Thị trường trước khả năng phục hồi theo chu kỳ.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi teensexy, 15/12/2008.

7411 người đang online, trong đó có 1089 thành viên. 14:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 347 lượt đọc và 0 bài trả lời
  1. teensexy

    teensexy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Thị trường trước khả năng phục hồi theo chu kỳ.

    Thị trường trước khả năng phục hồi theo chu kỳ
    15/12/2008 - Lao Động

    (LĐ) - Sau gần hai tuần mất điểm liên tục, cả hai sàn CK ngày 12.12 bất chợt đảo chiều trong một diễn biến rất kỳ lạ: Sức mua mạnh lên bất ngờ "đánh" đồng loạt ở nhóm CP "nhạy" với thị trường như tài chính - CK và nhóm CP lớn chi phối VN-Index, HaSTC-Index.



    Ngay lập tức, những CP này chuyển sang trạng thái mất thanh khoản do hết người bán. Một cơ hội cuối cùng của năm 2008 sắp đến trước kỳ nghỉ?

    Cơ hội từ NĐTNN

    Một đặc điểm khác biệt trong giao dịch tuần qua là sự giảm nhiệt bán ra của NĐTNN. Với hai phiên mua ròng giữa tuần, NĐTNN đã chấm dứt chuỗi ngày bán ròng kéo dài từ cuối tháng 9.2008. Hoạt động bán cơ cấu danh mục để tạo dòng tiền mặt cũng như thu hẹp danh mục ủy thác đầu tư tạo nên áp lực bán chính từ khối NĐT này trong thời gian qua. Nhiều tổ chức như Citigroup đã thực hiện bán ra ồ ạt ở rất nhiều mã, hạ tỉ lệ nắm giữ xuống rất thấp. Việc chuyển sang mua ròng rõ ràng là tín hiệu tích cực.

    Trong phiên tăng điểm cuối tuần, NĐTNN lại chuyển sang bán ròng với khối lượng trên sàn HoSE vào khoảng 990.000 CP và trên sàn HaSTC là hơn 230.000 CP. Tuy nhiên, các thống kê cho thấy không có hoạt động bán tập trung vào nhóm blue-chips như trước. NĐTNN bán mạnh nhất sàn HoSE là DPM (220.000 CP), REE (731.000 CP), VIP (461.780 CP) và VFMVF4 (140.540 đơn vị), chiếm tới 84% tổng khối lượng khớp bán của khối này. Ngược lại, cũng xuất hiện việc mua đối ứng mạnh ở những CP lớn khác như DPM, FPT, HPG, PPC, VNM...

    Tính chung tuần qua, nguồn tiền giao dịch của NĐTNN đã đạt mức dương 23,4 tỉ đồng sàn HoSE khớp lệnh và dương 20,5 tỉ giao dịch thỏa thuận, sàn HaSTC đạt dương 4,6 tỉ đồng.

    TTCKVN theo chu kỳ thường có sự khởi sắc vào thời điểm cuối năm báo cáo tài chính, trước kỳ nghỉ lễ Noel và Tết dương lịch. Trong bối cảnh thị trường tài chính thế giới ảm đạm, khó có thể nói quy luật này sẽ lặp lại. Tuy nhiên, áp lực bán giảm đi từ khối NĐTNN cũng là một cơ hội cho NĐTTN nếu muốn đẩy giá lên.

    Đồng thuận đến mức nào?

    Thực tế kể từ đầu tháng 11 đến nay, áp lực bán trên thị trường không lớn, chưa tạo thành những phiên giao dịch xả hàng (wash-out) - một tín hiệu của sự hoảng loạn quanh vùng đáy khi NĐT không chịu nổi mức lỗ quyết định cắt lỗ hàng loạt.

    Nguyên nhân chính vì kỳ vọng có thể bán được giá tốt hơn tại những phiên đảo chiều. Ngoài ra, đa số những phân tích của các CTCK đều chỉ đến một mức hỗ trợ cứng quanh ngưỡng 250 điểm. Điều đó có nghĩa là một khoảng cách không quá xa so với ngưỡng 300 điểm vừa bị phá vỡ. Mức độ chịu đựng của NĐT có thể tốt hơn, không giống như thời kỳ rơi từ mức 900 điểm khi các mức hỗ trợ mới chênh lệch hàng trăm điểm nếu căn cứ vào diễn biến quá khứ trước đợt tăng nóng 2007.

    Điểm qua hơn chục báo cáo phân tích của những CTCK hàng đầu, hầu hết các quan điểm đều tỏ ra thận trọng và nghi ngờ một khả năng phục hồi chắc chắn mà nghiêng về một "đợt sóng" nhỏ trước thời điểm báo cáo tài chính năm. Áp lực bán không cao là một cơ hội cho thị trường đi lên chỉ với một mức cầu vừa phải và thực tế trong quá khứ cũng cho thấy sức mua có thể làm những điều ngược với sự suy đoán và phân tích.

    Tuy nhiên vẫn chưa có những thông tin hỗ trợ đáng kể nào, trừ việc giảm giá xăng và khả năng cắt giảm thêm lãi suất trong tháng 12 này. Vấn đề còn lại là cần một lực mua đủ lớn để chặn đà giảm và đẩy thị trường tiến thêm nhằm kích thích lòng tham của NĐT vẫn do dự đứng ngoài cuộc.

    Dù vậy, lật lại lịch sử của đợt phục hồi tháng 6.2008, các thông tin tiêu cực về rủi ro của hệ thống ngân hàng trong nước, thâm hụt thương mại... vẫn lan tràn nhưng sức mua lớn vẫn có thể đẩy giá tăng một cách khó lý giải với đa số NĐT. Điều đó có lặp lại trong chu kỳ trước kỳ nghỉ lễ?

    Việc thị trường đảo chiều quá nhanh trong phiên cuối tuần qua khiến NĐT có thể đặt dấu hỏi. Điều gì khiến tâm lý thị trường thay đổi nhanh như vậy? Lòng tham của NĐT cầm tiền đã xuất hiện hay mới là tín hiệu từ một số tổ chức?

    Vấn đề là thực lực của nhóm muốn đẩy thị trường lên có đủ mạnh để vượt qua các ngưỡng kháng cự cùng hoạt động đầu cơ ngắn hạn T+3 và sự đồng thuận có đủ lâu để đưa thị trường đi xa hơn, lôi kéo thêm các nguồn tiền khác vẫn còn đang do dự?



    Nam Nguyễn

Chia sẻ trang này