Thị trường CK VN sốt thứ 2 sau Zimbabwe - Đất nước của các triệu phú ko tiền

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vhlong, 12/05/2006.

2677 người đang online, trong đó có 64 thành viên. 02:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1005 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. vhlong

    vhlong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Đã được thích:
    0
    Thị trường CK VN sốt thứ 2 sau Zimbabwe - Đất nước của các triệu phú ko tiền

    Anh em đọc cái này để biết Thị trường nước ta đứng thứ 2 thì QUÁ LÀ HOÀNH TRÁNG:

    http://vnexpress.net/Vietnam/The%2Dgioi/Cuoc%2Dsong%2Ddo%2Dday/2006/05/3B9E9AD5/

    Đất nước của các triệu phú không tiền


    Với chiếc sơ mi rách và quần tả tơi được giữ bằng một sợi dây, Barons Chikamba trông chẳng có vẻ gì là một triệu phú. Cuộc sống của anh là chuỗi ngày vật lộn dù số tiền thu của hành khách trên chiếc ôtô cà tàng nghe to phát khiếp.

    Mức giá thấp nhất cho một cuốc xe ngắn ở Harare là hơn một triệu đô la Zimbabwe (Z$). Nghe có vẻ khó tin, nhưng ở đất nước mà tỷ lệ lạm phát là gần 1000% này, số tiền đó chưa đầy 11 USD.

    Những vị khách đến sân bay hiện đại và đẹp đẽ của Harare nhanh chóng trở thành triệu phú sau khi đổi 10 USD bởi tỷ giá chính thức là 101.000 Z$ ăn 1 USD.

    Tỷ giá tại chợ đen cao gần gấp đôi như vậy. ?oVâng, tôi là một triệu phú, một triệu phú mà không đủ tiền mua bất cứ thứ gì?, Chikamba nói. ?oTất cả mọi người dân Zimbabwe ngày nay đều là triệu phú. Đất nước của chúng tôi là một đất nước của những triệu phú, nhưng chả đi đến đâu cả và chúng tôi chẳng có gì".

    Chikamba lặng lẽ cười trước lời đùa vui của mình nhưng đối với anh và hàng triệu người như anh, tình trạng siêu lạm phát này không phải là chuyện đùa.

    Tuần trước, giỏ hàng hóa gồm những thứ tối cần thiết cho một gia đình thu nhập thấp cần để tồn tại tăng vọt lên 42 triệu Z$ một tháng trong khi 60% dân số nước này thất nghiệp và người lao động kiếm được trung bình mỗi tháng khoảng 4 triệu Z$.

    Nếu dùng đồng tiền có mệnh giá lớn nhất là 50.000 Z$ để trả cước một chuyến taxi, bạn cần thời gian dài bằng chính chuyến taxi đó để đếm tiền trả anh tài xế.

    Tờ bạc đó cũng chẳng là gì khi so với việc ăn một bữa ở ngoài. Một suất gà rán và khoai tây chiên có giá 1,8 triệu Z$. Một bữa cari với vài người bạn trong nhà hàng Ấn Độ lên tới 13,6 triệu Z$.

    Khi hoá đơn được mang ra, mọi người như đang ngồi bên những máy đánh bạc tại Las Vegas với một đống tiền lớn trên bàn. ?oBạn phải đợi thêm đến nửa tiếng nữa để chờ người thu ngân đếm số tiền bạn vừa trả cho họ?, một thương gia cho biết. ?oTôi đi đóng thuế cho một trạm thu thuế địa phương và họ phải mất 1 giờ đồng hồ để đếm hết số tiền 41 triệu Z$ mà tôi nộp. Thật điên rồ?, ông nói.

    Điều đó giải thích tại sao mặt hàng sốt nhất tại Zimbabwe hiện nay là máy đếm tiền. Các tờ báo do nhà nước quản lý dày đặc những mẩu quảng cáo máy đếm tiền được sản xuất tại Nhật Bản và Singapore. Chúng có giá từ 345 triệu đến 1,2 tỷ Z$. Một thương gia cho biết ông không còn sử dụng máy tính cầm tay nữa đơn giản bởi vì chúng không có đủ số 0.

    Đồng tiền có mệnh giá nhỏ nhất của Zimbabwe là 500 Z$. Tờ bạc đó chẳng là gì bởi giá một cuộc giấy vệ sinh đã là 150 000 Z$ và đó là nguyên do của câu đùa về chế độ của Tổng thống Robert Mugabe.

    Các siêu thị mỗi ngày lại công bố giá cả mới. Những món hàng như những túi đường hoặc gạo có hàng lớp lớp giấy ghi giá, cái nọ đè lên cái kia. Bóc từng lớp một và bạn sẽ biết giá cả tăng như thế nào, có thể trung bình là 80% trong một tuần.

    Tại các cửa hàng, người ta đứng xếp hàng và mỗi tay một túi xách, một tay là túi tiền và tay kia là một nắm thực phẩm. Tại một trong những quán nước đông người nước ngoài tụ tập nhất, một người đàn ông da trắng trước vào và đặt một hòn gạch lên bàn. Ông ta vừa mua 15 viên để sửa nhà và số tiền gạch là 300.000 Z$. ?oNgôi nhà chết tiệt đó chỉ mất 200.000 vào năm 1990 và còn có cả bể bơi và sân tennis", ông ta hét lên.

    Cuộc khủng hoảng của Zimbabwe đã vượt quá sự chia rẽ về sắc tộc tại nước này từ lâu, và lời nói của người đàn ông kia làm dấy lên những lời so sánh của một đám đông những người đủ sắc tộc trong quán. Một người đàn ông cho biết một chiếc ắc quy mới cho ôtô của ông hết 200.000 Z$, hơn cả giá trị chiếc ôtô khi ông mua nó vào cuối những năm 1990.

    Xoa xoa râu cằm, một nhân viên khách sạn người châu Á cho biết anh không đủ tiền mua dao cạo vì một gói 3 chiếc tốn đến 15 triệu Z$. ?oKệ nó chứ, tôi không cạo râu đâu. Còn ai thèm quan tâm nữa??, anh ta nhún vai nói.

Chia sẻ trang này