Thị trường sớm muộn cũng sẽ tèo thôi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kuas, 11/03/2008.

3685 người đang online, trong đó có 411 thành viên. 17:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3448 lượt đọc và 27 bài trả lời
  1. kuas

    kuas Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Đã được thích:
    13
    Thị trường sớm muộn cũng sẽ tèo thôi

    http://www.imf.org/external/pubs/ft/survey/so/2008/CAR03708A.htm
    Báo chí VN đãcó đưa tin nhưng không hết,chỉ đưa mỗi phần nhận định vớt vát. Bác nào có thời gian và quan tâm,đọc bài viết kể trên sẽ thấy thị trường sớm muộn cũng tèo thôi. Hy vọng chính phủ sẽ có những "thay máu" mang tính cách mạng trong điều hành và trong .... (đéch dám nói vì sợ bị xoá hehe).Chúc các báo tèo rồi tìm được chỗ khác để kiếm tiền.
  2. vo_thuong_81

    vo_thuong_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Đã được thích:
    2
    Vớ vẩn. Sao không phát biểu như thế vào mấy phiên tăng kịch trần vừa rồi ấy?

    Chỉ giỏi nói vuốt đuôi. Phát biểu nhăng cuội ko có cơ sở lý luận gì cả

    Mod đâu? Xoá bài này ngay đi thôi
  3. Manh_Hung

    Manh_Hung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2002
    Đã được thích:
    0
    Chẳng phải sắp đâu mà đang tèo rồi đấy !
  4. anh_dau_chi_dep_trai

    anh_dau_chi_dep_trai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2003
    Đã được thích:
    20
    Thị trường giảm hôm này là một tín hiệu rất tốt, mai nên mua vào đầu giờ. Ai cũng biết hôm nay sẽ điều chính, nếu scic nhảy vào hôm nay thì sẽ làm cho diễn biến những phiên tiếp theo rất khó lường...GIẢM HÔM NAY LÀ BỀN VỮNG HƠN CHO THỊ TRƯỜNG. Chúc mừng ai đã lên tàu hôm nay.
  5. Kyjuto

    Kyjuto Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Bác nói phét.

    Em đang giữ cổ, em đang lỗ. Nhưng diễn biến hôm nay chứng tỏ thị trường khó đỡ dậy ngay được mà loanh quanh ở đáy 600 lâu đấy. Lên tàu hôm nay cố gắng xuống tàu ngày mai và đừng quên hành lý
  6. ke-doc-hanh

    ke-doc-hanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/08/2002
    Đã được thích:
    0
    ACE nắm cổ cánh đừng mơ mộng hão nữa, camorun bỏ mịa. Chênh vênh ở 600 rồi tin xấu thì toạch....phi mịa về 500. Đừng nghe mấy thằng nhợn chiên za chứng khoán, nhà báo kinh tế tài chính lá cải nhé.
    Đường về quê mịa còn chênh vênh lắm các pak ạ....ối bác chẳng giữ nổi thân mình.
    Mà tại sao cứ phải đánh bạc như vậy nhỉ.
    *** các chiên za chứng khoán, nhà báo lá cải
  7. ramboo

    ramboo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Đã được thích:
    0
    *** thằng Ba Dũng, Sinh Hùng, Vũ Bằng và các con mịa những thằng ăn theo nữa. Cả lò nó họ Hứa và Thất.
  8. trananh6868

    trananh6868 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/12/2007
    Đã được thích:
    975
    ......
  9. Kyjuto

    Kyjuto Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Em xin bác cái avatar nhé, nó hợp với cái nick Kyjuto của em hơn!!!!
  10. CuChiPheo

    CuChiPheo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Khủng hoảng kinh tế làm Hà Nội lo lắng!

    (Tác giả:Roger Mitton-Xin dịch hầu các bác ra tiếng Việt!)

    HÀ NỘI ?" Đi một nước cờ ngoạn mục, chính phủ cầm quyền cộng sản ở Việt Nam đã bắt hủy bỏ một hội nghị đầu tư có tầm vóc quy mô dự trù khai mạc vào tuần tới.
    Những người tổ chức Diễn đàn Đầu tư Việt Nam của Euromoney, dự trù sẽ bắt đầu hôm thứ Ba tuần tới, nói rằng họ không có sự chọn lựa nào khác hơn ngoài chuyện đồng ý làm theo sự thỉnh cầu của chính phủ là hủy bỏ buổi hội nghị này.
    Ông Paris Shepherd, phó giám đốc đặc trách vùng châu Á-Thái Bình Dương của ban tổ chức cho hay: ?oDo có những quan tâm đến cả hai khía cạnh kinh tế vi mô lẫn vĩ mô, chính phủ Việt Nam đã yêu cầu Euromoney đình chỉ Diễn đàn Đầu tư Việt Nam năm nay lại.?
    Ban tổ chức nói rằng buổi hội nghị này sẽ được dời lại vào tháng Chín năm nay và chuyện hủy bỏ lần này là dấu hiệu mới nhất cho thấy khủng hoảng kinh tế đang xảy ra đã làm chính phủ lúng túng, mà trước đây tuồng như chính phủ đã không nhất quán và thiếu tính quyết định khi phải giải quyết với một số khá lớn những vấn đề có khả năng tác động xấu lên nền kinh tế.
    Kể từ hôm đầu năm, Hà Nội đã bị ảnh hưởng trầm trọng bởi nạn lạm phát phi mã, cùng với cán cân mậu dịch mất cân bằng thê thảm và thị trường chứng khoán trên đà phá sản.
    Tỉ lệ lạm phát 15.67 của Việt Nam là tỉ lệ cao nhất trong vùng Đông Á và ngay cả viên chức chính phủ giờ cũng thừa nhận là sự lạm phát này sẽ còn lên cao nữa trước khi nó được hạ xuống.
    Làm như chừng đó chưa đủ, chính phủ Việt Nam vừa tiết lộ sự mất cân bằng của cán cân mậu dịch giờ tăng lên con số choáng người là 4 tỉ 2 Mỹ kim cho hai tháng đầu của năm 2008 này.
    Sự thâm hụt cho cả năm 2006 là chỉ ở 4 tỉ 8 Mỹ kim, và năm rồi nó bò lên 12 tỉ 4. Các viên chức cấp Bộ giờ cho rằng sự thâm hụt năm nay có thể lên tới 17 tỉ Mỹ kim.
    Theo Thứ trưởng Bộ Kỹ nghệ và Mậu dịch Nguyễn Thanh Biên: ?oCái khoảng cách mậu dịch (giữa xuất và nhập cảng) đã đến một mức độ báo động.?
    Chưa hết, ngoài những điều đáng lo âu trên, là chuyện thị trường chứng khoán Việt Nam trượt dài cũng đã làm khó thêm cho chính phủ Việt Nam.
    Việt Nam giờ đây có thị trường vốn cổ phần tồi tệ nhất vùng Á châu. Chỉ số cổ phiếu chính rớt 583 điểm hôm thứ Tư ngày 5 tháng Ba, và lúc đóng chỉ số chỉ bằng nửa mức 1.170 của tháng Ba năm rồi.
    Đã có những chuyện đau lòng liên quan đến thị trường chứng khoán Việt Nam là một số dân chúng có máu đen đỏ muốn thử thời vận bằng cách mượn tiền mua cổ phiếu và giờ đây không thể trả lại số tiền vay hoặc tìm ra người chịu mua lại cổ phiếu, họ đã phải chịu mất hết vốn liếng cho ngân hàng và mất sạch trắng tay.
    Sự suy sụp của thị trường chứng khoán đã được vớt vát phần nào nhưng đã qúa muộn màng khi hôm thứ Năm tuần rồi, bộ phận đầu tư của chính phủ đã có nỗ lực mua lại một số cổ phiếu địa phương.
    Người dân thì đổ lỗi cho chính phủ và khẳng định rằng chính trong sự theo đuổi một mức độ phát triển cao nhưng đầy hỗn độn, bấp bênh, chính phủ đã không dự đoán cho chính xác cái tác động của Việt Nam khi gia nhập WTO, và cũng không tiên đoán đường dài sự gia tăng thất thường của gía nhiên liệu và sự bộc phát gia tăng hàng nhập cảng.
    Mới hôm đầu năm, chính phủ đã phải tăng mức lương tối thiểu để làm dịu phần nào sự khốn khó cho người công nhân với lợi tức thấp vì gía cả ngày càng đắt đỏ. Nhưng sự tăng lương này không nghĩa lý gì so với mức lạm phát, nên cuối cùng thì người công nhân vốn đã chật vật với đồng lương lại càng chật vật hơn.
    Và như là hậu qủa, đã có một sự bất ổn xảy ra trên toàn quốc. Mới thứ Tư tuần rồi, 10 ngàn công nhân đã đình công ở nhà máy Nike do người Nam Hàn làm chủ nằm gần thành phố Hồ Chí Minh, đòi hỏi tăng lương để cho kịp với sự gia tăng của thời gía. Thêm 5 ngàn công nhân khác đình công ở một công ty của Nhật Bản ở thành phố cảng Hải Phòng trong cùng thời gian.
    Cô giáo Nguyễn Thu Phương cũng bị ảnh hưởng trầm trọng vì chuyện vật gía đắt đỏ này nói: ?oAi cũng hiểu là chính phủ là đầu dây mối nhợ cho chuyện này. Họ tăng lương tối thiểu nhưng thờ ơ không có những biện pháp mạnh để chế tài sự gia tăng gía cả.?
    Giá cả thuê nhà cũng lên tuốt trời xanh và Việt Nam giờ được đánh gía là một nơi có gía nhà cửa, văn phòng cho thuê đắt đỏ đứng hàng thứ năm ở châu Á.
    Trong một nỗ lực quyết liệt để kềm chế sự lạm phát, chính phủ Việt Nam đã ra lệnh cho những ngân hàng địa phương gia tăng tiền lời và hạn chế lượng tiền tệ cung cấp cho thị trường.
    Nhưng sự thiếu hụt đồng tiền Việt Nam lưu hành này đã làm giới thương gia và người ngoại quốc hoảng sợ, ngay cả du khách vì rất khó khăn cho họ để đổi đô-la lấy tiền Việt Nam để tiêu dùng.
    Cái kết luận là khả năng phán đoán của đội ngũ kinh tế nhà nước và ngân hàng trung ương thiếu khả năng tiên đoán những xu hướng lên xuống trong lãnh vực kinh tế và thiếu một khả năng đưa ra những quyết định cấp thời, quyết liệt để chận đứng những vấn đề xảy ra bất ngờ khi cả nước đang tiến về nền kinh tế thị trường.
    Ngay cả ngành thông tin báo chí vốn bị nhà nước kiểm soát cũng đã đưa tin về chuyện thiếu sự phối hợp đồng bộ qúa rõ ràng giữa các ban ngành, các bộ trong chính phủ, và đã có những chỉ trích rằng sự hạn chế cung cấp lượng tiền tệ của ngân hàng trung ương đã không đi kèm với những biện pháp gia giảm sự chi tiêu của chính phủ.
    Thực vậy, nhiều người cho rằng đã có một sự tranh cãi lẫn nhau giữa giới lãnh đạo, giữa hai nhóm người, một bên thì muốn thúc đẩy nền kinh tế tiếp tục phát triển cao, và nhóm kia thì cho rằng chống lạm phát mới chính là ưu tiên hàng đầu và việc trước mắt cần làm.

Chia sẻ trang này