này