Thị trường từ 25/09 (Bản tin nội bộ số 4)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chungkhoanhanghieu, 23/09/2006.

7448 người đang online, trong đó có 895 thành viên. 16:28 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1398 lượt đọc và 1 bài trả lời
  1. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Thị trường từ 25/09 (Bản tin nội bộ số 4)

    Chào mừng gặo lại các bạn sau gần 2 tuần không lên mạng được. Qua thông tin tiếp xúc với giới đầu tư tài chính và thực tế cho thấy đến 90% thái độ của họ hiện nay vẫn chỉ là thăm dò dù nhà nước có rất nhiều thông tin khả quan. Tại sao vậy? Xin thảo luận cùng các bạn về vấn đề này cụ thể như sau:
    Còn nhiều khoảng trống pháp lý gây rủi ro cho nhà đầu tư
    ?oNhân vật chính? của nền kinh tế thị trường là nhà đầu tư (NĐT) - người bỏ tiền kinh doanh tại doanh nghiệp (DN) - cần được thể chế pháp lý bảo vệ và khuyến khích. Dù đã có nhiều tiến bộ, nhưng hiện môi trường kinh doanh của VN vẫn còn nhiều khoảng trống gây mạo hiểm đối với NĐT...
    Đó là tinh thần của Báo cáo đánh giá tình hình quản trị DN (VN) của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 21-9 tại Hà Nội.
    Báo cáo này căn cứ vào bộ ?oChuẩn mực và nguyên tắc quản trị DN? của OECD (Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế quốc tế với hơn 40 quốc gia phát triển đang là thành viên) để đánh giá tình hình tại VN.
    Ông Behdad Nowroozi, điều phối viên khu vực về quản trị công ty của WB, công bố: trong 32 nguyên tắc (thuộc sáu vấn đề lớn) được đánh giá sẽ chia theo năm mức là: tuân thủ, tuân thủ phần lớn, tuân thủ một phần, cơ bản không tuân thủ và không tuân thủ.
    14 nguyên tắc đạt ?otuân thủ một phần? và 18 nguyên tắc còn lại đạt ?ocơ bản không tuân thủ?. Đó là các nguyên tắc về bảo vệ quyền lợi pháp lý, thông tin, quyết định về hoạt động của công ty và thụ hưởng vật chất... của cổ đông (CĐ), tức NĐT.
    Theo báo cáo, nhiều vụ mua bán nội gián của các quan chức Tổng công ty Hàng không VN vừa qua (như thuê máy bay giá cao hơn nhiều so với giá thị trường, cấp học bổng cho thân nhân quan chức du học nước ngoài; tổng công ty phải hầu tòa trong vụ kiện tại Roma vì lý do lãnh đạo không làm tròn nhiệm vụ...) là những minh chứng cho việc không tuân thủ nguyên tắc quản trị.
    Nguyên tắc của OECD là CĐ được quyền nắm những thông tin quan trọng của công ty và người đưa tin phải được bảo vệ. Nguyên tắc này là: CĐ bao gồm cả nhân viên, cá nhân, đơn vị phải có quyền tự do thể hiện mối quan ngại về những việc làm không hợp pháp hoặc không phù hợp đạo đức với HĐQT. Thế nhưng những sai phạm của VNA kéo dài nhiều năm mà vẫn không bị phát hiện và NĐT ở đây chính là Nhà nước bị thiệt hại.
    Báo cáo cho rằng các quyền của CĐ cũng chưa được coi trọng. Các quyền quan trọng của CĐ như chuyển nhượng cổ phiếu, tiến hành họp CĐ chống giao dịch nội gián (như DN ngoài khơi, công ty ?ogia đình?...) vẫn bị coi nhẹ cả trong hệ thống pháp lý lẫn trên thực tế. Bên cạnh đó, do các chuẩn mực kế toán, kiểm toán chưa hoàn thiện nên các CĐ ở VN chịu nhiều thiệt thòi về quyền hưởng thụ thông tin.
    Cụ thể, yêu cầu báo cáo của các loại hình công ty không thống nhất; báo cáo bằng hệ thống điện tử chưa được chấp nhận; báo cáo của DN thường bị cắt xén, nhất là những thông tin phi tài chính (quan hệ gia đình, các mối làm ăn ngoài DN...).
    Theo báo cáo, lỗ hổng này tồn tại cả trong hệ thống pháp lý qui định về việc công bố các thông tin về xung đột lợi ích (ví dụ sự ?onhạy cảm? của công ty và người nhà ban lãnh đạo công ty) hay mối quan hệ giữa các công ty đầu tư, ngân hàng, nhà môi giới chứng khoán và các cơ quan xếp hạng chứng khoán.
    Về vấn đề này, tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng quyền được đối xử công bằng của CĐ sẽ khó thực hiện bởi VN có nhiều loại CĐ mà thế giới không có như các CĐ ?ovàng? (tức CĐ nhà nước), CĐ ?ochiến lược? (CĐ được biếu cổ phần) và các CĐ ?omua việc? (những cán bộ, nhân viên mua cổ phần thực chất để có việc làm ở công ty)...
    Bên cạnh đó, ở VN chưa hết quan niệm ?onhân vật đứng đầu? trong mỗi tổ chức, từ đó dẫn đến tình trạng giám đốc hay kế toán trưởng có quá nhiều quyền hạn là điều khó tránh
    ?oVai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước thể hiện không chỉ ở tỉ trọng vốn nhà nước nắm giữ mà chủ yếu cần thể hiện ở hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả kinh doanh, ở vai trò định hướng, ổn định kinh tế vĩ mô? - quan điểm này đã được nhấn mạnh trong báo cáo kết quả giám sát việc thực hiện cổ phần hóa DN nhà nước được Ủy ban Thường vụ QH trình QH trong kỳ họp cuối năm nay.
    ?oSau khi CPH, khoảng 81,5% giám đốc, 78% chức danh phó giám đốc và kế toán trưởng không có sự thay đổi? - đây là vấn đề đã được trưởng đoàn giám sát, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và ngân sách của Quốc hội (QH) Nguyễn Đức Kiên đặt ra khi cùng Ủy ban Thường vụ QH thảo luận về kết quả giám sát tại phiên họp ngày 21-9 trước khi bản báo cáo được trình ra QH.
    Nhà nước ?oép? cổ đông thiểu số
    Cùng với sự đổi mới, sắp xếp DN nhà nước ?onửa vời? như vậy, vai trò giám sát của cổ đông thiểu số, theo phân tích, cũng bị hạn chế. ?oVới việc mua cổ phần DN mà Nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối, các cổ đông bên ngoài thật ra chỉ có quyền nhận cổ tức, các quyền khác khó có thể được thực hiện đầy đủ bởi cổ đông nhà nước, với số cổ phần nắm giữ lớn hơn tất cả các cổ đông khác cộng lại, hầu như có toàn quyền định đoạt mọi vấn đề trong đại hội cổ đông và HĐQT? - ông Nguyễn Đức Kiên nói.
    Cũng theo ông Kiên, có ý kiến cho rằng khi bán cổ phần lần đầu, việc Nhà nước giữ cổ phần chi phối là cần thiết, là bước quá độ để DN cổ phần hoạt động ổn định, sau đó giảm dần tỉ lệ vốn nhà nước hoặc có thể bán hết cổ phần. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có qui định, hướng dẫn rõ ràng nên việc bán tiếp cổ phần nhà nước trong DN hoàn toàn phụ thuộc vào quan điểm của đại diện chủ sở hữu. Cũng vì vậy, yêu cầu về việc xác định rõ tiêu chí của những DN nhà nước nắm cổ phần chi phối đã được đoàn giám sát đưa ra trong kiến nghị về các giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến trình CPH và nâng cao hiệu quả hoạt động của các DN CPH. ?oĐối với khối DN công ích, DN thuộc nhóm quốc phòng, an ninh cũng phải xác định rõ. Ví dụ như DN may, DN cơ khí... có nhất thiết phải để trong khối DN an ninh, quốc phòng không? - Phó chủ tịch QH Nguyễn Văn Yểu bổ sung. Theo ông Yểu, việc may mặc trang phục cho quân đội hoàn toàn có thể chuyển sang dạng đặt hàng các DN ngoài quân đội chứ không cần phải duy trì những DN như vậy trong cơ cấu của quân đội. Theo Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và ngân sách của QH Đặng Văn Thanh, tỉ lệ cổ phần nắm giữ được coi là chi phối hoàn toàn có thể ở mức dưới 50%, thậm chí 30-40%.
    Thứ trưởng Tài chính Trần Văn Tá cũng thừa nhận các quy định hiện hành đối với FII là quá chặt chẽ và xu hướng chung là Việt Nam sẽ phải sửa đổi theo hướng nới lỏng hơn các quy định hiện hành.
    ?oTrên thực tế thì chúng tôi rất muốn đẩy mạnh thu hút FII. Việt Nam đặt mục tiêu thu hút khoảng 140-150 tỷ USD vốn đầu tư trong giai đoạn 2006-2010 và FII chỉ dừng ở mức chưa đầy hai tỷ USD như hiện nay là chưa tương xứng. Chúng tôi xác định sửa đổi chính sách là nhu cầu rất cấp thiết hiện nay?, ông Tá nói.Như vậy, việc xem xét để mở room cho nhà đầu tư bên ngoài sở hữu hay nói đúng hơn là giảm tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà nước trong công ty cổ phần có sở hữu nhà nước đang chính thức được Quốc hội bàn luận và có khả năng sẽ sớm trở thành hiện thực trong năm nay, chậm nhất là đầu năm 2007. Vì thế, dễ dàng nhận thấy động thái trong thời gian gần đây là những giao dịch thoả thuận số lượng lớn cổ phiếu tăng đột biến, liên tiếp của chính các thành viên chủ chốt các công ty niêm yết, vừa để né một số luật điều chỉnh sắp tới nhắm vào đối tượng này, vừa để sang tay trung gian đón quyết định mở room của chính phủ VN.

    Tóm lại, thị trường CK VN hiện nay dù có nhiều thông tin đáng chú ý thu hút các nhà đầu tư lớn song VNINDEX vẫn nhấp nhổm là phải thôi vì nó chỉ thực sự sôi động khi có áp dụng luật điều chỉnh đảm bảo quyền lợi của các nhà đầu tư bên ngoài. Tính thanh khoản của thị trường hiện vẫn thực sự chưa cao. Dự kiến khá chắc chắn về tình hình nhấp nhổm của thị trường như hiện nay sẽ còn tiếp tục diễn ra (chủ yếu là những ngày tăng) cho đến tận khi có thông báo chính thức mở room của nhà nước trong khoảng VNINDEX từ 510 đến 530 và sau đó thì UP! sẽ là đợt sóng thần lớnchưa từng có trên thị trường CK Việt nam. Bạn nào có thông tin sớm nhất về vấn đề này xin cùng chia sẻ.
  2. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Các bạn ơi, tiếng sấm đầu tiên bắt đầu rồi. Biển đã bắt đầu động. Có lẽ sóng thần sẽ đến sớm hơn. Thời cơ đến, ai có gì dùng nấy. Thành công, thành công, đại thành công. Hãy nhớ lấy lời tôi.

    Thêm 100 triệu USD cho TTCK
    (Theo ĐT) Korea Investment Trust Management Co. Ltd. (KITMC), công ty quản lý quỹ đầu tư lớn nhất của Hàn Quốc, vừa chính thức mở văn phòng đại diện tại TP.HCM và công bố kế hoạch đầu tư vào thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam.
    Ông Kim Seung Whan, Trưởng đại diện của KITMC, cho biết, trước mắt KITMC sẽ quản lý hai quỹ đầu tư có tổng quy mô vốn 100 triệu USD, bao gồm KITMC Vietnam Growth Fund (25 triệu USD) và KITMC Worldwide Vietnam Fund (75 triệu USD). Đây là các quỹ đầu tiên của Hàn Quốc đầu tư vào TTCK Việt Nam, trong đó phần lớn vốn do các nhà đầu tư Hàn Quốc đóng góp.

    Kế hoạch của KITMC là sẽ đầu tư vốn dài hạn vào các doanh nghiệp tiềm năng của Việt Nam, trong đó tập trung phần lớn vào các công ty niêm yết trên TTCK và các doanh nghiệp có triển vọng niêm yết





    Được chungkhoanhanghieu sửa chữa / chuyển vào 21:01 ngày 27/09/2006

Chia sẻ trang này